fbpx

Bài học khi thất nghiệp ở tuổi 47: Dù bạn làm gì cũng cần phải có một nghề tay trái kẻo lúc có biến bạn ‘sống dở chết dở’

Sau nhiều lăn lộn vì thất nghiệp, cuối cùng tôi cũng tìm được một công việc mới vào đầu tháng 5 năm nay và trở lại nơi làm việc. Và đây là những kinh nghiệm và bài học mà tôi muốn chia sẻ với các bạn sau khi trải qua những tháng ngày mất phương hướng nhất của cuộc đời.

Năm đó tôi 47 tuổi, vào đợt cuối năm, tôi nằm trong danh sách sa thải của công ty, thất nghiệp một cách “vô cùng thuận lợi”.

Thất nghiệp ở tuổi 47, nghĩ lại vừa xấu hổ vừa tủi thân. Một mặt, trên toàn bộ quảng cáo tuyển dụng về cơ bản đều được nói rõ ràng, tuổi không quá 45, có nghĩa là ở tuổi 47, tôi về cơ bản không có hy vọng được tuyển dụng lại!

Mặc dù bị công ty sa thải, được bồi thường một số tiền lớn, cộng với khoản tiết kiệm của mình, tôi vẫn có một khoản không tệ. Lúc đầu tôi nghĩ rằng khoản tiền đó khá nhiều, nhưng sau khi tính toán cẩn thận, tôi hít một hơi thật sâu: vật giá bây giờ quá đắt, một gia đình bốn người, ở thành phố, số tiền này tính trong trường hợp tôi thất nghiệp trong vài năm tiếp theo, vậy cũng chỉ đủ để sống tằn tiện. Đó là còn chưa tính những tình huống phát sinh… số tiền dành dụm ít ỏi này chắc chắn không đủ sống lâu dài?

Bài học khi thất nghiệp ở tuổi 47: Dù bạn làm gì cũng cần phải có một nghề tay trái kẻo lúc có biến bạn ‘sống dở chết dở’ - Ảnh 1.

Càng nghĩ tôi càng cảm thấy hoảng sợ…

Giống như hầu hết những người thất nghiệp ở độ tuổi trung niên, trong những ngày nhàn rỗi ở nhà, tôi đã trải qua bốn bước cơ bản: hoang mang, tìm việc không thành, khởi nghiệp thất bại và lại tìm việc.

Sau khi lăn lộn vượt qua được bốn bước đó, cuối cùng tôi cũng tìm được một công việc mới vào đầu tháng 5 năm nay và trở lại nơi làm việc

Và đây là những kinh nghiệm và bài học mà tôi muốn chia sẻ với các bạn sau khi trải qua những tháng ngày mất phương hướng nhất của cuộc đời.

Đầu tiên, trong gia đình, phải có ít nhất hai nguồn thu nhập

1. Trong một gia đình, nếu bạn là người duy nhất có thu nhập, hãy thay đổi tình trạng này càng sớm càng tốt.

Bạn phải có nguồn thu nhập thứ hai, nếu không, trong trường hợp bạn mất việc, cả gia đình không những không có nguồn thu nhập mà còn mang đến tâm lý lo lắng cho cả nhà.

Đây là trường hợp của tôi, vợ tôi từng có nhiều triển vọng ở nơi làm việc hơn tôi, nhưng hơn 10 năm trước, vì phải chăm sóc con cái, cô ấy buộc phải nghỉ việc và trở thành một bà nội trợ toàn thời gian.

Khi một người đã rời nơi làm việc hơn sáu tháng, rất khó để quay lại nơi làm việc. Không có nhiều nguyên lý để giải thích cho điều này, nhưng thực sự có một quy tắc như vậy ở nơi làm việc.

Tôi cũng cố gắng làm nhiều công việc phụ nhưng đều không có kết quả, chỉ dựa vào đồng lương của mình để nuôi cả gia đình. Nếu có hai nguồn thu nhập thì khả năng bị cắt hai nguồn cùng lúc gần như bằng 0, áp lực tâm lý cũng sẽ ít hơn rất nhiều.

2. Về việc làm thế nào để đảm bảo cho một gia đình có ít nhất hai nguồn thu nhập, đối với người bình thường chúng ta, cách tốt nhất là cả hai vợ chồng đều đi làm.

Cố gắng tìm cách giải quyết khó khăn khi không có người trông con, việc này ít khó khăn hơn nhiều so với việc thiết lập một nguồn thu nhập khác. Nếu thời gian có thể quay lại, tôi và vợ nhất định sẽ không do dự lựa chọn không từ bỏ công việc của mình.

Bài học khi thất nghiệp ở tuổi 47: Dù bạn làm gì cũng cần phải có một nghề tay trái kẻo lúc có biến bạn ‘sống dở chết dở’ - Ảnh 2.

3. Nếu thực sự cả hai người đều không thể đi làm mà chỉ có một người đi làm được thì phải cân nhắc kỹ xem ai sẽ đi làm, ai ở nhà.

