Bí quyết thăng chức trong thời gian ngắn của những người trẻ thành công
Thành công không phải một danh từ quá xa xỉ, nó phụ thuộc vào mức độ thuần thục của ta khi sử dụng các nhân tố môi trường, thời gian và tinh thần…
Để sinh tồn, không biết bao nhiêu người trẻ đã phải sống cuộc sống “mưu sinh” qua ngày.
Có những người tốt nghiệp xong, 2 năm sau đã có thể làm lên chức quản lý, nhưng cũng có những người làm việc 10 năm trời rồi mà vẫn chưa khẳng định được giá trị bản thân.
Cùng là sống cho qua ngày, nhưng kết quả cho ra lại không giống nhau.
Những người trẻ dễ được thăng chức, tăng lương đều làm được 4 điểm này:
1. Giỏi ứng biến với những thay đổi của môi trường
Bạn đã bao giờ rơi vào một mớ bòng bong như này:
Đang trên đường đi gặp khách hàng, bạn bỗng phát hiện ra mình quên mất cuộc họp hàng tuần với công ty, trong máy tính ở văn phòng vẫn còn một đống việc gấp cần được giải quyết, vẫn còn một vài vấn đề chưa được giải quyết với khách hàng trước…
Công việc nhiều dễ khiến ta mắc kẹt trong vũng bùn lầy, không dễ dàng thoát ra, dẫn đến hệ quả là luôn “bị động trong mọi tình huống”. Rõ ràng sống sờ sờ ra nhưng lại bị những yếu tố bên ngoài trói chặt hai chân lại, cảm giác như mất hết đi tự do.
Tác giả nổi tiếng người Mỹ David Allen từng đưa ra một cái nhìn sâu sắc như sau: “Môi trường là tiêu chuẩn đầu tiên phát huy tác dụng khi muốn giải quyết phương án hành động.”
Nói một cách đơn giản chính là bố trí các hành động dựa trên điều kiện môi trường.
Đối mặt với một núi các công việc, nếu bạn không có một kế hoạch trôi chảy, bạn sẽ phải lặp đi lặp lại các hành động một cách không cần thiết.
Chẳng hạn, đối với người tự lái xe ô tô đi làm, chẳng may gặp phải tắc đường, họ hoàn toàn có thể gọi điện thoại đặt lịch hẹn với khách hàng trong khoảng thời gian này, chứ không nhất thiết phải ngồi vào văn phòng rồi mới làm.
Bố trí hoạt động dựa theo môi trường cụ thể có thể giúp chúng ta đưa ra những quyết sách hàng động chính xác khi đối mặt với sự việc.
Nói tóm lại, chúng ta mới là chỉ huy của chính mình, danh sách hành động nên căn cứ vào yêu cầu cụ thể của từng môi trường nhất định mà lập ra.
2. Tối đa hóa giá trị của thời gian
Còn trẻ nhất định phải bận rộn lên một chút, có vậy mới hiểu được nhàn rỗi có giá trị như nào.
Nhưng phải “bận”như nào? Đây cũng là một môn học cần phải trau dồi. Người biết cách bận, càng bận càng có quy củ, người không biết cách bận, càng bận càng rối.
Có những người, hễ gặp phải nhiều việc một lúc là trở nên lúng túng, không biết bắt đầu ra sao, điều này không chỉ ảnh hưởng đến tiến trình công việc mà đôi khi còn phản tác dụng.
Chẳng hạn, trước khi tham gia hội nghị, vẫn còn 20 phút nữa, vậy thì trong khoảng thời gian trống này, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn một việc mà chỉ cần nhiều nhất 20 là có thể giải quyết xong để làm.
Học cách lợi dụng thời gian là một năng lực mà bạn phải nâng cao cả đời.
3. Sức lực và tinh thần dành cho những thời điểm mấu chốt
Không khó để bắt gặp những bài viết như này: nhân vật nổi tiếng nào đó, khối tài sản khổng lồ ra sao, một ngày 24 tiếng, 18 tiếng là dành để làm việc.
Cái gì mà người giỏi hơn bạn gấp trăm lần còn nỗ lực hơn bạn.
Những điều này tất nhiên không phải là giả, nhưng đọc xong sẽ chỉ khiến người đọc lo lắng, mệt mỏi hơn mà thôi, hoàn cảnh mỗi người là khác nhau, có người đẻ ra đã là con cú đêm, nhu cầu giấc ngủ ít, nhưng có người trời sinh ra đã cần phải ngủ nhiều.
Daniel Cohen, một nhà kinh tế người Pháp từng nói rằng: đôi khi cần tư duy nhanh nhẹn, nhưng cũng có đôi khi, nên tránh xa suy nghĩ.
Kết thúc một ngày làm việc mệt mỏi, nếu tan làm rồi mà vẫn phải ngồi viết báo cáo điều tra, vậy e là sẽ rất khó khăn.
Nhưng, nếu thay đổi nội dung, chẳng hạn như lướt mạng tìm hiểu một vài thông tin trong ngành hay đơn giản là xem cách tỉa cây cảnh trong văn phòng, vậy thì lúc này, những mệt mỏi, căng thẳng hoặc sẽ giảm xuống hoặc sẽ biến mất.
Những người thành công làm việc hiệu quả không phải lúc nào cũng đặt mình trong trạng thái “con ong chăm chỉ” mà là ngay cả khi không ở trong điều kiện trạng thái tốt nhất, họ cũng không trở nên chậm chạp và làm việc kém hiệu quả, họ chỉ là thay đổi nhiệm vụ để ngăn chặn sự lây lan của các trạng thái tinh thần xấu một cách hiệu quả.
Ngay cả khi không ở trang thái tinh thần tốt nhất cũng có thể nhẹ nhàng duy trì được hiệu suất công việc cao:
Thứ nhất, hình thành cho mình thói quen đối với mỗi một việc đều “trong lòng đã có dự tính trước”.
Thứ hai, căn cứ theo tình hình sức khỏe và trạng thái tinh thần, có sự điều khiển một các nhiệm vụ một cách linh hoạt.
Tinh thần của mình phải tự mình làm chủ, dùng vào những thời điểm mấu chốt nhất, có vậy giá trị của nó mới được phát huy một cách có hiệu quả nhất.
Nhiệm vụ đầy ắp mỗi ngày, điều quan trọng nhất không phải là cứ cắm đầu vào làm cho xong là được, mà cần phải phân bổ thời gian hợp lý, biết đâu là việc quan trọng, đâu là việc không quá gấp rút, việc gấp xếp vào hàng ưu tiên giải quyết trước, những việc khác tạm thời không cần quan tâm quá mức.
Học cách dùng sức lực có hạn của mình chủ động đi nắm bắt mọi việc, đừng để bị nhiệm vụ mỗi ngày dắt mũi bạn.
4. Có khả năng cân bằng mọi thứ bất cứ lúc nào
Trong cuốn sách “Getting things done” (Tựa Việt: Hoàn thành mọi việc không hề khó), tác giả có chỉ ra rằng:
Những việc bắt buộc phải làm mỗi ngày bao gồm ba loại:
Xử lý công việc đã được xác định trước, xử lý những công việc mới phát sinh bất cứ lúc nào và sắp xếp các công việc tiếp theo.
Loại thứ hai, “xử lý những công việc phát sinh bất cứ lúc nào” là việc khó nhất. Nhưng trên thực tế, can thiệp và gián đoạn là hai thứ khó tránh khỏi, có thể xử lý tốt những loại công việc này, phần lớn đều là những nhân viên có “đại đen”.
Một ngày đẹp trời, sếp bỗng nhiên tìm bạn nói chuyện, sau cuộc nói chuyện, mọi kế hoạch ban đầu bị phá vỡ, bạn phải có sự điều chỉnh những bước tiếp theo càng sớm càng tốt.
Có thể nói, khả năng ứng phó với các phát sinh chính là ưu thế cạnh tranh lớn của một người.
Vừa phải xử lý ngay các công việc gấp gáp, vừa phải bù đắp cho những công việc bị chậm trễ, có như vậy mới có thể kiểm soát được tình hình chung.
Muốn đạt được đến trình độ trên, cách duy nhất là khả năng cân bằng mọi việc bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu.
Làm sao để cân bằng? Có lẽ 1000 người sẽ có 1000 phương pháp riêng.
Thoát ra khỏi sự bảo thủ là bạn đã thành công được bước đầu tiên, bước tiếp theo là không ngừng thử nghiệm, tìm ra “the right way” phù hợp với chính mình.
Thành công không phải là một danh từ xa xỉ, chúng ta chỉ đang hiểu lầm về nó. Nó phụ thuộc vào cách chúng ta sử dụng các yếu tố môi trường, thời gian và tinh thần. Hãy thử điều chỉnh, thay đổi, nỗ lực từng bước một, giống như nắm được một ngọn cỏ cứu mạng vậy, đi mãi đi mãi, rồi cuối cùng ta sẽ ôm được cả một cái cây to.
Nguồn: Cafebiz
Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Thay thói quen – Đổi vận mệnh