fbpx

Bài học “cay đắng” của thiên tài Isaac Newton

Hiếm người thúc đẩy khoa học và tư duy như Isaac Newton từng làm được. Với IQ 190, và năng lực tính toán bằng tay tới số thập phân thứ 55, tầm vóc trí tuệ của ông ở trên cả Charles Darwin và Stephen Hawking. Nhưng dù bộ não ông rất hùng mạnh, nó không giúp ông thoát khỏi cảnh làm nạn nhân cho những bản năng cơ bản nhất của con người, tức là sự tham lam và đố kỵ.

Bài học "cay đắng" của thiên tài Isaac Newton

Vào năm 1720, khi cổ phiếu của South Sea Company bắt đầu tăng và sự cuồng loạn quét qua những đường phố London, Newton rơi vào một tình thế hung hiểm. Ông đã mua và bán cổ phiếu này, kiếm được lợi nhuận 100% trên khoản đầu tư của ông. Nhưng sau đó cổ phiếu South Sea Company tăng tám lần trong không tới sáu tháng, và chúng không ngừng tăng chỉ vì ông quyết định thu lợi nhuận. Không chịu nổi cảm giác nuối tiếc, Newton quay trở lại với cổ phiếu này với gấp ba lần khoản mua ban đầu của ông. Ông quay lại khi các cổ phiếu đang lên gần đỉnh và thay vì kiếm được gấp đôi khoản đầu tư của mình, ông lại gần như mất trắng. Khi bong bóng vỡ, trong không đầy bốn tuần giá đã giảm 75%.

Điều đó khiến Newton nản lòng, và người ta nói ông không thể chịu được việc nghe thấy những từ “South Sea” trong phần còn lại cuộc đời mình. Ông đã nhận được một bài học đắt giá về việc trí thông minh chẳng có ý nghĩa gì khi cố gắng biến tiền bạc thành nhiều tiền bạc hơn. Khi được hỏi về hướng đi của các thị trường, Newton đáp “Tôi có thể tính toán chuyển động của các vật thể bay trên trời, nhưng sự điên rồ của con người thì không”. Isaac Newton thực sự là một trong những người thông minh nhất từng sống trên trái đất, và ngay cả ông cũng không thể cưỡng lại cảnh tượng những người khác làm giàu mà không có ông

Nguồn: “Big Mistakes” | Michael Batnick

Có thể bạn quan tâm: Lạc Quan Tếu – Irrational Exuberance

Nhận diện SIÊU BONG BÓNG

Cơ hội làm giàu từ sự phi lý trí của thị trường chứng khoán

Giải mã từ khóa “lạc quan tếu” trong tâm lý đầu tư

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề