fbpx

Howard Marks: Giữa thế giới cổ phiếu công nghệ “vàng thau lẫn lộn” đầu tư thế nào để thành công

“Toàn bộ cơn cuồng nhiệt quá mức vào cổ phiếu công nghệ, thương mại điện tử và viễn thông bắt nguồn từ các công ty có tiềm năng thay đổi thế giới. Tôi hoàn toàn không nghi ngờ những bước tiến đó đang cách mạng hóa cuộc sống mà chúng ta biết hoặc các công ty đó sẽ rời bỏ thế giới gần như không thể nhận ra từ những gì chỉ cách đây vài năm. Thách thức nằm trong việc tìm ra công ty nào sẽ chiến thắng và công ty nào trong số đó thực sự có giá trị đến này nay…” – Howard Marks

Howard Marks

Hãy nhớ lời nhận xét trước đó của tôi về tất cả bong bóng đều bắt đầu với một chút sự thật? Hạt giống của sự thật trong kịch bản vừa được mô tả nằm trong tiềm năng thực sự của công nghệ. Phân bón đến từ các lý do căn bản kèm theo làm cổ phiếu tăng giá. Sự phát triển quá nhanh đến từ sự tăng giá đang diễn ra và có vẻ như không thể ngăn cản được.

Tất nhiên, toàn bộ cơn cuồng nhiệt quá mức vào cổ phiếu công nghệ, thương mại điện tử và viễn thông bắt nguồn từ các công ty có tiềm năng thay đổi thế giới. Tôi hoàn toàn không nghi ngờ những bước tiến đó đang cách mạng hóa cuộc sống mà chúng ta biết hoặc các công ty đó sẽ rời bỏ thế giới gần như không thể nhận ra từ những gì chỉ cách đây vài năm. Thách thức nằm trong việc tìm ra công ty nào sẽ chiến thắng và công ty nào trong số đó thực sự có giá trị đến này nay…

Để nói tới việc các cổ phiếu công nghệ, internet và viễn thông quá cao và vấn đề sụt giá thì có thể so  sánh ngày hôm nay với việc đứng trước đoàn tàu chở hàng. Tôi cảm thấy tôi nợ bạn một vài điều để nói rằng các cổ phiếu đó được hưởng lợi từ sự bùng nổ với quy mô khổng lồ và phải được đánh giá một cách hoài nghi.

“BUBBLE.COM” – 03/01/2000

Ngay sau khi bản ghi nhớ này được viết vào tháng 01/2000 thì tỷ trọng của các cổ phiếu công nghệ bắt đầu sụp đổ, thậm chí không có bất kỳ một sự kiện đơn lẻ nào có thể là nguyên nhân khiến nó sụp đổ. Đột nhiên điều đó trở nên rõ ràng là giá cổ phiếu đó đã giảm quá nhiều và nó nên được điều chỉnh. Khi xu hướng đầu tư nhất thời trở nên xấu đi, tạp chí Phố Wall thường cho chạy một bảng cho thấy kết quả thua lỗ với cổ phiếu đại diện giảm 90% trở lên. Tuy nhiên, khi bong bóng công nghệ nổ tung thì bảng này cho thấy kết quả thua lỗ vượt quá 99%.

Các chỉ số chứng khoán rộng khắp thị trường đã trải qua sự suy giảm trong ba năm kể từ Đại suy thoái và cổ phiếu công nghệ cũng như cổ phiếu nói chung không còn bất cứ điều gì đặc biệt. Khi chúng ta nhìn lại quá nửa thập kỷ, chúng ta thấy sự phát triển công nghệ được ca tụng đã thay đổi thế giới, các công ty giành chiến thắng có giá trị vô cùng lớn và những thứ như báo giấy và các đĩa CD đã bị ảnh hưởng sâu sắc. Nhưng rõ ràng một cách hiển nhiên là các nhà đầu tư đã cho phép nhận thức chung của bản thân họ bị phá hủy trong thời kỳ bong bóng. Họ đã phớt lờ thực tế là không phải tất cả các công ty đều có thể giành chiến thắng, các công ty ở đó có thể trải qua giai đoạn bị loại bỏ hoặc sáp nhập thông qua cạnh tranh kéo dài, lợi nhuận không đến dễ dàng thông qua các dịch vụ cung cấp miễn phí và các cổ phiếu của các công ty thua lỗ được định giá P/E quá cao (kể từ khi không có thu nhập) chứa đựng sự nguy hiểm lớn.

Lòng tham, sự hứng thú, tính phi lý, tạm gác sự hoài nghi và bỏ qua giá trị khiến nhiều người tốn rất nhiều tiền trong thời kỳ bong bóng công nghệ. Nhân tiện là có rất nhiều nhà đầu tư giá trị xuất sắc, có kỷ luật trông rất ngớ ngẩn trong những năm tháng trước khi bong bóng nổ tung là điều tất nhiên mà cuối cùng nó cũng đã xảy ra.

Howard Marks: Giữa thế giới cổ phiếu công nghệ”vàng thau lẫn lộn” đầu tư thế nào cho đúng?
Lòng tham, sự hứng thú, tính phi lý, tạm gác sự hoài nghi và bỏ qua giá trị khiến nhiều người tốn rất nhiều tiền trong thời kỳ bong bóng công nghệ.

Để tránh mất tiền trong bong bóng công nghệ, điểm mấu chốt nằm ở chỗ là từ chối tham gia khi lòng tham và lỗi lầm của con người là nguyên nhân khiến cho sự tích cực được đánh giá quá cao mà lại bỏ qua tiêu cực. Làm được những điều này là việc không hề dễ dàng và do đó ít người có thể tránh mất tiền.

Tương tự như vậy, điều cần thiết là các nhà đầu tư tránh bán ra và tốt nhất là nên mua vào khi nỗi sợ hãi đã trở nên thái quá trong vụ sụp đổ. (Điều đó nhắc tôi chỉ ra là các bong bóng có khả năng phát sinh bởi chính bản thân họ và không cần phải theo sau các vụ sụp đổ mà trong khi các vụ sụp đổ lại xảy ra trước bong bóng).

Hầu hết mọi người khó có thể cưỡng lại việc mua vào trong thời kỳ bong bóng công nghệ cũng như rất khó cưỡng lại việc bán ra và đồng thời vẫn khó mà mua vào giữa cuộc khủng hoảng tín dụng. Tệ nhất là không mua được trong thị trường tăng giá có nghĩa là bạn trông như một kẻ lạc hậu và nếm mùi chi phí cơ hội. Nhưng trong vụ sụp đổ 2008, sự bất lợi của việc không thể bán ra là sự tổn thất không giới hạn. Trận chiến cuối cùng rất quyết liệt dường như đã thực sự diễn ra.

Cuối cùng là các nhà đầu tư làm gì với sự thôi thúc tâm lý này, sự thôi thúc đã đẩy họ làm những thứ ngu ngốc? Hãy tìm hiểu để thấy họ làm những gì. Đó là bước đầu tiên tiến tới sự can đảm để cưỡng lại những thứ ngu ngốc và đó cũng là thực tế. Các nhà đầu tư tin rằng họ là người miễn nhiễm với sự ảnh hưởng được mô tả trong chương này cũng như liều mạng làm như vậy. Nếu họ ảnh hưởng đến người khác đủ để xê dịch toàn bộ thị trường thì tại sao họ không thể ảnh hưởng đến bạn giống như vậy? Nếu một trường hợp tăng giá mạnh đến mức có thể khiến những người trưởng thành bỏ qua việc định giá cao và từ chối sự bất khả thi của một cỗ máy chuyển động không ngừng thì tại sao nó không có sự ảnh hưởng tương tự đối với bạn? Nếu một câu chuyện đáng sợ về sự tổn thất không giới hạn đủ mạnh để khiến người khác bán với giá rẻ như cho thì điều gì giữ câu chuyện đó không ảnh hưởng tương tự đến bạn?

Tin tôi đi, rất khó để cưỡng lại việc mua đỉnh (và vẫn khó bán ra) khi mọi người khác cũng mua vào, các chuyên gia thì quả quyết, lý do căn bản được chấp nhận rộng rãi, giá cả thì tăng vọt và người chấp nhận rủi ro lớn nhất đang báo cáo lợi nhuận khổng lồ. Cũng khó cưỡng lại việc bán đáy (và rất khó để mua vào) khi sự thật ngược đời là việc nắm giữ hoặc mua vào gây ra rủi ro thua lỗ hoàn toàn.

Giống như nhiều điều khác được mô tả trong cuốn sách này, không có giải pháp nào đơn giản: không có công thức nào sẽ nói cho bạn biết khi nào thị trường vô lý cùng cực, không có công cụ hiệu quả tới mức sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng, không có viên thuốc kỳ diệu nào sẽ bảo vệ bạn trước cảm xúc tiêu cực. Như Charlie Munger nói: “Không có gì được xem là dễ dàng.”

Những vũ khí nào mà bạn có thể tin tưởng để gia tăng vận may của mình? Đây là những vũ khí có ở Oaktree:

  • Một ý thức mạnh mẽ về giá trị nội tại.
  • Giữ vững hành động như bạn nên làm khi giá cả phân kỳ từ giá trị.
  • Đủ sự hiểu biết về các chu kỳ trong quá khứ, ban đầu tăng sự hiểu biết từ việc đọc và nói chuyện với các nhà đầu tư kỳ cựu rồi sau đó là thông qua kinh nghiệm để biết thị trường thái quá cuối cùng bị trừng phạt chứ không được khen thưởng.
  • Một sự hiểu biết thấu đáo về hiệu ứng âm ỉ của tâm lý tới quá trình đầu tư tại thị trường cực đoan.
  • Cam đoan ghi nhớ điều đó khi mọi thứ có vẻ “tốt đến mức khó tin” thì thường không phải là sự thật.
  • Sẵn sàng nhìn nhận cái sai trong khi thị trường chuyển từ định giá sai đến định giá sai hơn nữa (nó sẽ không thay đổi).
  • Hỗ trợ bạn bè và đồng nghiệp cùng chí hướng (và nhận hỗ trợ từ họ). Những điều này không chắc để làm công việc đó, nhưng có thể cho bạn một cơ hội chiến đấu.

Nguồn: Trích sách Điều quan trọng nhất

Có thể bạn quan tâm: Điều quan trọng nhất – Howard Marks

Sự khôn ngoan khác biệt dành cho những nhà đầu tư thông minh

(Cuốn sách huyền thoại Warren Buffett khuyên mọi nhà đầu tư nên đọc)

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề