fbpx

Bạn có tố chất để trở thành Warren Buffett của Việt Nam không? (Phần 2)

Warren Buffett có một lợi thế cạnh tranh bền vững, đây thực sự là thứ giúp ông đạt tỷ suất lợi nhuận cao hơn đối thủ và đối thủ của ông cũng biết điều đó nhưng không thể sao chép được. Chúng ta sẽ cùng xem xét những tố chất làm nên “lợi thế cạnh tranh bền vững” của một nhà đầu tư để có thể trở thành Warren Buffett được Mark liệt kê ra là gì?

1. Khả năng mua vào cổ phiếu khi mọi người đang hoảng loạn và bán ra khi các nhà đầu tư khác đang cực kỳ hưng phấn

Bạn có tố chất để trở thành Warren Buffett của Việt Nam không? (Phần 1)

Mọi người đều nghĩ họ có thể làm được điều này nhưng khi thị trường hoảng loạn và bán tháo, ít người thực sự có can đảm mua vào cổ phiếu. Nhớ lại ngày thứ hai đen tối (19/10/1987), thị trường toàn cầu gần như sụp đổ, chỉ số Dow Jones giảm 22.6% trong một ngày, lúc đó bạn có đủ tỉnh táo và dũng cảm để xem xét mua vào cổ phiếu hay không? Ở thái cực ngược lại, vào năm 1999 thị trường tăng điểm hàng ngày. Cổ phiếu tăng giá tạo nên sự hưng phấn cao độ cho nhà đầu tư. Quyết định bán lúc đó đi ngược lại bản năng của hầu hết mọi người. Các nhà quản lý quỹ lại càng khó để bán và dừng lại bởi nếu làm vậy thì không những đi ngược lại bản năng mà ngay lập tức họ sẽ thua kém các nhà đầu tư khác. Và điều này có thể khiến cho các nhà quản lý quỹ này bị mất việc ngay lúc đó. Hầu hết những người quản lý tiền bạc đều có bằng MBA, có chỉ số IQ cao và họ đọc rất nhiều sách. Đến cuối năm 1999, hầu như tất các nhà quản lý này đều biết thị trường đang được định giá quá cao (overvalued) nhưng họ không thể dừng lại và rời bỏ cuộc chơi. Thể chế mà họ đang tham gia (Institutional imperative) khiến họ không còn lựa chọn nào khác. Cũng có nhiều người trong số họ ảo tưởng nghĩ rằng mình sẽ nhanh chân hơn đám đông để thoát khỏi cuộc chơi trước khi mọi thứ sụp đổ.

2. Bị ám ảnh về cuộc chơi và mong muốn chiến thắng

Các nhà đầu tư huyền thoại không phải chỉ thích đầu tư, họ sống cùng với nó. Khi thức giấc vào buổi sáng, điều đầu tiên họ nghĩ đến khi còn đang ngái ngủ là các mã cổ phiếu mà họ đang nghiên cứu, đang cân nhắc bán, hoặc các rủi ro với danh mục đầu tư của họ. Họ thường gặp khó khăn trong các mối quan hệ cá nhân,và không phải vì họ không thích giao tiếp với mọi người, đơn giản là vì họ không có nhiều thời gian dành cho việc này. Trong đầu của họ luôn luôn suy nghĩ về các cổ phiếu. Thật không may, bạn không thể học để bị ám ảnh về một vấn đề gì đó. Và nếu bạn không bị ám ảnh về các mã chứng khoán thì bạn khó có thể trở thành Bruce Berkowitz tiếp theo.

3. Sẵn sàng học từ các sai lầm trong quá khứ

Con người thường cố gắng lảng tránh và quên đi những điều ngu ngốc mà họ đã làm trong quá khứ. Có lẽ việc nhớ đến những lỗi lầm này gây ra cảm giác đau đớn cho não bộ do đó não bộ tự động hướng suy nghĩ của chúng ta sang việc khác. Các nhà đầu tư huyền thoại có khả năng chống lại những thói quen này, họ cố gắng phân tích chi tiết những lỗi lầm trong quá khứ để tránh không lặp lại những sai lầm này trong tương lai.

4. Cảm nhận về rủi ro theo cách bình thường

Bạn có tố chất để trở thành Warren Buffett của Việt Nam không? (Phần 1)

Mọi người đều biết câu chuyện về sự sụp đổ của Long Term Capital Management, nơi tập hợp hơn 60 PhD (trong đó có 2 người đạt giải Nobel kinh tế về phương pháp định giá chứng khoán phái sinh năm 1997). LTCM, với những mô hình phân tích rủi ro phức tạp, đã không nhận ra một việc đơn giản rằng… họ đã dùng đòn bẩy quá mức. Có lẽ họ đã không đặt câu hỏi rằng “Máy tính nói rằng việc này là đúng nhưng nó có thật sự có ý nghĩa (make sense) trong cuộc sống thực hay không”? Không có nhiều người sở hữu khả năng này như bạn nghĩ. Đa phần mọi người hành động theo các mô típ đã được lập trình trước. Khi đầu tư mọi người thường không suy nghĩ theo những ý nghĩa thông thường trong cuộc sống. Ví dụ, khi một cổ phiếu tăng giá (đắt lên), người ta thường thấy cổ phiếu đó hấp dẫn hơn và muốn mua vào cổ phiếu đó. Mark thấy những kiểu tư duy không hợp lý trong cuộc sống thường ngày thế này lại phổ biến trong thế giới đầu tư.

5. Tự tin vào nhận định của mình dù phải đối mặt với sự chỉ trích

Warren Buffett đã không đầu tư vào các công ty dot-com dù ông bị mọi người chỉ trích vì đã không đầu tư vào các công ty công nghệ thời điểm cuối thế kỷ 20. Tờ tạp chí Barron thậm chí còn xuất bản một hình của Warren Buffett trên trang bìa với dòng chữ “Sai ở đâu, Warren?” (What’s wrong, Warren?). Warren Buffett giữ vừng lập trường và không thay đổi quan điểm đầu tư của mình. Tất nhiên, cuối cùng Warren Buffett đã đúng và quyết định cực kỳ sáng suốt của ông đã giúp cho Berkshire Hathaway đạt lợi nhuận tốt trong khủng hoảng dot-com trong khi thị trường giảm điểm mạnh. Cá nhân Mark rất ngạc nhiên khi chứng kiến mọi người mua cổ phiếu mà có rất ít niềm tin vào chúng. Do đó họ đã không thể giữ vững lập trường của mình khi thị trường biến động.

6. Hai bán cầu não đều hoạt động tốt

Trong các trường kinh doanh, Mark gặp rất nhiều người cực kỳ thông minh, họ tính toán rất giỏi nhưng lại gặp rất nhiều khó khăn khi viết lách và không có sự sáng tạo khi giải quyết các vấn đề. Đầu tiên Mark đã hơi sốc về chuyện này nhưng sau đó anh được biết rằng một số người cực kỳ thông minh nhưng họ chỉ có một bán cầu não trái hoạt động (não trái giúp chúng ta giỏi trong môn toán và việc tổ chức). Một bán cầu não có thể là đủ để làm tốt mọi việc trong cuộc sống nhưng chưa đủ đề giúp một nhà đầu tư có thể suy nghĩ khác đám đông. Những người làm trong lĩnh vực tài chính thường có não trái chiếm ưu thế và đó chính là vấn đề. Mark cho rằng một nhà đầu tư vĩ đại cần có cả hai bán cầu não hoạt động. Bán cầu não trái giúp cho việc tính toán và suy nghĩ logic. Bán cầu não phải giúp chúng ta làm các việc khác như đánh giá ban lãnh đạo công ty hay đánh giá toàn cảnh một tình huống thay vì phân tích vào các chi tiết. Não phải cũng có vai trò quan trọng với khiếu hài hước, sự khiêm tốn và giúp bạn hành động theo kiến thức và kinh nghiệm thực tế (common sense). Điều quan trọng nhất khi cả hai bán cầu não hoạt động lã sẽ giúp bạn trở thành người viết lách tốt.

Bạn có tố chất để trở thành Warren Buffett của Việt Nam không? (Phần 1)

Hãy nhìn Warren Buffett, ông viết lách thuộc loại số zách trong thế giới tài chính. Mark cho rằng nếu bạn không thể viết rõ ràng thì chứng tỏ bạn không thể suy nghĩ rõ ràng và như vậy bạn sẽ gặp nhiều rắc rối. Có rất nhiều người với IQ rất cao nhưng họ không thể suy nghĩ rõ ràng mặc dù họ có thể tính nhẩm giá của trái phiếu hoặc quyền chọn trong đầu.

7. Tố chất cuối cùng và cũng là quan trọng nhất

Trải qua sóng gió của thị trường nhưng vẫn không thay đổi quy trình suy nghĩ để đưa ra quyết định đầu tư. Điều này gần như là không thể cho hầu hết mọi người; khi mà cổ phiếu giảm giá họ gặp rất nhiều khó khăn khi phải bán cổ phiếu và chịu thua lỗ. Càng khó hơn nếu muốn họ có thể tiếp tục mua vào cổ phiếu khi giá đang giảm. Mọi người không thích phải chịu những nỗi đau ngắn hạn mặc dù điều đó có thể mạng lại lợi ích trong dài hạn. Seth Klarman nói rằng việc mua vào cổ phiếu khi đang giảm giá là một điều hoàn toàn tự nhiên với ông nhưng lại là trái tự nhiên với nhiều người.

Có rất ít nhà đầu tư có thể chịu được những sóng gió cần thiết để có tỷ suất lợi nhuận cao. Nhiều “nhà đầu tư” cho rằng sự giao động trong ngắn hạn đồng nghĩa với rủi ro. Điều này là không hợp lý: rủi ro có nghĩa rằng nếu bạn sai khi đánh cược thì bạn sẽ mất tiền. Việc tăng hay giảm của cổ phiếu trong thời gian ngắn không phải là sự thua lỗ và do đó không phải là rủi ro trừ khi bạn hoảng loạn khi cổ phiếu giảm giá và bán khi đang thua lỗ. Hầu hết mọi người đều không nhìn thấy việc này; bộ não của họ không cho phép họ làm điều đó. Khi thị trường sụt giảm, sự sợ hãi trong bản năng của nhà đầu tư nổi lên và chế ngự các chức năng bình thường của não bộ khiến cho nhà đầu tư không thể đưa ra quyết định sáng suốt nhất.

> Phần 1

Nguồn: Bài nói chuyện của Mark Sellers tại trường Havard năm 2007/ Dịch: Sơn Tùng/ dautugiatri.blogspot

Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Đầu tư giá trị từ A đến Z

tủ sách đầu tư giá trị

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề