fbpx

Bách khoa toàn thư mẫu hình biểu đồ: Đọc hiểu ngôn ngữ thị trường

Học cách đọc, nhận diện mẫu hình biểu đồ: biểu đồ, và sử dụng chỉ báo sẽ giúp bạn đưa ra quyết định giao dịch sáng suốt hơn. Hãy luôn nhớ rằng: “Thị trường là một bức tranh lớn, và biểu đồ chính là nơi bạn đọc được câu chuyện của nó.”

bach-khoa-toan-thu-mau-hinh-bieu-do-doc-hieu-ngon-ngu-thi-truong-happy-live-1

Phân Tích Kỹ Thuật Là Gì?

Phân tích kỹ thuật, hiểu đơn giản, là việc bạn học cách quan sát và giải mã các biến động giá trên thị trường. Nó không chỉ đơn thuần là việc nhìn vào biểu đồ, mà còn là việc nhận ra mối liên hệ giữa quá khứ và tương lai.

Jesse Livermore, một trong những nhà đầu tư huyền thoại, từng nói: “Không có gì mới trên phố Wall hoặc trong hoạt động đầu cơ cổ phiếu. Điều gì đã diễn ra trong quá khứ sẽ tiếp tục lặp lại một lần nữa và lần nữa. Điều này là vì bản chất con người không bao giờ thay đổi.”

Đừng bao giờ mua các con số, đừng bao giờ mua vì tin vào các câu chuyện, trừ khi được xác nhận bởi hành động giá. Một cổ phiếu có thể trông rất hấp dẫn về mặt cơ bản nhưng vẫn không phù hợp để mua, có nghĩa là cung và cầu chưa thiết lập được con đường ít kháng trở nhất. Một công ty tốt không có nghĩa là cổ phiếu của nó cũng tốt – Mark Minervini

Chính vì thế, phân tích kỹ thuật dựa trên nguyên lý: “Lịch sử thường sẽ lặp lại.” Những gì đã xảy ra trong quá khứ có thể giúp bạn dự đoán các biến động giá trong tương lai.

Biểu Đồ – Ngôn Ngữ Của Giá Cả

bach-khoa-toan-thu-mau-hinh-bieu-do-doc-hieu-ngon-ngu-thi-truong-happy-live-2

Khi nhắc đến phân tích kỹ thuật, điều đầu tiên bạn cần nghĩ đến chính là biểu đồ giá.

Tại sao lại là biểu đồ?

Biểu đồ giá không chỉ phản ánh những con số mà còn kể câu chuyện về sự vận động của cung và cầu trên thị trường, tâm lý của nhà đầu tư, và những biến động lịch sử.

– Cung và cầu: Mỗi điểm trên biểu đồ là kết quả của sự tương tác giữa người mua và người bán. Khi cầu vượt cung, giá tăng; khi cung vượt cầu, giá giảm. Biểu đồ giúp bạn trực quan hóa những thay đổi này một cách dễ dàng.

– Tâm lý thị trường: Mỗi lần giá chạm đỉnh hoặc đáy, bạn sẽ thấy tâm lý lo sợ hoặc tham lam của nhà đầu tư thể hiện rõ rệt qua hành động giá. Những dấu hiệu này là cơ hội để bạn dự đoán các bước đi tiếp theo của thị trường.

– Biến động lịch sử: Những gì xảy ra trong quá khứ có thể lặp lại. Biểu đồ là nơi lưu giữ toàn bộ các sự kiện đã qua, giúp bạn phân tích và nhận diện các xu hướng, mẫu hình, và hành động giá quan trọng.

Trong giao dịch, xu hướng là yếu tố cốt lõi giúp bạn đưa ra các quyết định sáng suốt.

– Xu hướng tăng: Nếu giá đang tạo ra các đỉnh cao hơn (higher highs) và đáy cao hơn (higher lows), đây là tín hiệu cho một xu hướng tăng. Nhà giao dịch thường tìm cơ hội mua khi giá điều chỉnh trong xu hướng này.

– Xu hướng giảm: Ngược lại, khi giá tạo ra các đỉnh thấp hơn (lower highs) và đáy thấp hơn (lower lows), đây là dấu hiệu của xu hướng giảm. Đây là cơ hội để bán hoặc thoát lệnh.

– Xu hướng đi ngang: Trong giai đoạn giá đi ngang, thị trường không có sự thống trị rõ ràng của bên mua hay bên bán. Nhà giao dịch thường chờ đợi giá phá vỡ để xác định xu hướng tiếp theo.

Biểu đồ giúp bạn xác định xu hướng nhanh chóng và trực quan, từ đó tối ưu hóa chiến lược giao dịch của mình. Tuy nhiên, một điều quan trọng bạn cần lưu ý là phân tích biểu đồ mang tính chủ quan cao.

– Cùng một biểu đồ, nhưng mỗi nhà giao dịch có thể nhìn thấy một bức tranh khác nhau.

– Một nhà giao dịch thấy cơ hội mua, trong khi người khác lại thấy tín hiệu bán.

Điều này phụ thuộc vào kinh nghiệm, phong cách giao dịch, và chiến lược của từng cá nhân. Vì vậy, việc không ngừng học hỏi và thực hành là yếu tố quyết định để bạn làm chủ phân tích kỹ thuật.

Thomas N. Bulkowski – Người Kể Chuyện Qua Biểu Đồ

Thomas N. Bulkowski

Khi nói về phân tích kỹ thuật và các mẫu hình biểu đồ, cái tên Thomas N. Bulkowski được xem như một tượng đài. Ông không chỉ là một nhà giao dịch tài năng mà còn là tác giả của công trình nghiên cứu đồ sộ nhất về các mẫu hình biểu đồ trong lịch sử tài chính. Với hơn 150.000 mẫu hình biểu đồ được nghiên cứu và phân tích xuyên suốt hai giai đoạn thị trường (Bò và Gấu), Bulkowski đã đúc kết những phát hiện của mình thành 75 mẫu hình tiêu biểu cùng với 11 bảng dữ liệu thống kê chuyên sâu trong kiệt tác “Bách Khoa Toàn Thư Mẫu Hình Biểu Đồ” (Encyclopedia of Chart Patterns) phiên bản thứ 3. 

Cuốn sách không chỉ cung cấp kiến thức cơ bản mà còn đào sâu vào từng chi tiết của từng mẫu hình, từ tỷ lệ thành công đến cách thị trường phản ứng trong từng điều kiện. Dù phân tích của Bulkowski mang đậm dấu ấn cá nhân, ông đã tạo ra một hệ thống phân tích nhất quán với hàng loạt ví dụ thực tế và số liệu đáng tin cậy. Chính sự kết hợp giữa tính thống kê khoa học và thực tiễn giao dịch đã làm nên giá trị vượt thời gian của cuốn sách này.

Happy Live team biên soạn

Bách khoa toàn thư các mẫu hình biểu đồ – Thomas N. Bulkowski

bach-khoa-toan-thu-cac-loai-mau-hinh-bieu-do-happy-live-7_grande

Tìm hiểu ngay

Các viết cùng chủ đề