Vì sao nên kết hợp Phân Tích Cơ Bản (FA) và Phân Tích Kỹ Thuật (TA)?
Trên thị trường tài chính luôn tồn tại sự tranh cãi giữa 2 trường phái đầu tư là PHÂN TÍCH CƠ BẢN (FA) và PHÂN TÍCH KỸ THUẬT (TA). Thế nhưng nếu tìm hiểu sâu hơn, ta có thể thấy mặc dù 2 trường phái này tuy khác nhau nhưng thực chất lại bổ trợ cho nhau rất tốt khi được sử dụng kết hợp. Vậy thực sự việc kết hợp 2 trường phái này sẽ đem lại những lợi ích gì?
Kết hợp FA và TA là sự hội tụ dòng tiền của thị trường
Giả sử (lưu ý chỉ là giả sử) trên TT có 2 loại người tham gia: một nửa là dân FA và nửa còn lại là dân TA, nếu một cp xuất hiện tín hiệu mua về mặt kỹ thuật => nó sẽ hấp dẫn dòng tiền của dân TA nhảy vào trading nhưng nếu chỉ có tín hiệu TA mà FA không có gì hấp dẫn thì sẽ không thuyết phục dân FA xuống tiền. Như vậy, cp này chỉ hấp dẫn một nửa dòng tiền đến từ dân TA, còn một nửa dòng tiền của dân FA vẫn nằm ngoài => giảm lực cầu thúc đẩy cp tăng mạnh mẽ
Trường hợp ngược lại, nếu cổ phiếu có FA hấp dẫn trong con mắt của dân FA (ví dụ đang undervalue), họ nhảy vào mua bất chấp chart xấu, thậm chí không nhìn chart (vì nguyên tắc của họ là mua rẻ bán đắt bởi họ dân đầu tư giá trị), nhưng nếu chỉ đơn thuần thỏa mãn FA mà TA không đẹp thì cũng không hấp dẫn được dòng tiền của dân TA nhảy vào, như vậy có nghĩa là cổ phiếu này chưa hấp dẫn được một nửa dòng tiền của dân TA, và những người thuần FA có mua cổ phiếu rẻ vẫn phải ngồi chờ, và có nguy cơ bị chôn vốn.
Vì vậy, cổ phiếu có khả năng tăng giá tốt nhất khi nó thoả mãn cả yếu tố FA lẫn TA, tức là khi đó tự thân cổ phiếu đó tự thuyết phục được dòng tiền của cả dân FA lẫn TA.
Gia tăng xác xuất chiến thắng
Nếu chỉ đơn thuần là TA không thôi, thì Tôi thấy chưa thuyết phục, dù cho 1 cp có thỏa mãn tất tần tật các indicators hay hệ thống của bạn về mặt TA, nhưng nếu không có FA hỗ trợ thì xác xuất chiến thắng sẽ thấp hơn (không có nghĩa là không chiến thắng)
Việc lựa chọn 1 cổ phiếu thỏa mãn cả TA & FA không đảm bảo cp sẽ tăng giá, nhưng nó tăng xác xuất tăng giá hơn là 1 cp chỉ thỏa mãn TA hoặc FA.
Chứng khoán bản chất là trò chơi của xác suất, chứ không phải là khoa học của sự chính xác. Đó mới là cách tiếp cận đúng và tư duy đúng về thị trường, là luôn nhìn chứng khoán như là một trò chơi của xác xuất. Và phân tích sẽ giúp kéo xác xuất thắng cao hơn về phía chúng ta, chứ không phải đương nhiên xác xuất đó phải xảy ra.
Giảm thiểu nguy cơ sập bẫy các cổ phiếu lùa gà, lái lợn
Vì sao những người thuần TA lại thường chọn VN30 để trading, bởi vì đơn giản VN30 là tập hợp các cổ phiếu có thanh khoản lớn, dồi dào, các dữ liệu thị trường có mức tin cậy cao so với các cổ phiếu penny hoặc ít thanh khoản, ngoài ra các cổ phiếu này là những cổ phiếu bluechips nên được nhiều analysts cover vì vậy các thông tin FA phản ánh rất nhanh và nhạy lên giá, giúp cho việc sử dụng TA tăng xác xuất thành công cao hơn. Nhưng quan trọng hơn, là các cổ phiếu VN30 là những doanh nghiệp lớn, làm ăn thật, trụ cột của nền kinh tế, ít trường hợp xào nấu báo cáo tài chính để lùa gà (như ROS) vì vậy dân TA có thể yên tâm sử dụng TA trên các cổ phiếu này.
Nếu là dân F0 lời khuyên là chỉ nên trading trên các cổ phiếu VN30, chỉ khi nào kinh nghiệm và năng lực của các bạn tăng dần theo thời gian, thì hãy mở rông vòng tròn năng lực của bạn sang cổ phiếu midcap hay smallcap.
Điều đó có nghĩa là, bản thân dân thuần TA ý thức rất rõ, rất nhiều cổ phiếu khác làm giá, úp bô, và họ không có khả năng đánh giá FA thì đồng thời cũng bỏ qua các cơ hội tốt ở những cổ phiếu đang lên (rising stars).
Mua khi thỏa mãn FA&TA nhưng bán chỉ theo TA
Như đã nói ở trên, tôi chỉ mua khi cổ phiếu thỏa mãn cả FA lẫn TA. Nhưng nếu cổ phiếu chỉ thỏa mãn FA dù cho cổ phiếu đó có hấp dẫn đến đâu, upside có lớn cỡ nào, nếu không có sự xác nhận của TT về hành động giá/khối lượng thì tôi chỉ để cổ phiếu đó vào watchlist. Điều đó không có nghĩa FA không quan trong, nghiên cứu FA là sự chuẩn bị cần thiết, bản chất đầu cơ là nghiên cứu & chuẩn bị và chờ đợi để khi lâm trận nhà đầu cơ chuyên nghiệp sẽ không rơi vào tình trạng lúng túng, và do dự
Tuy nhiên, vì trong thế giới đầu tư luôn tồn tại các điểm mù (blindspots), cũng như nhận thức sai hoặc chưa đầy đủ của chúng ta về giá trị nội tại cũng như những rủi ro khác của doanh nghiệp hoặc thị trường. Là một Tôi, chúng ta tin vào năng lực phân tích của mình nhưng vẫn tôn trọng thị trường, vì vậy ngay cả những cổ phiếu mà tôi mua vào thỏa mãn FA & TA, khi bán thì tôi luôn luôn bán theo TA nhằm mục đích bảo toàn vốn và tránh những điểm mù mà mình chưa nhìn ra được.
Để tồn tại và sống sót trên TT, trước khi nghĩ tới lợi nhuận, hãy ghi nhớ là TT luôn biết nhiều hơn minh và nó cũng thông minh hơn mình.
Tất nhiên, với mỗi phi vụ đầu cơ, tính chất FA&TA khác nhau, với những cổ phiếu phù hợp với cách đánh của mình, rơi vào các mẫu hình FA & TA mà mình đang tìm kiếm thì mức stoploss có thể kéo từ 7% xuống 10% để gia tăng sức chịu đựng rủi ro (volatility), nếu cổ phiếu đó quá hấp dẫn, upside lớn. Nhưng nguyên tắc vẫn là 10% là điểm stoploss cuối cùng mà mình đặt cược cho phi vụ đó và không có ngoại lệ
P/s: Đây chỉ là suy nghĩ của tôi còn bản thân những người thuần TA 100% họ tin rằng mọi thông tin đều đã phản ánh vào giá nên ngay cả khi dân FA chưa nhìn ra vì sao cổ phiếu lại tăng giá mà nếu có dòng tiền thì dân TA vẫn follow, vì họ tin rằng cổ phiếu không tự nhiên xuất hiện tín hiệu mua hoặc bán mà tất cả đều có bằng tay hữu hình (những người này đang biết một điều gì đó).
Còn dân đầu tư giá trị thuần FA 100% thì họ tin vào doanh nghiệp chứ không tin vào chart nên họ mua theo phân tích và định giá của riêng họ, chứ không phải vì có tín hiệu họ mới mua.
Mỗi người một trường phái, một niềm tin khác nhau, miễn là nó phù hợp với bạn, riêng tôi thì luôn kết hợp FA và TA khi mua, và chỉ sử dụng TA khi bán.
Nguồn: NhadaucoSpeculator
Có thể bạn quan tâm
Bộ sách Làm Giàu Từ Chứng Khoán (phiên bản mới) + Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM
(Kết hợp Phân tích cơ bản (FA) và Phân tích kỹ thuật (TA) để tìm kiếm Siêu cổ phiếu)