Vợ chồng tôi lúc đó, thực ra công việc của vợ tôi có nhiều triển vọng hơn tôi. Chúng tôi làm cùng một công ty nước ngoài, cô ấy ở phòng kinh doanh, còn tôi ở phòng chất lượng của nhà máy. Bất cứ ai đã từng làm việc trong một công ty đều biết rằng triển vọng phát triển của nhân viên ở hai bộ phận này không ở cùng một mức độ.

Tuy nhiên, không suy nghĩ quá nhiều, theo số đông, chúng tôi quyết định cô ấy sẽ nghỉ việc để chăm sóc con cái, còn tôi sẽ tiếp tục đi làm.

4. Bất kể ai đi làm ai ở nhà cũng đều cần cố gắng phát triển một nghề tay trái và tạo ra nguồn thu nhập thứ hai.

Nếu bạn thực sự không thể làm điều đó, bạn chỉ có thể chi tiêu dè sẻn và tiết kiệm một cách tuyệt đối. Chúng tôi cũng đã học được một bài học hết sức sâu sắc trong vấn đề này, mười mấy năm nay thu nhập lương thưởng của tôi không thấp, nhưng vì chi tiêu không tiết kiệm nên cũng không để dành được bao nhiêu. Khi tôi mất việc, tôi phát hiện ra rằng chúng tôi thậm chí còn chưa đạt đến mức tự do tài chính tối thiểu nhất.

Thứ hai, trước 45 tuổi phải xem xét lại kỹ lưỡng sự nghiệp của mình

Năm 44 tuổi phải xem xét lại công việc của mình một cách toàn diện. Nó phụ thuộc vào hai khía cạnh: giá trị của bạn và triển vọng của công ty.

Nếu bạn thuộc vào hàng quản lý trong công ty hiện tại, có giá trị rõ ràng, bạn sẽ không phải lo lắng về bất cứ điều gì. Tiếp tục làm việc ở công ty đến tuổi về hưu không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, nếu công việc của bạn thuộc loại rất bình thường mà bất cứ ai cũng có thể thay thế bạn trong vài giây, vậy thì bạn phải nhanh chóng tìm cách tìm một công việc mới hoặc trau dồi bản thân. Tranh thủ còn trẻ, còn năng nổ, thử thay đổi một công việc khác xem làm được thêm bao nhiêu năm. Đặc biệt nhắc nhở, với nhu cầu của mô hình quản lý doanh nghiệp hiện đại, nhiều nhân viên hoàn toàn có thể được thay thế trong vài giây, không có quá nhiều nhân viên có cơ hội biến mình thành người không thể thay thế.

Đừng chỉ nhìn vào giá trị của bản thân trong công ty mà hãy nhìn vào kết quả hoạt động của công ty. Nếu tình hình hoạt động của công ty không tốt, có nguy cơ bị phá sản hoặc bị thâu tóm bất cứ lúc nào, bạn phải tìm cách thay đổi công việc trước 45 tuổi càng sớm càng tốt. Bởi lẽ một khi một công ty được mua lại, công ty mới thường trải qua một cuộc cải tổ lớn, cũng có một số khuyến khích bạn không rời đi khi chưa có một cuộc cải tổ nào, nhưng những điều đó rất ít.

Bài học khi thất nghiệp ở tuổi 47: Dù bạn làm gì cũng cần phải có một nghề tay trái kẻo lúc có biến bạn ‘sống dở chết dở’ - Ảnh 3.

Thực ra tôi đã nhận ra vấn đề này từ 2 năm trước, tôi thấy rõ rằng vị trí của tôi trong công ty tuy không thấp nhưng cực kỳ dễ bị thay thế, tôi đồng thời cũng thấy rõ tình hình hoạt động của công ty không tốt, sẽ chỉ còn là một vấn đề thời gian trước khi công ty bị mua lại. Vào thời điểm đó, điều duy nhất tôi không biết là quy tắc nhảy việc bất thành văn ở nơi làm việc: 45 tuổi là một giới hạn, sau độ tuổi này, về cơ bản là sẽ không có ai muốn bạn.

Thật ra nghĩ kỹ thì nó cũng rất khoa học, con người hiện đại, nhất là dân công sở, từ 40 tuổi trở đi, các bệnh mãn tính như huyết áp cao, mỡ máu cao, đường huyết cao, cao huyết áp, thoái hóa đốt sống cổ, thoái hóa đốt sống lưng, thoái hóa khớp gối… có lẽ không còn là chuyện hiếm, vậy ở tuổi 45 tuổi, vì sao công ty phải thuê bạn? Rất nhiều công ty muốn thoát khỏi gánh nặng này, chủ động tuyển dụng bạn, đó chẳng phải là tự chuốc lấy phiền toái hay sao?

Trên đây là một vài cảm ngộ của tôi về độ tuổi trung niên và câu chuyện nghề nghiệp ở độ tuổi nhạy cảm này, hi vọng nó sẽ một phần nào đó có ích với bạn!

Hà An

Nguồn: Cafebiz

Có thể bạn quan tâm: 101 Lời khuyên tài chính cá nhân từ Thái Phạm

Từng bước xây dựng tương lai tài chính của bạn và gia đình thịnh vượng, bền vững

Mua 101 Lời Khuyên Tài Chính Cá Nhân Từ Thái Phạm tại HappyLive

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề