fbpx

Đang đặt lệnh bán mà mất điện thì sao? Đã là NĐT phải lập kế hoạch ứng phó khẩn cấp! – Mark Minervini

Cách tốt nhất đảm bảo thành công trên thị trường chứng khoán là có những kế hoạch ứng phó khẩn cấp nghĩa là sử dụng câu hỏi “nếu như” – Và cập nhật chúng khi đối diện với tình huống mới, từ đó tạo và một cuốn sổ tay đối phó với các tình huống bất ngờ.

Do hậu quả của cuộc tấn công khủng bố 11 tháng 9 năm 2001 vào Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, nhiều công ty tài chính đã tiến hành phân cấp quản lý hệ thống thông tin. Merrill Lynch di chuyển trung tâm dữ liệu chính tới Staten Island, để chạy một mạng lưới điện riêng nhằm tránh khả năng mất điện tại một khu vực. Mạng lưới thông tình ở New York hiện nay đã được sao lưu dữ liệu dự phòng.

Trong vai trò một nhà đầu cơ cổ phiếu, mục tiêu của bạn là luôn ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu hay sẵn sàng giao dịch với một vài sự kiện bất ngờ. Để làm điều này, bạn phải xây dựng khả năng xử lý cho mọi tình huống có thể xảy ra. Các sự kiện được suy tính trước là chìa khóa để quản trị rủi ro hiệu quả và gia tăng tài khoản vốn.

Dấu hiệu của một nhà đầu tư chuyên nghiệp là có sự chuẩn bị chu đáo. Trước khi tiến hành giao dịch, tôi phải chuẩn bị ứng phó với tất cả các tình huống có thể nảy sinh. Một khi xuất hiện các tình huống bất ngờ mới, tôi sẽ cập nhật chúng vào bảng kế hoạch ứng phó khẩn cấp. Bằng cách sử dụng bảng kế hoạch ứng phó khẩn cấp, bạn có thể nhanh chóng chuyển đổi quyết định giao dịch để thích ứng với tình huống bất ngờ.

Kế hoạch ứng phó khẩn cấp có thể được kích hoạt khi bạn gặp phải nỗi thất vọng, đặc biệt lúc đóng một giao dịch thua lỗ và khi bảo vệ lợi nhuận. Mặc dù gặp phải sự cố bất ngờ nhưng bạn đã có một kế hoạch để ứng phó với thảm họa. Tôi luôn suy nghĩ đến tất cả các tình huống không mong muốn có thể xảy ra trong lúc giao dịch, chẳng hạn như mất điện hoặc mất kết nối đường truyền internet. Tôi từng gặp phải điều này một lần khi toàn bộ hệ thống môi giới của công ty bất ngờ bị sập. Kết quả là, tôi phải sử dụng tài khoản phụ thứ hai để có thể bán khống phòng ngừa vị thế mua. Có một kế hoạch ứng phó với thảm họa tạo cho tôi sự an tâm vì khi những điều không thể tưởng tượng xảy ra, tôi lập tức biết phải phản ứng như thế nào.

Bạn nên có kế hoạch ứng phó khẩn cấp cho một số tình huống sau:

1. Đâu là mức giá bạn nên đóng vì thế khi giao dịch chống lại bạn.
2. Cổ phiếu phải diễn biến như thế nào để bạn quyết định mua vào trở lại sau khi đã đóng vị thế giao dịch.
3. Tiêu chí nào để bán cổ phiếu lúc còn đang tăng mạnh nhằm bảo vệ lợi nhuận.
4. Khi nào bạn nên bán cổ phiếu bị suy yếu để bảo vệ lợi nhuận.
5. Bạn sẽ xử lý ra sao với các tình huống thảm họa và những biến động bất ngờ yêu cầu phải thay đổi quyết định ngay lập tức trong bối cảnh có áp lực

lập kế hoạch giao dịch
Trước khi tiến hành giao dịch, phải chuẩn bị ứng phó với tất cả các tình huống có thể nảy sinh.

Kế hoạch ứng phó khẩn cấp bao gồm các yếu tố sau:

– Mức dừng lỗ ban đầu. Trước khi mua cổ phiếu, tôi tính trước điểm cắt lỗ tối đa – là mức giá tại đó tôi sẽ thoát toàn bộ vị thế nếu như giao dịch chống lại tôi. Thời điểm giá chạm vào điểm cắt lỗ, tôi bán cổ phiếu mà không cần phải suy nghĩ. Một khi thoát khỏi cổ phiếu đó, tôi có thể đánh giá lại tình hình với cái đầu sáng suốt hơn. Mức cắt lỗ đầu tiên phải được xác định rõ ràng trước khi bắt đầu mở lệnh giao dịch. Một khi cổ phiếu tăng giá, điểm bán nên được nâng lên để bảo vệ lợi nhuận bằng cách sử dụng lệnh dừng lô động (trailing stop).

– Tiêu chí để mở lại vị thế. Một vài cổ phiếu hoàn tất tín hiệu mua nhưng sau đó bất ngờ điều chỉnh hoặc kéo ngược mạnh khiến cho lệnh cắt lỗ của bạn bị kích hoạt. Điều này vẫn thường xảy ra khi thị trường biến động mạnh. Thông thường, một cổ phiếu có các yếu tố cơ bản tốt có thể hồi phục trở lại sau khi trải qua một đợt kéo ngược mạnh, thiết lập nền giá mới và hình thành điểm mua thích hợp. Rất thường xuyên, tín hiệu mua lần thứ hai thậm chí còn mạnh hơn tín hiệu mua đầu tiên và cổ phiếu này đã loại bỏ những nhà giao dịch yếu ớt.

tự hủy hoại bản thân

Bạn không nên giả định một cổ phiếu sẽ nhanh chóng hồi phục sau khi đã chạm vào mức dừng lỗ, nhà giao dịch luôn luôn phải biết bảo vệ bản thân và sẵn sàng cắt lỗ. Nhưng nếu bạn vừa mới đóng vị thế do chạm vào điểm dừng lỗ, đừng vội vàng loại trừ cổ phiếu này ra khỏi danh sách ứng cử viên mua tiềm năng. Nếu cổ phiếu này có tất cả những đặc điểm của một cổ phiếu chiến thắng, hãy tìm kiếm điểm mở lại vị thế. Lần giao dịch đầu tiên của bạn có thể bị thất bại. Đôi khi phải mất đến hai hoặc thậm chí ba lượt giao dịch mới bắt được một cổ phiếu tăng giá mạnh. Đây là đặc điểm của một nhà giao dịch chuyên nghiệp. Các nhà giao dịch nghiệp dư thường tỏ ra sợ hãi sau một hoặc hai lần giao dịch thất bại, nhưng nhà giao dịch chuyên nghiệp lại tỏ ra thản nhiên và nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Họ đánh giá môi dịch như là một cơ hội mới.

Bán khi có lãi. Một khi cổ phiếu bạn mua có lợi nhuận khá lớn, thường là gấp nhiều lần so với rủi ro cắt lỗ ban đầu, bạn không nên để cho vị thế này trở thành khoản lỗ. Ví dụ, bạn đặt mức rủi ro cắt lỗ ban đầu là 7% so với giá mua. Nếu cổ phiếu tăng giá và mang tới khoản lãi 20%, đừng bao giờ để vị thế này mất toàn bộ lợi nhuận và thậm chí trở nên thua lỗ. Để bảo vệ lợi nhuận, hãy di chuyển lệnh dừng lỗ tới điểm hòa vốn hoặc sử dụng lệnh dừng lỗ động (trailing stop) để khóa phần lớn lợi nhuận. Bạn có thể cảm thấy tiếc nuối khi đóng lệnh tại điểm hòa vốn hoặc chỉ có một khoản lãi nhỏ trong khi trước đó nó từng là một khoản lãi lớn, nhưng bạn sẽ cảm thấy còn tồi tệ hơn nếu như toàn bộ lợi nhuận biên thành thua lỗ.

Một khi bạn mua cổ phiếu, có hai tình huống cơ bản để bán và bảo vệ lợi nhuận. Lý tưởng nhất là bạn khi cổ phiếu đang tăng mạnh, sau khi đã đạt được mục tiêu giá kỳ vọng. Cách thứ hai là bán khi cổ phiếu bị suy yếu, vì cổ phiếu khi đảo chiều giảm đến một mức giá nào đó sẽ là lời cảnh báo cho bạn (bán ở đâu, khi nào và như thế nào sẽ được thảo luận chi tiết ở Phần 9)

Bán khi cổ phiếu đang tăng mạnh là một kỹ năng mà các nhà giao dịch chuyên nghiệp phải mất nhiều thời gian luyện tập mới có được. Điều quan trọng là nhận ra khi nào một cổ phiếu đang tăng giá quá nhanh và do đó dễ bị kiệt sức. Bạn có thể dễ dàng đóng vì thế khi vẫn còn nhiều người mua. Hoặc bạn có thể bán khi giá đổ nhào về điểm hòa vốn sau khi xuất hiện tín hiệu suy yếu đầu tiên. Bạn cần có kế hoạch cho cả hai trường hợp: bán khi cổ phiếu đang tăng mạnh và bán khi cổ phiếu bị suy yếu.

