Bạn thuộc kiểu nào trong 6 tính cách đầu tư dưới đây?
Tính cách của một người và thái độ của họ với tiền bạc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
1. Nhà đầu tư cẩn trọng
Những người đầu tư cẩn trọng hay giao dịch, đầu tư thường xuyên và tin rằng họ có lợi thế hơn những người khác. Dù rất tự tin, họ vẫn dễ bị thị trường đánh bại và giao dịch nhiều đồng nghĩa với việc họ phải trả chi phí cao hơn. Loại tính cách này rất phổ biến đối với các nhà đầu tư giàu có.
Họ có xu hướng muốn làm mọi thứ thay vì cân nhắc. Họ cảm thấy muốn đối đầu với rủi ro khi mọi thứ đang tốt và loại bỏ rủi ro khi cảm thấy tồi tệ. Những người như vậy có xu hướng quên đi lợi nhuận thực sự và chỉ nhớ những quyết định sáng suốt từng đưa ra.
2. Người tích trữ
Đối với người tích trữ, tiền là sự an toàn. Họ sợ mọi rủi ro và có thể dự trữ tiền mặt nhiều hơn khi chi tiêu hoặc đầu tư bởi cảm giác cầm tiền cho họ sự an tâm. Tính cách này thường xuất hiện ở những người lớn lên trong gia đình tiền bạc eo hẹp.
Mọi người đều cần một quỹ dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp nhưng tiền mặt không phải là một khoản đầu tư dài hạn phù hợp (thậm chí nhiều rủi ro khi lạm phát cao). Nếu bạn không sẵn sàng đầu tư hay cho đi bất cứ điều gì, hãy tìm kiếm các nhà tư vấn tài chính phù hợp.
3. Người tiêu tiền để mua giá trị xã hội
Nếu bạn cảm thấy hạnh phúc khi mua sắm, bạn thường xuyên mua quà cho người thân vào các dịp đặc biệt, bạn thấy thích thú khi mặc thứ gì đó mới và mọi người khen nó rất đẹp thì bạn chính là người mua giá trị xã hội – kiểu người mua hàng để nâng cao lòng tự trọng của bản thân.
Tất nhiên, đây là cách chủ nghĩa tiêu dùng hoạt động nhưng những người chi tiêu quá nhiều có thể vô thức sử dụng tiền thay cho tình cảm. Đáng buồn thay, kết quả cuối cùng thường là nợ nần.
4. Máy bắn tiền
Một tính cách khá giống với người mua giá trị xã hội là máy bắn tiền. Những người này có thể tuyên bố họ sẽ trả hóa đơn trước bữa ăn. Mọi người sẽ thấy họ thật tuyệt vời và hào phóng. Tuy nhiên, đây là hành động khác biệt hoàn toàn với việc đứng lên và thanh toán một cách lặng lẽ.
Những người thích tung tiền mặt tự coi bản thân họ rất hào phóng. Nhưng thực chất, họ sử dụng tiền để khiến người khác đánh giá họ cao hơn. “Có nhiều tiền sẽ khiến tôi được yêu quý”, đó là suy nghĩ điển hình của loại người này.
Những người này nên hiểu rằng chi tiêu không làm bạn hạnh phúc hơn nếu mục đích của nó chỉ là thể hiện bản thân. Sự hài lòng thực sự đến từ việc chi tiền cho những trải nghiệm bản thân yêu thích và chúng không nhất thiết phải tốn kém.
5. Nhà tài chính Fitbit
Theo dõi sát sao các vấn đề tiền bạc là một điều tốt nhưng lý do cơ bản cho hành vi kiểm soát tài chính quá mức chính là bạn đã mất kiểm soát các lĩnh vực khác trong cuộc sống.
Một nhà tài chính Fitbit muốn sự kiểm soát, đặc biệt những người không thể đối phó với sự khó lường của cuộc sống càng bị ám ảnh với tiền bạc. Hành vi này có thể xuất phát từ niềm tin rằng việc kiểm soát thứ gì đó hữu hình có thể thay thế cho sự kiểm soát cuộc sống bản thân.
Lùi lại một bước và nhìn vào bức tranh lớn hơn, làm quen với sự thay đổi của cuộc sống để bình tĩnh giải quyết luôn tốt hơn là phát điên về nó.
6. Người chuyên né tránh (Đà điểu)
Cuối cùng, Đà điểu – một kiểu người thà vùi đầu vào cát để tránh né còn hơn giải quyết vấn đề tài chính cá nhân là tuýp người ngược với Fitbit. Những chú Đà điểu có thể có tiền nhưng luôn thất bại trong việc đưa ra quyết định đầu tư dài hạn.Một phiên bản “cập nhật” hơn của đà điểu là các nhà đầu tư giàu có giao tài chính của họ cho một cố vấn hoặc người quản lý nhưng không kiểm tra những gì đang được thực hiện với số tiền của chính họ.
Các đà điểu nên ngẩng đầu khỏi cát một cách từ từ, xem xét kỹ thu nhập và chi tiêu để nâng cao ý thức tiết kiệm, bắt đầu với một mục tiêu đơn giản như ngân hàng có lãi suất tiết kiệm tốt hơn, công việc làm thêm tăng thu nhập cao hơn, v.v…
Bạn thuộc kiểu tính cách nào?
Nguồn: SIC/Financial Times
Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live