fbpx

Điểm danh 2 kẻ thù mà nhà đầu tư nào cũng đối mặt

Cảm xúc có thể khiến chúng ta xem trọng và coi nhẹ một số yếu tố nhất định, và đôi khi ta đưa ra quyết định mà chẳng cần lý do.

Các nhà giao dịch thành công có nhiều chiến lược đối phó với cảm xúc của họ, nhưng có một điểm chung- họ đều tìm ra cách để tích hợp cảm xúc vào quá trình giao dịch của mình. Một số phủ nhận và kiểm soát chúng bằng kỷ luật thép và cố gắng trở thành những cỗ máy logic, một số tìm phương thức giao dịch loại bỏ cảm xúc khỏi quá trình ra quyết định, và một số đón nhận cảm xúc và thực sự xây dựng quy trình giao dịch của họ xung quanh nó; nhưng trong mọi trường hợp, họ hiểu sự cân bằng cảm xúc của mình và cách kiểm soát nó trong khuôn khổ công việc của họ.

Kẻ thù thứ nhất: Cái tôi

Tất cả chúng ta đều có cái tôi. Mọi người đều thích đúng, thích được coi là thông minh và thích trở thành người chiến thắng. Tất cả chúng ta đều ghét thua cuộc và sai lầm; nhà giao dịch, như một nhóm người, có xu hướng cạnh tranh hơn người bình thường. 

Những đặc điểm tính cách này là một phần của những gì cho phép một nhà giao dịch đối mặt với thị trường hàng ngày – một người không có sự tự tin đặc biệt sẽ không thể hoạt động trong môi trường thị trường. Giống như nhiều thứ khác, cái tôi vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu của các nhà giao dịch. 

Khi nó đi sai đường, mọi thứ trở nên tồi tệ. Cái tôi quá mức có thể khiến các nhà giao dịch chống lại thị trường, hay khiến họ nắm giữ một vị thế thua lỗ đáng kể vì họ tin rằng thị trường đã sai. Không thể kiếm tiền lâu dài nếu chống lại thị trường, vì vậy cái tôi phải bị khuất phục trước thực tế của thị trường.

Một trong những vấn đề lớn là, đối với hầu hết các nhà giao dịch, nhu cầu phải đúng cũng mạnh mẽ như động lực kiếm tiền – nhiều nhà giao dịch cho rằng nỗi đau của việc bị sai còn lớn hơn nỗi đau của việc mất tiền.

Tránh cảm xúc ràng buộc vào các quyết định giao dịch là một kỹ năng chính để giao dịch thành thạo và việc có thể thoát khỏi giao dịch thua lỗ ngay lập tức một cách không cảm xúc là dấu hiệu của một nhà giao dịch bậc thầy.

Adam Grimes cảnh báo: Cảm xúc chính là kẻ thù bên trong

Kẻ thù thứ hai: Hy vọng và sợ hãi

Đối với các nhà giao dịch, nỗi sợ hãi và hy vọng là hai con quái vật song sinh, và cho dù có kinh nghiệm giao dịch như thế nào, chúng ta cũng không thể hoàn toàn chinh phục được chúng. 

Tuy nhiên, những gì chúng ta có thể và phải làm là nhận thức được những điểm yếu của bản thân và phản ứng của chúng ta với những cảm xúc này. Nếu chúng ta có thể theo dõi bản thân về khả năng dễ mắc lỗi, chúng ta thường có thể can thiệp trước khi phản ứng cảm xúc dẫn đến một quyết định sai lầm. 

Sợ hãi – kẻ thù được đoán trước 

Lý do cho sự sợ hãi khá rõ ràng. Đa số các nhà giao dịch đều sợ thua lỗ, mặc dù điều này có thể bắt nguồn từ một sự hiểu lầm. Việc lo lắng hay tập trung vào các khoản lỗ – kết quả bình thường của quá trình giao dịch – là sai lầm, nhưng một sự kiện bất thường hoàn toàn có thể gây ra nguy cơ bị lỗ nặng và không thể kiểm soát.

 Các vụ sụp đổ gần đây cho thấy các thị trường ổn định có thể có những đợt bán tháo chưa từng có; ai có thể nghĩ rằng một cổ phiếu blue-chip lớn có thể giảm 80% trong vài phút?

Hy vọng tưởng chừng như vô hại, nhưng lại rất độc hại

Cũng mạnh mẽ như nỗi sợ hãi, nhiều nhà giao dịch cho rằng hy vọng thực sự còn nguy hiểm hơn. Hy vọng khuyến khích chúng ta chấp nhận liều lĩnh mà đáng ra chúng ta phải từ chối.

 Nó có thể khiến chúng ta nắm giữ các giao dịch thắng lợi rất lâu sau khi tiềm năng tăng lợi nhuận đã không còn; nhiều nhà giao dịch mất rất nhiều lợi nhuận chưa chốt bởi vì họ đang hy vọng sẽ lãi nhiều hơn. 

Nhiều nhà giao dịch cũng không muốn thoát khỏi các giao dịch thua lỗ, ngay cả ở mức cắt lỗ đã xác định trước, bởi vì họ đang hy vọng rằng giao dịch sẽ quay đầu và họ sẽ chỉ lỗ một khoản nhỏ hơn. Xin nhắc lại, một trong những đặc điểm nổi bật của các nhà giao dịch thành công là khả năng cắt lỗ mà gần như không có cảm xúc gì.

Giải pháp để hóa giải kẻ thù đến từ Adam Grimes

Đối với mỗi giao dịch bạn tham gia, ngay lập tức tin rằng bạn đã sai. Đây là giả định cơ bản của bạn, và nếu bạn tìm được bằng chứng chống lại (tức là bạn đúng), hãy tỏ ra ngạc nhiên một cách thích thú.

Hãy nghĩ rằng “Tôi đã mua nó và nghĩ rằng nó sẽ tăng giá, nhưng có lẽ tôi đã nhầm”. Không phải đấu tranh, không phải chống lại thực tế của thị trường, và cũng không phải sợ hãi bởi vì bạn đang muốn bị sai mà. Đây là một sự thay đổi nhỏ trong lối tư duy của bạn, nhưng nó có thể tạo ra một sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức và hành vi của bạn.

Trích từ quyển sách “The Art & Science of Technical Analysis – Phân tích Kỹ thuật: Sự kết hợp giữa Khoa học và Nghệ thuật trong đầu tư chứng khoán

Có thể bạn quan tâm

The art an Science of Technical Analysis: Sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật trong ĐTCK

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề