fbpx

Giải mã câu chuyện doanh nghiệp thành công của Starbucks, Slack, Pinterest

Những doanh nghiệp nhanh nhạy và có khả năng chuyển hướng chiến lược sẽ là những doanh nghiệp giành chiến thắng cuối cùng. Nguyên nhân đằng sau câu chuyện thành công của Starbucks, Slack, Pinterest là gì? 

1. Sự đột phá thành công của doanh nghiệp

Các công ty đang thành công trong môi trường kinh doanh hiện nay không chỉ nhận ra rằng các yếu tố đột phá đang đồng thời diễn ra mà còn thích ứng với bối cảnh kinh doanh mới.

Công ty tư vấn Deloitte nhận định, nhiều người thường né tránh sự đột phá. Các từ đồng nghĩa với sự đột phá như sự biến động, gián đoạn hay nhiễu loạn đều mang một hàm nghĩa tiêu cực. Tuy nhiên, trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay, sự đột phá có thể là yếu tố tích cực nếu doanh nghiệp biết cách nắm bắt và tận dụng những cơ hội mà nó mang lại.

Sự đột phá không chỉ được thúc đẩy bởi riêng yếu tố công nghệ, nhân tài hay thay đổi trong hành vi và mong đợi của người tiêu dùng, mà bởi sự tương tác của cả ba nhân tố trên.

Các công ty thực sự đổi mới sáng tạo đang chủ động kết hợp những yếu tố đầu vào này để chuyển đổi mô hình kinh doanh và phát triển nhanh chóng để theo đuổi các cơ hội mới cũng như quản lý nguồn lực hiệu quả hơn.

Giải mã câu chuyện thành công của Starbucks, Slack, Pinterest

2. Chuyển hướng chiến lược thông minh tạo thành công

Đặc biệt, chuyển hướng chiến lược có thể mang lại những kết quả lớn. Terry Stuart, Giám đốc đổi mới sáng tạo của Deloitte Canada nhận định, những doanh nghiệp nhanh nhạy và có khả năng chuyển hướng chiến lược sẽ là người giành chiến thắng cuối cùng.

Slack được thiết kế với mục đích ban đầu là một trò chơi điện tử. Sau đó, nền tảng số này đã thay đổi trở thành ứng dụng nhắn tin và đạt được thành công vượt bậc.

Pinterest ban đầu là một nền tảng để khách hàng tìm hiểu và mua sắm từ các nhà bán lẻ yêu thích trước khi chuyển hướng trở thành một ứng dụng giúp người dùng lưu trữ bộ sưu tập các vật dụng và ý tưởng yêu thích của mình.

Giải mã câu chuyện thành công của Starbucks, Slack, Pinterest

Hay thương hiệu Starbucks nổi tiếng có thể đã không tồn tại nếu như không chuyển trọng tâm kinh doanh từ máy pha cà phê và hạt cà phê sang mở quán cà phê.

Theo Stuart, nhiều doanh nghiệp tư nhân có sẵn lợi thế trong việc tái thiết mô hình kinh doanh. Các doanh nghiệp này thường có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, bộ máy ít quan liêu hơn và có thể trực tiếp tiếp cận lãnh đạo.

Các công ty này cũng không kế thừa nhiều hệ thống hay cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin khác đồng nghĩa với việc phải chịu ít chi phí chìm hơn và gặp ít vấn đề trở ngại cho các ý tưởng mới.

Những doanh nghiệp này duy trì triển vọng dài hạn bởi các cổ đông của họ không đặt ra áp lực về việc đạt được con số dự báo doanh thu hàng quý.

“Các công ty tư nhân có sẵn một vài lợi thế về khả năng ứng biến và tận dụng sự đột phá. Trong phần lớn trường hợp, những ý tưởng phát triển không nhất thiết phải là ý tưởng hoàn toàn mới”, Stuart nhấn mạnh trong Báo cáo đánh giá toàn cầu năm 2019 về thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp tư nhân do Deloitte thực hiện.

Giải mã câu chuyện thành công của Starbucks, Slack, Pinterest

Một ví dụ điển hình là nền tảng Pinduoduo của Trung Quốc do Colin Huang sáng lập. Công ty đầu tiên của Colin Huang kinh doanh hàng điện tử gia dụng và điện thoại di động, nhưng ông nhanh chóng nhận ra nó quá giống các trang thương mại điện tử khác.

Colin Huang nhận ra rằng có thể kết hợp mua sắm trực tuyến với mạng xã hội để tạo ra một ứng dụng mua sắm mà ở đó người dùng sẽ được giảm giá khi mời bạn bè cùng vào mua sắm.

Cuối cùng, Colin Huang nhận ra rằng có thể kết hợp mua sắm trực tuyến với mạng xã hội để tạo ra một ứng dụng mua sắm mà ở đó người dùng sẽ được giảm giá khi mời bạn bè cùng vào mua sắm. Năm 2015, Pinduoduo được thành lập và chỉ hai năm sau đã ghi nhận giá trị hàng hóa hơn 100 tỷ Nhân dân tệ được bán ra. Công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng vào tháng 7 năm 2018, huy động được 1,6 tỷ USD.

Roger Chung, chuyên viên nghiên cứu về công nghệ, truyền thông và viễn thông của Deloitte Thượng Hải giải thích: “Pindoudou bắt nhịp được làn sóng này nhờ ứng dụng công nghệ để giành được lợi thế trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang suy thoái và xu hướng thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng”.

Đó là một ví dụ nổi bật về cách doanh nghiệp tư nhân nhanh chóng khai thác các yếu tố đột phá để phát triển nhảy vọt so với các đối thủ cạnh tranh chỉ sau một thời gian ngắn.

Stuart cho rằng, thực ra không có nhiều khoảnh khắc xuất thần trong thực tế. Những đột phá như điện thoại thông minh được thực hiện suốt nhiều thập kỷ. Nhưng điều quan trọng hơn mà doanh nghiệp nhận thấy chính là quy trình và cách sử dụng con người để khai thác lợi thế và tiếp cận thị trường.

Khác biệt nằm ở cách tiếp cận mà các doanh nghiệp áp dụng để giải quyết các vấn đề nêu trên. Một số doanh nghiệp mở ra các cuộc thi ý tưởng và lập trình, thu hút nhiều người cùng tham gia lập trình máy tính trong nhiều ngày, từ đó tìm ra các nhân tài thế hệ mới.

Một chiến lược phổ biến khác là “game hóa”, tích hợp cơ chế trò chơi vào những thứ đã có như website, ứng dụng doanh nghiệp, cộng đồng trực tuyến để khuyến khích mọi người tham gia và mang tới những hiểu biết mới mẻ.

Ngoài ra còn có những cuộc thi kêu gọi ý tưởng cộng đồng, trong đó các công ty đặt ra thử thách cho các nhà đổi mới sáng tạo bên ngoài để tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề họ đang gặp phải với phần thưởng là tiền mặt.

Stuart nhận định: “Các doanh nghiệp nhỏ hơn chắc chắn sẽ khai thác triệt để rất nhiều ý tưởng đột phá khác nhau.

Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp 

 

Có thể bạn quan tâm: Marketing giỏi phải kiếm được tiền – Cựu CEO Marketing Coca Cola Segio Zyman

Marketing giỏi phải kiếm được tiền

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề