fbpx

Năng lực bình thường, không tiền tài, gia thế, Harvard Business Review chỉ ra 5 yếu tố giúp Jack Ma thành công

Những người có năng suất làm việc cao với những người có năng suất làm việc trung bình ở các vị trí lãnh đạo cao cấp, 90% sự khác biệt giữa họ không nằm ở các khả năng nhận thức, mà tại các yếu tố thuộc trí tuệ xúc cảm.

Năng lực bình thường, không tiền tài, gia thế, Harvard Business Review chỉ ra 5 yếu tố giúp Jack Ma thành công

“Giữa thành công và EQ (Trí tuệ cảm xúc) luôn có một mối liên hệ tương quan” (Jack Ma). EQ của Jack Ma cũng có thể coi là xuất chúng, tuy nhiên con đường học vấn của ông lại không hể xuất sắc như mọi người tưởng, hoàn cảnh gia đình cũng không khá hơn.

Jack Ma từng nói: “Tôi cũng giống như mọi người, tôi cảm thấy bản thân mình bình thường hơn cả mức bình thường, hoàn cảnh gia đình cũng không có gì là tốt, không tiền, không quyền, nhà cũng không có ai làm quan, ngày hôm nay tôi đạt được những vinh quang như vậy, trong thâm tâm tôi luôn tràn đầy lòng biết ơn”.

Từ đó có thể thấy, nhân tố ánh hưởng đến thành công của Jack Ma không phải là IQ, cũng không phải nhờ hoàn cảnh gia đình hay trình độ giáo dục vậy rốt cuộc là dựa vào cái gì? Đó chính là EQ.

Một phân tích của Harvard Business Review cũng đã cho thấy rằng Trí tuệ xúc cảm càng đóng một vai trò quan trọng đối với các vị trí cao cấp nhất trong công ty, bởi ở các vị trí cao cấp nhất này, mức độ khác biệt về các kỹ năng chuyên môn không còn là điều quan trọng đáng kể nữa.

Nói cách khác, một người được coi là làm việc hiệu quả hễ có chức vụ càng cao, thì các khả năng thuộc trí tuệ xúc cảm càng được thể hiện rõ ra, và chúng chính là nguyên nhân tạo ra khả năng làm việc hiệu quả. So sánh những người có năng suất làm việc cao với những người có năng suất làm việc trung bình ở các vị trí lãnh đạo cao cấp, 90% sự khác biệt giữa họ không nằm ở các khả năng nhận thức, mà tại các yếu tố thuộc trí tuệ xúc cảm.

Trí tuệ cảm xúc được HBR phân tích gồm 5 thành tố gồm:

1. Tự nhận thức (Self-Awareness)

Đây là thành tố đầu tiên của trí thông minh xúc cảm. Tự nhận thức có nghĩa là có sự thấu suốt về cảm xúc, điểm mạnh, điểm yếu, nhu cầu và động lực của bản thân. Những người có khả năng tự nhận thức cao không quá khắt khe cũng không lạc quan mù quáng, mà họ biết thành thật – với bản thân mình và với người khác.

Họ có thể nhận biết cảm xúc sẽquản lý biết tự nhận thức (selfaware) sẽ quản lý khủng hoảng tốt hơn và không cho phép cảm xúc làm mờ phán đoán của họ. Ngoài ra họ không cảm thấy sợ hãi sai lầm mà ngược lại họ chấp nhận sai lầm của mình và từ đó học hỏi rồi tiến lên.

2. Tự điều chỉnh (Self-Regulation)

Năng lực bình thường, không tiền tài, gia thế, Harvard Business Review chỉ ra 5 yếu tố giúp Jack Ma thành công

Cơ chế sinh học thúc đẩy cảm xúc của chúng ta. Tuy không thể chối bỏ sự thật này – nhưng chúng ta có nhiều cách để kiểm soát chúng. Tự điều chỉnh bản thân giống như một cuộc trò chuyện nội tâm diễn ra liên tục, là một thành tố của Trí tuệ xúc cảm giúp mỗi người thoát khỏi những tâm trạng xấu.

Chúng ta thường gặp phải những tình huống tồi tệ nhưng người có khả năng tự điều chỉnh sẽ tìm cách để kiểm soát chúng và thậm chí chuyển đổi chúng sang những trạng thái hữu ích.

Tại sao khả năng tự điều chỉnh quan trọng với những nhà lãnh đạo?

Vì thứ nhất, những người có thể kiểm soát và thúc đẩy cảm xúc thường là người đáng tin cậy, và họ có thể tạo ra một môi trường đáng tin và công bằng. Khi tổ chức ít có sự đấu đá và tranh chấp thì năng suất làm việc sẽ càng tăng. Những người tài sẽ gia nhập tổ chức và gắn bó lâu dài. Sự tự điều chỉnh này cũng có tính lan truyền từ trên xuống dưới, không ai muốn bị coi là người nóng nảy nếu lãnh đạo là một người được biết tới với phong cách điềm tĩnhTứ hai, tự điều chỉnh rất quan trọng vì lý do cạnh tranh. Ai cũng biết rằng môi trường kinh doanh ngày nay đầy rẫy sự mơ hồ và liên tục thay đổi. Các công ty hợp nhất và phân tách thường xuyên. Công nghệ biến đổi với tốc độ chóng mặt.

Những người có khả năng tự điều chỉnh sẽ nhanh chóng thích nghi với tình huống mới. Họ không hoảng loạn, mà có thể phán đoán, tìm kiếm thông tin và lắng nghe những giám đốc cấp cao giải thích tình hình mới. Khi có sáng kiến xảy ra, họ có thể bắt kịp chúng.

3. Động lực (Motivation)

Nếu có một đặc điểm mà hầu hết tất cả các nhà lãnh đạo hiệu quả đều có thì đó chính là động lực. Họ luôn cố gắng để đạt được vượt mức mong đợi – của bản thân và của người khác. Từ khóa ở đây chính là “đạt được”. Có nhiều người được thúc đẩy bởi các yếu tố bên ngoài, chẳng hạn như mức lương cao, một chức danh ấn tượng, hoặc trở thành một phần của một công ty có uy tín. Ngược lại, những người lãnh đạo tiềm năng được thúc đẩy bởi một động lực sâu sắc để đạt được những mục tiêu.

Nếu một người thiết lập một năng suất làm việc cao cho bản thân, thì sẽ làm điều tương tự cho tổ chức khi được giữ vai trò lãnh đạo. Tương tự như vậy, việc có một động lực để vượt qua các mục tiêu có thể được lan tỏa cho cả đội ngũ.Các nhà lãnh đạo có những đặc điểm này thường xây dựng một đội ngũ quản lý xung quanh họ với những đặc điểm giống nhau.

Và tất nhiên, sự lạc quan và cam kết với tổ chức là điều cơ bản để lãnh đạo.

4. Sự thấu cảm (Empathy)

Năng lực bình thường, không tiền tài, gia thế, Harvard Business Review chỉ ra 5 yếu tố giúp Jack Ma thành công

Trong tất cả phạm vi của trí tuệ cảm xúc, sự thấu cảm có lẽ sẽ dễ nhận biết nhất. Trong đời sống, chúng ta có thể gặp những người như vậy ở trong nhà trường hoặc bạn bè, nhưng trong môi trường kinh doanh, chúng ta hiếm khi nghe những lời ca ngợi hay tưởng thưởng vì ai đó có sự thấu cảm.

Dường như từ này không có “tính kinh doanh”, không có chỗ đứng trong thực tế khắc nghiệt của thương trường. Nhưng sự thấu cảm không phải là cái gì đó mơ hồ và ủy mị kiểu “Đừng lo, rồi bạn cũng sẽ ổn thôi”. Đối với một nhà lãnh đạo, sự thấu cảm không có nghĩa là chấp nhận cảm xúc của người khác như là của mình và cố làm hài lòng tất cả mọi người – điều này sẽ là một cơn ác mộng và dường như không thể thực hiện được. Tay vào đó, sự thấu cảm có nghĩa là cân nhắc kỹ lưỡng cảm xúc của các nhân viên – cùng với những yếu tố khác – trong quá trình ra quyết định một cách thông minh.

Toàn cầu hoá là một lý do khác cho tầm quan trọng ngày càng tăng của sự thấu cảm đối với các nhà lãnh đạo. Các cuộc đối thoại xuyên văn hoá có thể dễ dàng dẫn đến các hiểu nhầm và sự thấu cảm là một liều thuốc giải độc. Những người có khả năng này sẽ dễ dàng nhận ra những thông điệp ẩn bên trong ngôn ngữ và họ cũng có một sự hiểu biết sâu sắc về sự tồn tại và tầm quan trọng của sự khác biệt về văn hoá và sắc tộc.

5. Kỹ năng xã hội (Social Skills)

Kỹ năng xã hội không đơn giản là vấn đề thân thiện với người khác. Trong môi trường kinh doanh, đây là khả năng quản lý mối quan hệ với mọi người xung quanh có mục đích như thỏa thuận về một chiến lược tiếp thị mới, hoặc kêu gọi sự ủng hộ cho một sản phẩm mới.

Kỹ năng xã hội sẽ hiệu quả nhất khi người lãnh đạo có được những thành tố còn lại của Trí tuệ cảm xúc gồm: tự nhận thức, tự điều chỉnh, động lực và sự thấu cảm.

Năm thành tố của Trí tuệ xúc cảm trên không còn là những yếu tố mà “có thì tốt, không có cũng không sao”, giờ đây đó như một điều kiện tiên quyết cần-phải-có để nhà lãnh đạo đạt đến tầm vóc mới. Những kĩ năng này đều có thể được gầy dựng nhờ rèn luyện. Quá trình này tất nhiên không dễ nhưng lợi ích to lớn chúng đem lại cho mỗi cá nhân, tổ chức và xã hội thì rất đáng để nỗ lực.

Nguồn: Trí thức trẻ

Các viết cùng chủ đề