fbpx

Mohnish Pabrai và bí quyết khởi nghiệp “bất chấp mọi rủi ro”

“Nhiều người có đánh giá chủ quan về kinh doanh hoặc về doanh nhân. Một trong những quan điểm phổ biến là doanh nhân dám chịu rủi ro nên họ mới nhận được phần thưởng. Khi bạn gắng sức làm một điều gì đó như mở cửa hiệu kinh doanh, nó có thể hoạt động tốt hoặc thất bại, đó thực sự là suy nghĩ sai lầm về kinh doanh” – NĐT Mohnish Pabrai.

Mohnish Pabrai và bí quyết khởi nghiệp "bất chấp mọi rủi ro"

Có thể sử dụng thời gian trống để khởi nghiệp, đầu tư cho bản thân

Bạn phải tư duy đúng là phần lớn tất cả các mô hình kinh doanh đều bắt đầu gần như không rủi ro. Một trong những cách giúp bạn khởi nghiệp mà không phải chịu rủi ro như cách tôi hay nói là bạn có thể đi bộ và nhai kẹo cao su cùng lúc đó. Tôi sẽ giải thích ý nghĩa của câu nói này. Một tuần có bao nhiêu giờ? Có 168 giờ trong tuần. Bạn nghĩ mình sẽ làm việc bao nhiêu giờ trong tuần và bao nhiêu giờ mỗi ngày?

Thông thường chúng ta sẽ làm việc 8 giờ mỗi ngày, trong 5 ngày, tức là 40 giờ một tuần. Như vậy bạn còn 128 giờ trống. Giả sử bạn không tốn nhiều thời gian cho việc di chuyển giữa nơi làm việc và nơi ở, bạn mất khoảng 5 giờ cho việc di chuyển, thế còn 123 giờ trống. Bạn ngủ khoảng 8 giờ mỗi ngày, tổng cộng sẽ mất 60 giờ dành cho giấc ngủ, tức bạn còn 63 giờ trống và thời gian bạn dành cho việc ăn uống, sinh hoạt cá nhân, bạn vẫn còn hơn 40 giờ trống.Mohnish Pabrai và bí quyết khởi nghiệp "bất chấp mọi rủi ro"

Phần lớn mô hình kinh doanh – khởi nghiệp đều không rủi ro

Về cơ bản, khi đi làm , bạn hoàn toàn có thời gian để làm công việc thứ 2. Bạn có thể làm gì với 40 giờ này? Bạn có thể bắt đầu kinh doanh song song với công việc hiện tại để được trả lương và chi phí tiêu dùng, đừng cắt nguồn tiền ấy đi, bạn nên làm cả hai công việc cùng một lúc. Chẳng hạn như khi chúng tôi thành lập Gandhi Gari, mọi người trong đội ngũ sáng lập vẫn duy trì công việc của họ, nếu có vấn đề xảy ra với Gandhi Gari, không ai trong số họ bị ảnh hưởng cả. Họ vẫn làm những công việc khác, như chưa có gì thay đổi.

Điều đầu tiên là bạn có thể bắt đầu kinh doanh và nên bắt đầu kinh doanh trong khi duy trì công việc cũ khi lập doanh nghiệp đầu tiên. Để dễ hình dung, tôi sẽ lấy ví dụ về công ty của tôi là Peri Technologies thành lập khi tôi 22 tuổi. Nó kinh doanh công cụ phần mềm và đã gặp thất bại, 3 thành viên sáng lập chúng tôi đều có công việc riêng, tôi nhớ chúng tôi đã cùng nhau làm việc trong 5 – 6 tháng nhưng rồi chúng tôi thất bại. Gần như chúng tôi không thua lỗ nhiều tiền vì chủ yếu là kinh doanh công cụ phần mềm, trong khi đó chúng tôi vẫn đi làm thuê, nên không có gì thay đổi cả. Đó là năm 1987. Rồi vào năm 1990, tôi bắt đầu xây dụng doanh nghiệp khác tên là Transtech. Bây giờ tôi vẫn đang đi làm thuê, vào tháng 2 năm 1991, tôi có 3 khách hàng và nguồn doanh thu bắt đầu khấm khá, nên tôi nghỉ việc, còn Transtech thì hoạt động hiệu quả và tăng trưởng theo quy mô.

Mohnish Pabrai và bí quyết khởi nghiệp "bất chấp mọi rủi ro"

Tôi đã đổ ra không biết bao nỗ lực và thử nghiệm cho đến khi doanh nghiệp vào guồng hoạt động. Vì chúng không khiến tôi mất nhiều chi phí. Tôi chỉ bỏ ra khoảng chi phí rất nhỏ. Một trong những thứ tôi làm khi bắt đầu Transtech là khi có ý tưởng , tôi quyết định không cần quá nỗ lực để nhận đánh giá cao từ ông chủ hay trở thành nhân viên xuất sắc, lúc này, tôi chỉ muốn đảm bảo mình không bị sa thải. Tôi chủ động giảm hiệu năng của mình lại để dồn sức lực vào doanh nghiệp của tôi, chỉ còn nỗ lực vừa phải trong công việc làm thuê. Nên khi tôi xin cấp trên nghỉ việc vào năm 1991.

Các sếp của tôi bảo rằng không biết lý do tại sao hiệu năng làm việc của tôi lại giảm đến lạ trong khi trước đó thì rất tốt, tôi chia sẻ là vì bận xây dựng doanh nghiệp riêng, khi đó tôi chỉ có làm chỉ tiêu để không bị sa thải. Cấp trên của tôi cũng bàn về vấn đề này và họ thấy năng lực của tôi không quá tệ đến mức phải sa thải, nhưng họ vẫn không hiểu lý do. Tôi bảo đấy chính xác là điều tôi muốn, tức là vào lúc cấp trên không biết nên giữ lại hay sa thải thì cũng là khi tôi có thể rời đi. Tại sao Transtech thành công? Về cơ bản nó cũng giống như các doanh nghiệp khác của tôi.

Bài học về Nghệ thuật Dhando từ anh chủ tiệm tóc

Chẳng hạn như có một thị trấn A và thị trấn B ở cạnh nhau, giả sử khoảng cách giữa chúng là 10km, có hai hiệu cắt tóc ở hai đầu thị trấn, vì kinh tế phát triển, nên thị trấn mới vừa mọc lên ở giữ gọi là C. Người thợ cắt tóc này để ý là thỉnh thoảng có người từ thị trấn C ghé đến tiệm, vì thị trấn mới không có chỗ cắt tóc, đó là khu vực mới phá triển mà, càng nhiều thì anh thợ cắt tóc thấy càng nhiều khách đến từ thị trấn C, trong hiệu tóc có một người nhân viên được thuê, người ta bảo rằng anh ta muốn mở một cửa hiệu cắt tóc riêng, anh muốn không muốn làm thuê nữa. Anh ta bảo sẽ mua một số thiết bị cũ và mở cửa hiệu nho nhỏ – bắt đầu khởi nghiệp ở thị trấn C, chỉ mở cửa 2 ngày / tuần, 5 ngày còn lại sẽ làm việc ở cửa hiệu của ông chủ và được nhận lương. Ai đến cắt tóc thì anh thợ bảo ở đây cửa cuối tuần.

Sau một thời gian, ngày càng có nhiều khách hàng đến cắt tóc. Anh thợ tăng lên thời gian mở cửa hiệu lên 3 ngày, rồi 4 ngày. Cuối cùng anh xin ông chủ thôi việc, đồng thời thị trán này cũng phát triển và anh ấy là người thợ cắt tóc đầu tiên tại đây.

Mohnish Pabrai và bí quyết khởi nghiệp "bất chấp mọi rủi ro"

Thế thì người thợ cắt tóc có chịu rủi ro nào không? Không hề có rủi ro. Doanh nghiệp của chúng ta cũng vậy, đây là phần trả lời cho câu hỏi của bạn. Đây là cách chúng ta bắt đầu một mô hình kinh doanh mà không chịu bất kỳ rủi ro nào. Tất cả những gì bạn cần làm là hoàn thành chương trình học và nếu muốn trở thành ông chủ của mình thì bạn hãy duy trì công việc của mình song song với thành lập doanh nghiệp riêng, sau khi đã thành công (hoặc thất bại) thì tiếp tục xây dựng doanh nghiệp mới. Đó cũng là lời khuyên tôi dành cho con gái mình khi con bé thành lập doanh nghiệp thứ tư hay thứ 5 của mình. Bạn sẽ làm được thôi, thất bại đầu tiên cũng không sao, chúng đều đem lại cho bạn bài học nào đó.

Kết luận

Khi nghĩ về kinh doanh – khởi nghiệp nói chung và đầu tư nói riêng, người ta thường bám vào quan niệm phổ biến là “rủi ro cao, lợi nhuận cao” nhưng với Mohnish Pabrai thì không nhất thiết phải như vậy. “Rủi ro thấp, lợi nhuận cao” đó là tất cả những gì ông tìm kiếm. 

Nguồn: Dakshanafoundation

Có thể bạn quan tâm: Nghệ thuật đầu tư Dhandho
(Phương pháp đầu tư rủi ro thấp, lợi nhuận cao
)

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề