AI LÀ NGƯỜI QUYẾT ĐỊNH GIÁ CẢ TRONG NỀN KINH TẾ?
Bạn có thắc mắc ai là người quyết định hoặc tạo ra giá cả trong nền kinh tế? Giá cao có phải do người bán nói thách hoặc giá thấp có phải là do sản phẩm kém chất lượng?
Kiến thức là một trong những nguồn lực khan hiếm nhất trong tất cả các nguồn lực kinh tế, một hệ thống giá cả sẽ tiết kiệm việc sử dụng nguồn lực này bằng cách buộc những cá nhân có kiến thức nhất định về tình huống của chính họ phải đưa ra mức giá cho các loại hàng hóa và tài nguyên dựa trên kiến thức đó, thay vì dựa trên khả năng ảnh hưởng đến những người khác trong uỷ ban hoạch định, cơ quan lập pháp hoặc cung điện hoàng gia. Mặc dù dân trí thức đề cao sự rõ ràng, nhưng khi đối mặt với những người cần dùng tiền để chứng minh một điều gì đó là đúng, đó không phải là một cách hiệu quả để truyền đạt thông tin chính xác. Điều này buộc họ phải thu thập thông tin chính xác nhất về tình huống của bản thân, chứ không phải là những hiểu biết “nghe có vẻ hợp lý nhất”.
Con người sẽ mắc sai lầm trong bất kỳ loại hình kinh tế nào. Câu hỏi quan trọng ở đây là: Những loại khuyến khích và ràng buộc nào sẽ khiến họ phải sửa chữa lại những sai lầm của chính mình?
Trong nền kinh tế do giá cả điều phối, nếu người sản xuất sử dụng các nguyên liệu có giá trị lớn hơn so với những nơi khác trong nền kinh tế, họ đều sẽ phát hiện ra rằng mức giá mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm đó không thể hoàn lại được chi phí cho những nguyên liệu đó.
Cuối cùng nhà sản xuất buộc phải mua lại các nguồn lực từ những người sử dụng chúng vào các mục đích thay thế, nghĩa là họ phải trả nhiều hơn so với giá trị của nguồn lực này đối với một số người sử dụng cho các mục đích thay thế đó. Hóa ra nếu trong các mục đích sử dụng thay thế, giá trị của những nguồn lực đó không lớn hơn so với giá trị mà nhà sản xuất này gán cho nó, anh ta sẽ mất tiền. Nhà sản xuất sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc ngừng sử dụng những nguyên liệu chuyên dùng để sản xuất sản phẩm đó.
Đối với những người sản xuất quá mù quáng hoặc quá ngoan cố không chịu thay đổi, việc thua lỗ liên tục sẽ buộc doanh nghiệp của họ đi đến bờ vực phá sản, như vậy thì sự lãng phí các nguồn lực của xã hội sẽ dừng lại. Đó là lý do tại sao từ quan điểm của nền kinh tế tổng thể, việc thua lỗ cũng quan trọng như việc đạt được lợi nhuận, mặc dù các doanh nghiệp gần như không quá hài lòng với việc này. Trong nền kinh tế do giá cả điều phối, người ta nhất định phải trả tiền cho nhân viên cùng các khoản nợ, bất kể người quản lý và chủ sở hữu doanh nghiệp có phạm sai lầm hay không. Điều này có nghĩa là nếu các doanh nghiệp tư bản mắc nhiều sai lầm trong một thời gian dài, họ sẽ phải dừng lại hoặc bị buộc phải dừng lại – cho dù nguyên nhân là vì không thể có đủ nguồn lao động và nguồn nguyên liệu mà họ cần hay do phá sản.
Trong nền kinh tế phong kiến hay nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, những người lãnh đạo có thể tiếp tục phạm những sai lầm tương tự như vậy một cách vô thời hạn. Hậu quả mà những người khác phải trả chính là mức sống thấp hơn so với mức sống khi các nguồn lực khan hiếm được sử dụng hợp lý, tiết kiệm và đúng chỗ.
Khi không có những tín hiệu giá cả hấp dẫn và rủi ro thiệt hại tài chính mà giá cả truyền đạt đến các nhà sản xuất, sự kém hiệu quả cùng lãng phí ở Liên Xô có thể tiếp tục xảy ra cho đến khi số lượng tài nguyên lãng phí lớn và rõ ràng đến nỗi thu hút được sự chú ý của các nhà hoạch định Trung ương ở Mát-xcơ-va – những người đang quá bận rộn với hàng ngàn quyết định khác. Điều trớ trêu ở đây là vào thế kỷ XIX, Karl Marx và Friedrich Engels – những người mở đường cho chủ nghĩa xã hội của Liên Xô – đã nhìn thấy trước những vấn đề do nền kinh tế hoạt động theo sự kiểm soát của chính phủ hoặc nền kinh tế có mức giá do chính phủ tùy tiện áp đặt gây nên.
Engels từng chỉ ra rằng sự biến động giá cả “buộc những nhà sản xuất hàng hóa riêng lẻ phải mang về nhà những nguyên vật liệu chính xác với số lượng mà xã hội cần đến hoặc không cần đến”. Nếu không có cơ chế hoạt động này, ông yêu cầu phải biết được cách để “đảm bảo rằng chúng ta có đủ số lượng sản phẩm cần thiết sẽ được sản xuất và không nhiều hơn, rằng chúng ta sẽ không lâm vào tình trạng thiếu ngô và thịt trong khi dư thừa đường củ cải và chết chìm trong khoai tây, rằng chúng ta sẽ không thiếu quần dài trong khi hàng triệu nút quần tràn ngập trên thị trường”. Rõ ràng Marx và Engels hiểu rõ về kinh tế học hơn nhiều so với những người đi theo bước chân họ sau này. Hoặc có lẽ sự thật là Marx và Engels quan tâm đến hiệu quả kinh tế hơn là việc duy trì sự kiểm soát từ trên xuống của chính phủ.
Ngoài ra, một số nhà kinh tế học Liên Xô khác cũng hiểu được vai trò của những biến động giá cả trong việc điều phối bất kỳ loại hình nền kinh tế nào. Trong thời kỳ tồn tại cuối cùng của Liên bang Xô-viết, hai nhà kinh tế là Shmelev và Popov, những người chúng tôi đã nhắc đến ở trên, đã tuyên bố: “Trong thế giới của giá cả, tất cả mọi thứ đều liên kết với nhau, do vậy, một sự thay đổi nhỏ nhất của một yếu tố bất kỳ sẽ lan truyền đến hàng triệu yếu tố khác”. Các nhà kinh tế học Liên Xô này đã đặc biệt nhận thức được vai trò của giá cả, chỉ bằng cách nhìn thấy những tình huống xảy ra khi giá cả không được phép thực hiện vai trò đó. Nhưng các nhà kinh tế này lại không phải là người phụ trách điều hành nền kinh tế Liên Xô. Vai trò đó thuộc về những nhà lãnh đạo của Liên Xô: duy ý chí.
Trích từ sách Basic Economics – Kinh tế học cơ bản, a bờ cờ, kinh tế học nhập môn cho nhà đầu tư
Có thể bạn quan tâm: Basic Economics Kinh tế học cơ bản, a bờ cờ, kinh tế học nhập môn cho nhà đầu tư
“Cuốn sách giúp thay đổi rất nhiều luận điểm còn đang mơ hồ và những lầm tưởng khi nghĩ về kinh tế học”.
ĐẶT SÁCH NGAY