– Kế hoạch đối phó với thảm họa. Đây là phần quan trọng nhất của kế hoạch ứng phó khẩn cấp. Nó sẽ giải quyết những vấn đề như: bạn sẽ làm gì nếu mất kết nối Internet hoặc khi bị mất điện. Bạn có một hệ thống sao lưu hay không? Hoặc bạn sẽ phản ứng như thế nào nếu bạn thức dậy vào một buổi sáng sớm và nhận thấy cổ phiếu vừa mua hôm qua có một khoảng trống giảm giá lớn vì công ty bị điều tra bởi SEC (Ủy Ban Chứng Khoán Hoa Kỳ) và CEO bỏ trốn với một khoản tiền biển thủ. Bạn sẽ làm gì?

Ưu tiên theo thứ tự tầm quan trọng

     a. Giới hạn khoản lỗ. Phải xác định bạn sẵn sàng chấp nhận bao nhiêu rủi ro và thiết lập một mức cắt lỗ.
     b. Bảo vệ nguồn vốn. Một khi cổ phiếu tăng giá và bạn có khoản lợi nhuận kha khá (thường xảy ra sau lần điều chỉnh tự nhiên đầu tiên và cổ phi tăng đến đỉnh cao mới), bạn nên nâng lệnh dừng lỗ lên, gần với điểm hòa vốn.
     c. Bảo vệ lợi nhuận. Đừng để một khoản lãi lớn biến mất, hãy sử dụng lệnh dừng lỗ động (trailing stop) để bảo vệ nó,

Trước khi tham gia vào một vị thế mới (Hình 1-1), điều đầu tiên tôi phải làm là xác định (điểm a) – đặt lệnh dừng lỗ ở đâu nếu như giao dịch này chống lại tôi. Sau đó, khi cổ phiếu tăng giá, ưu tiên tiếp theo của tôi là đi chuyển lệnh dừng lỗ về điểm hòa vốn (điểm b). Nếu tôi may mắn có một khoản lãi lớn, ưu tiên của tôi lúc này là bảo vệ lợi nhuận (điểm c).
| Vai trò quan trọng của kế hoạch ứng phó khẩn cấp là cho phép bạn đưa ra những quyết định hợp lý trong bối cảnh gặp phải áp lực giao dịch – thời điểm đòi hỏi bạn phải xử lý đúng đắn nhất. Kế hoạch ứng phó khẩn cấp mang đến cho bạn tâm lý vững chắc (robust) giống như hệ thống giao dịch của bạn. Một chiến lược giao dịch tốt nên có kế hoạch phản ứng đối với những tình huống bất ngờ. Nếu không được chuẩn bị tốt bạn sẽ có những quyết định sai lầm tại những thời điểm cần phải xử lý nhanh và chính xác.

Hình 1-1 Biết nên ưu tiên mục tiêu gì trong giao dịch, làm như thế nào để giới hạn khoản lỗ và bảo vệ lợi nhuận khi nó lớn lên.
Hình 1-1 Biết nên ưu tiên mục tiêu gì trong giao dịch, làm như thế nào để giới hạn khoản lỗ và bảo vệ lợi nhuận khi nó lớn lên.

Kế hoạch ứng phó khẩn cấp là một quá trình liên tục. Một khi bạn có kinh nghiệm ứng phó với những vấn đề mới, bạn hình thành nên phương pháp xử lý cho những tình huống khẩn cấp tương tự, và sau đó trở thành một phần của kế hoạch ứng phó khẩn cấp. Bạn không bao giờ có được tất cả câu trả lời cho mọi câu hỏi, nhưng bạn có thể quyết định tham gia trở lại xu hướng chính (sau khi những tình huống khẩn cấp qua đi) ở những thời điểm lợi nhuận lớn hơn nhiều ro so với rủi ro.

Nguồn: Sách Cách Tư Duy Và Giao Dịch Như Một Nhà Vô Địch Đầu Tư Chứng Khoán

 Có thể bạn quan tâm: CÁCH TƯ DUY VÀ GIAO DỊCH CỦA NHÀ VÔ ĐỊCH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề