fbpx

Kinh tế Việt Nam dần đạt những bước tiến như kế hoạch đề ra

Tóm tắt

– Tăng trưởng GDP trong tầm mục tiêu, với tăng trưởng năng suất lao động cao hơn dự kiến.

– GDP bình quân trên đầu người thì khó đạt được. 

– Chỉ số sản xuất PMI (Purchasing Managers’ Index) có dấu hiệu trên đà tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp.

Chỉ tiêu trong nhiệm kì 5 năm đã hoàn thành một nửa chặn đường, một số mục tiêu do chính phủ đề ra vào đầu năm 2016 có khả năng sẽ đạt được vào năm 2020 nhờ hiệu quả kinh tế vững chắc 20 năm vừa qua. Đặc biệt triển vọng là vươn tới mục tiêu tăng trưởng GDP và năng suất lao động. Tuy nhiên, vẫn còn một số lĩnh vực bị thổi phồng như GDP trên đầu người. Bài viết dưới đây sẽ phân tích triển vọng kinh tế đối với những mục tiêu nhiệm kì 5 năm.

Tăng trưởng GDP như kỳ vọng

Mục tiêu hàng đầu của chính phủ xoay quanh tăng trưởng GDP và xu hướng cho thấy đầy triển vọng. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu nâng mức GDP trung bình từ 6,5% đến 7,0% trong giai đoạn 2016-2020. Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2017 với mức tăng trưởng 6,8%, và dữ liệu chính thức báo hiệu tăng trưởng sản lượng hàng năm đạt 7,4% trong quý đầu năm 2018. IHS Markit vừa dự báo tăng trưởng tổng thể của năm đạt 6,7%, từ đó cho thấy mục tiêu tổng thể nằm trong tầm tay.

Nhìn chung, GDP được thúc đẩy nhờ hiệu suất mạnh của ngành công nghiệp đem lại, theo xu hướng báo hiệu bởi chỉ số sản xuất PMI của Nikkei, do IHS Markit biên soạn. Dữ liệu PMI cho thấy dấu hiệu tăng lên trong sản lượng sản xuất tổng thể trừ một tháng trong giai đoạn một năm rưỡi vừa qua trong quá trình tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững. Các câu trả lời khảo sát cho thấy khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam giúp họ tận dụng lợi thế trong môi trường kinh tế toàn cầu để nắm bắt khối lượng lớn đơn hàng xuất khẩu mới. Trong thực tế, tháng tư chứng kiến ​​sự tăng trưởng của doanh nghiệp ngoại cao nhất trong sáu tháng.

Đồng thời, hiệu quả của nền kinh tế năm 2017 giúp đem thâm hụt ngân sách chính phủ thấp hơn mục tiêu ban đầu trong giai đoạn 5 năm là 4%.

Các mục tiêu khác có thể đạt được là những mục tiêu về năng suất lao động và vốn đầu tư xã hội, với năng suất lao động của người lao động Việt Nam đặc biệt tăng mạnh (xem Phụ lục để biết thêm chi tiết).

GDP trên đầu người nằm dưới mục tiêu

Tuy nhiên, không phải tất cả mục tiêu đề ra đều đạt được. Tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp và dịch vụ vẫn thấp hơn mục tiêu vì nông nghiệp tiếp tục là ngành chủ đạo. Theo đó, tỷ lệ đô thị hóa cũng không tăng kịp tốc độ mong muốn.

Mặc dù tăng trưởng GDP mạnh mẽ, một phần tăng trưởng phản ánh sự gia tăng dân số, và GDP trên đầu người dường như không hoàn thành mục tiêu. Điều đó cho thấy, tốc độ tăng trưởng nhảy vọt trong hai năm vừa qua, với hy vọng mục tiêu vẫn có thể đạt được trong khung thời gian của chính phủ.

Tóm lại, qua một nửa chặng đường 5 năm, nền kinh tế Việt Nam đang đi đúng hướng và ít nhất đáp ứng được một số mục tiêu do chính phủ đề ra trong năm 2016. Với sự cởi mở với thương mại và đầu tư nước ngoài, nền kinh tế Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế toàn cầu hoạt động thế nào trong hai năm rưỡi tới. Do đó, dữ liệu PMI toàn cầu của IHS Markit, bao gồm chỉ số PMI sản xuất của Nikkei Việt Nam, sẽ là chỉ số cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về thị trường này. 

 

Nguồn: Seeking Alpha

Happy Live dịch

Các viết cùng chủ đề