Để về già không ‘ôm hận’, đừng quên nguyên tắc: Có thể chọn việc mình không đam mê nhưng trả lương xứng đáng!
Giáo sư MBA, Scott Galloway từng nói: “Những người khuyên bạn nên theo đuổi đam mê của mình thì đều đã giàu có rồi”.
Là đối tác tại một công ty đầu tư mạo hiểm, người dành phần lớn sự nghiệp để nghiên cứu và viết về tài chính hành vi, tôi nhận ra rằng càng sớm tuân thủ những quy tắc về tiền bạc dưới đây, bạn sẽ không phải hối tiếc sau này.
1. Nén cái tôi xuống dưới mức thu nhập
Chi tiêu quá nhu cầu cơ bản là kết quả của một cái tôi lớn.
Khi định nghĩ tiết kiệm là khoảng cách giữa cái tôi và thu nhập, bạn sẽ nhận ra lý do tại sao nhiều người có thu nhập ở mức khá nhưng lại có rất ít tiền tiết kiệm. Đây được coi là một cuộc đấu tranh hàng ngày để chống lại bản năng chi tiêu và khoe khoang của bạn bởi nhiều người có xu hướng mua sắm quá mức cần thiết khi bắt chước người khác.
Người thành công về tài chính cá nhân không nhất thiết phải là những người có thu nhập cao. Họ không thực sự quan tâm đến việc người khác nghĩ gì về việc chi tiêu của mình. Đây là kỹ năng tài chính bị đánh giá thấp nhất.
2. Đừng cam kết với mối quan hệ mà người kia không cùng quan điểm về chi tiêu
Cách nhanh nhất để làm hỏng tình hình tài chính của bạn là kết hôn với một người có quan điểm tiêu tiền hoàn toàn khác biệt. Hai người cùng tiêu hoang phí, ở một khía cạnh nhất định, vẫn ổn hơn là một người tiết kiệm và một người vung tay quá trán. Bất đồng về tiền bạc là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ly hôn.
Và ly hôn, rõ ràng cũng khiến bạn tốn thời gian và tiền bạc.
3. Tránh rắc rối từ đầu
Tỷ phú Charlie Munger, phó chủ tịch của tập đoàn Berkshire Hathaway, đã từng nói: “Không ai sống sót sau một cuộc phẫu thuật tim tố hơn một anh chàng không mắc bệnh tim”. Tương tự, không ai thoát khỏi nợ nần nhanh hơn người tránh nợ nần từ đầu.
Hiện nay, có rất ít chương trình được tổ chức để khuyến khích sinh viên tốt nghiệp mà không mắc nợ các khoản vay. Trong khi đó, có hàng loạt chương trình cho sinh viên vay tiền để trang trải học phí và sinh hoạt phí. Một trong những lý do tại sao các chương trình dạy cách làm giàu của người nổi tiếng thu hút nhiều người tham gia là vì rất nhiều người cần giàu lên nhanh chóng trong khi việc cơ bản cần làm là tiết kiệm thì họ lại không thực hiện.
4. Sử dụng các dịch vụ giá phải chăng, hiệu quả cao.
Một vài ví dụ thực tế nhất: Chọn trường phù hợp với khả năng và tình hình tài chính, tận dụng các địa điểm công cộng miễn phí như thư viện.
5. Chọn công việc có thể không phải đam mê của bạn nhưng trả mức lương xứng đáng
Một trong những lời khuyên đáng suy ngẫm của Giáo sư MBA, Scott Galloway dành cho giới trẻ là “Những người khuyên bạn nên theo đuổi đam mê của mình thì đều đã giàu có rồi”.
Khi tài chính chưa vững vàng, một công việc tuy không phải niềm đam mê nhưng đem lại cho bạn thu nhập tốt, có thể được ưu tiên thay thế. Ngược lại, công việc mà bạn đam mê với mức lương thấp sẽ khiến bạn ít nhiều hối hận khi bạn kết hôn và sinh con. Khi đó, những lo âu về cơm áo gạo tiền có thể bóp nghẹt niềm vui bạn có được khi làm việc mình yêu thích.
Nếu muốn làm việc bạn đam mê và vẫn đủ khả năng lo cho cuộc sống, trước tiên, hãy thực hiện những điều đơn giản nhất như tiết kiệm (dù thu nhập cao hay thấp) và chi tiêu có chừng mực.
Nguồn: Cafebiz
Có thể bạn quan tâm:
THIẾT KẾ CUỘC ĐỜI THỊNH VƯỢNG – CẨM NANG XÂY DỰNG MỘT CUỘC ĐỜI ĐÁNG SỐNG