fbpx

BITCOIN qua suy nghĩ của một người đào bitcoin từ 2012

Bitcoin lúc đó nổi lên trong giới chơi game, nên mình và bạn học cùng lớp PhD, giờ đang làm Risk Management ở 1 bank to nhất Canada, mới đào coin. Thời đó đào nói dễ thì dễ mà khó cũng khó, vì không có nhiều app support như giờ. Được cái hồi xưa chưa có nhiều farm, còn có chỗ cho cò con.

BITCOIN qua suy nghĩ của một người đào bitcoin từ 2012

Quá trình nhận thức về coin của mình chia làm 3 giai đoạn

Giai đoạn 2012-2014

Đây là giai đoạn rảnh rỗi sinh nông nổi, lúc đó mình mới nhận job offer của Bristol và 1 trường nữa rất to ở Scotland, và luận văn PhD cũng tạm ổn, nên mình cũng hơi rảnh.

Từ 2011 mình bắt đầu biết tới bitcoin qua… cộng đồng chơi game – đấy thấy cái lợi của chơi game chưa.

Bitcoin lúc đó nổi lên trong giới chơi game, nên mình và bạn học cùng lớp PhD, giờ đang làm Risk Management ở 1 ngân hàng to nhất Canada, mới đào coin. Thời đó đào nói dễ thì dễ mà khó cũng khó, vì không có nhiều app support như giờ. Được cái hồi xưa chưa có nhiều farm, còn có chỗ cho cò con.

Nhưng hồi xưa đâu có biết coin dùng để làm gì. Sau đó có mở ra một vài trang underground lấy bitcoin đổi linh tinh. Lúc đó có những cái event chơi game trên mạng mà giải thưởng thì giải nhất 200-300 đô, còn giải an ủi là… vài chục bitcoin(!) – thề là có thiệt, bạn vẫn còn có thể search ra trên mạng.

Vợ mình sau này biết mình từng lấy mấy trăm coin đổi lấy mấy cái key trong game thì tính bán mình ra chợ hàng xén.

Mà nói thiệt mấy đại ca anh hùng bàn phím bảo là tui đào đầu tiên mà giờ còn cầm cả chục nghìn coin thì nhiều khả năng là chém gió rồi.

Thằng bạn mình nó không dốt như mình, nó giữ coin nhưng tới hồi hơn $1000 thì cũng bán ráo rồi. Lương nó cao lắm nên bán hết thì cũng không được mấy năm lương đâu. Ở đó mà ôm coin từ dưới 1 đồng tới $16k hay $24k. Mấy người đó chắc là có nhưng không được mấy người đâu.

Giai đoạn này mình nhớ thú vị là có mấy lần bác Krugman thần tượng của mình lên chém gió về coin bị giang hồ đổ vào quật tưng lên trần nhà quật xuống. Thần tượng thì thần tượng chứ chém gió về cái mình không biết thì …

Với mình thì đây là cái cộng đồng chơi cho vui, chưa bao giờ nghĩ kiếm tiền nghiêm túc. Chủ yếu học được không ít cái mới mà hay.

Vì mình luôn nghĩ là ba cái này khi nào mà mainstream bank với goverment nó để yên cho sống nên mình không nghiêm túc chút nào.

Đến khi coin dậy sóng lên đỉnh hơn ngàn đồng Obama/Trump đầu tiên là lúc thiên hạ hoảng loạn vì coin thì mình vẫn tin là cái này là bubble thôi, vì mainstream players vẫn say no. Sau này mình mới biết mình sai, mainstream players có game riêng của người ta. Đến 2019 người ta đã đổi chiều.

Nhưng thời ban đầu này thì mainstream nào cũng chê coin. Kết quả coin nó rớt lại, dân tình cũng bớt bàn luận.

Đây là giai đoạn số tham gia vào bitcoin lúc đầu có chút ít hiểu biết về kỹ thuật để đọc white paper, hiểu ít ra cũng 10% và người ta thật sự mắt thấy tai nghe, chạm mặt với các khái niệm blockchain, hash, node, mine thật sự. Nôm na là người tham gia ít ra cũng biết được chừng 10% bitcoin là cái giống gì, nó dài, nó ngắn ra làm sao. Và ai tham gia chắc cũng biết đọc technical paper.

Giai đoạn 2015-2018

Đây là giai đoạn coin bắt đầu được trade. Mình khi đó còn có hơn chục coin còn thằng bạn mình nó còn cả nghìn coin (nếu tính giá bây giờ thì nó mới nên bị vợ xử bắn chứ không phải tui).

Giá bắt đầu chạy tá lả tùm lum, nhưng đây là giai đoạn mình phải tập trung cho sự nghiệp kiếm cơm, nên cũng ko có thời gian mà liều mạng với coin.

Hơn nữa giai đoạn này cò nhỏ như mình là đã bị đá ra biên giới của cái game mining rồi, người ta xài cả cái xưởng mấy hécta gần chục nghìn máy để mine coin, mình biết làm gì mà cạnh tranh với họ đây? Trade thì rất là khó, vì technical chart gì đâu mà có mấy chục cái nến hà thì trade kiểu gì.

Thế là mình cứ ngồi yên đó. Đến 2016, một ngày đẹp trời không nhớ vì nguyên nhân gì, chắc là thiếu tiền mua bánh mì, mình lên bán sạch số coin còn lại ở giá khoảng $400!

Xong sự nghiệp chơi coin lần thứ nhất của tui đã chấm dứt.

Thằng bạn mình nó vẫn giữ hàng, nghe đâu vẫn có hơn nghìn coin.

Giai đoạn thử thách với những người giữ coin giai đoạn đầu mình nghĩ là trong năm 2017. Một đợt là lên hơn $1000 rồi rớt lại xuống dưới $980.

Một số lớn cho là down trend nên bán ra (mấy vị tính chửi người ta dốt thì nên nhớ là người ta lời 5-10 lần rồi, cầm nữa hụt lời cả trăm nghìn đến cả triệu đồng Trump – mấy người bán mà tui biết đợt đó đều qua đêm thành triệu phú đôla, mà đa số tụi tui đều là tay trắng mà ra nên cái sức ép đó khó cưỡng lại lắm).

Thằng bạn tui nó bán 1 phần, giữ một phần. Đến đợt lên hơn $2000 rồi rớt lại, cũng trong năm 2017, thì nó chính thức rút quân.

Nó miss cơ hội thành chục triệu phú, nhưng nó từ một người không có gì ở Pakistan trở thành triệu phú đôla ở Canada, ra mua ngay mấy căn nhà ở Toronto (nó lương cao nên tất nhiên là nó mortgage).

Tất nhiên tui vẫn nghèo vì có nhiêu coin bán ăn hết rồi. Năm 2017 là 1 năm khó khăn của tui vì cay đắng bỏ lỡ tiền triệu. Vợ tui đòi đem tui đi donate vì vô dụng.

Sau khi coin lên vù vù trong năm 2017 định mệnh là 1 đợt rớt ào ào của năm 2018. Tui lại cảm thấy mình bớt vô dụng. Vợ tui không đòi đem tui đi donate nữa (!).

Thật ra vợ tui lúc này đã biết không phải lần đầu tiên tui phá hết gia tài tui tự kiếm được. Tui không làm lỗ đầu tư, nhưng tui có cách xài tiền khác rất độc (ăn đồ ngon – ăn sạch tiền tỷ là có thật bạn ạ).

Nhận thức của tui với coin lúc này lại mù mờ hơn trước. Thời điểm đó tui không hiểu được coin là cái gì nữa.

Dân tình mua coin, đào coin đợt 2015-2017 này có rất nhiều người không hề hiểu rõ khái niệm blockchain, chưa biết cái block là sao, mà cái chain là sao, down cái app về mine như điên, build máy đào, v.v. Đây là cái game mà dân mine coin đời 2012 như tui không hiểu. Mà khi đó tui đã làm investment chục năm rồi tui cũng không hiểu.

Còn bitcoin thì nhiều nhà đầu tư còn không hiểu đến cơ bản nó là cái gì, mà “chuyên gia” lên chém thì nghe nhiều người chém là tui biết chưa hề mine coin hay nói xin lỗi, nói về blockchain mà chưa hề biết cái block nó là cái gì, hình thù ra làm sao, hay hash là gì luôn.

Mà bitcoin với blockchain không phải là một thứ, nó về cơ bản là bà con gì với nhau thì … thôi tui không bàn ở đây, mất công chửi bậy về bình luận bão táp của một số “chuyên gia”.

Có một điều nữa là nhiều người trong giai đoạn 2017 chắc cũng chưa từng thử dùng bitcoin mua đồ hay tiến hành giao dịch chuyển coin ra sao, cứ hình dung nó bấm cái là chạy ra được liền hay sao á.

Thời này người ta cũng bắt đầu chém gió bitcoin với inflation, với fiat money tá lả tùm lum. Nghĩa là mainstream economics bắt đầu đụng vào bitcoin hay crypto-currencies nói chung. Nhưng mainstream players vẫn say no, không có trang thanh toán chính thống nào cho giao dịch coin qua wallet hay platform của họ.

Cái giai đoạn 2015-2017 cũng là giai đoạn tui với mấy người bạn muốn làm research về bitcoin mà thời đó lấy series giá nó thôi cũng là 1 vấn đề, rồi cũng không biết mainstream academic journal muốn gì.

Mình nhớ đâu lúc đó một thay đổi có tính chấn động là bác Yermack làm được 1 cái paper về bitcoin và governance trên Review of Finance, 2017. Cái paper đầu tiên của bác Yermack về bitcoin trên NBER 2013 mãi chả publish đi đâu ở top journal được.

Nhưng cũng từ đó mình nhận thức được làm research về blockchain trong finance/accounting là lĩnh vực của theorists. Còn đánh đấm coin ngoài đường cũng là cho tay trader trẻ liều lĩnh chứ không phải mình.

Tui đã bị đẩy ra bên lề cuộc chơi bitcoin như thế đó mặc dù mình là người đã lên con tàu này từ 2012.

Năm 2018 là năm mà bitcoin sụp và có nhiều vụ scandal, nước rút tất nhiên có người hi sinh. Và mainstream player vẫn say no với bitcoin.

Tui lúc này lờ mờ nhận ra coin đã trở thành 1 trading instrument, nhưng không thể thành mainstream. Đây là lúc tui phải tích cực build lại tài sản gia đình sau nhiều lần phá nát nên tui không add coin vào phần investment của mình. Trade coin thì khó hơn trade nhiều cái khác nên tui không trade coin mà có mua một ít để ngắm thôi.

Giai đoạn 2019-2020

Đây là giai đoạn interesting.

Đây là giai đoạn mà BTC chính thức thành 1 công cụ đầu tư được thừa nhận, với công sức không nhỏ của các platform fintech như Robinhood, Etoro, và những platform lâu đời hơn cho phép trade bitcoin.

Trước đó trade qua những chỗ như Bitfinex cũng ghê chết cha, vì cái sàn đó có thể biến mất sau 2 nốt nhạc. Quan trọng là giá giật như rap, đụng stoploss dễ. Giai đoạn này trade coin ngọt hơn, tui có ra vô vài lần, nhưng cũng không dễ ăn. Dù vậy, swing trade bắt đầu sống được theo hướng buy.

Lúc này trade qua Plus500, IG, Etoro ít nhiều gì cũng có FCA regulated ở UK và 2 em đầu còn niêm yết ở LSE nữa. An toàn hơn thời trước nhiều. Số funds cầm bitcoin cũng nhiều hơn.

Cùng lúc đó là một loạt ứng dụng smart contract của Ethereum được vào mainstream player platform với qui mô lớn, bao gồm cả những bank lớn nhất của Mỹ cho tới bank rất bảo thủ của Thụy Sĩ. Điều này giải thích vì sao tui ôm nó. Một lý do nữa là nó rớt nặng hơn BTC.

Sau đó, là FB với tham vọng tiền ổn định (stable coin), ban đầu gọi là FB Coin.

Tui thích cái tên này, tại vì nó khác BTC ở chỗ là nó có ngay 1 cái mainstream platform cả trăm triệu người sẵn sàng dùng để giao dịch. BTC lúc này vẫn ko có giao dịch chính thống gì mấy.

Nhưng mà cũng như suy nghĩ của tui từ 2012-2014, chính phủ dễ gì để yên. Chính phủ cũng ra 1 loạt plan chạy tiền số của chính phủ. Tiền số, tiền mã hóa sẽ khác nhau, nhưng cơ bản quan trọng cuối cùng là sức sống của mỗi loại ở đâu. Không ai biết.

Game changer của cuộc chơi theo tui là ở 2020.

Một là sự chấp nhận của những mainstream thanh toán nhiều người xài với bitcoin, cụ thể là Square và Paypal. Hai anh này làm thanh toán có lượng khách lớn, đột nhiên tuyên bố cho phép khách mua bán bitcoin từ platform của mình và xài bitcoin thanh toán. Theo tui, khái niệm thanh toán bitcoin từ Paypal wallet changes the game completely.

Rồi sau đó COVID-19 đã khiến cho cái trào lưu tăng lãi suất của central bank đột ngột phanh cái két. Người ta đang nghĩ là còn phải 2-3 năm nữa central bank mới tăng lãi suất được và in tiền vô tội vạ.

Vậy là cái câu chuyện tiền mặt là rác trở thành trend. Mặt khác, các funds bây giờ, sau khi nhiều research cho thấy add coin vào portfolio giúp diversify vì correlation thấp với các asset class khác, tốt hơn gold, nên bắt đầu add coin.

Thế là đột nhiên vào năm 2020, BTC thành mainstream. Sự chuyển biến trong tư tưởng funds managers, Paypal và Square là 1 sự thay đổi có tính bước ngoặt.

Bây giờ BTC chính thức bước lên vũ đài chính trị, thách thức vai trò của vàng. Về cơ bản, bitcoin và vàng đều vô dụng như nhau, vì sao vàng có thể là safe haven trong khi giá chạy lên chạy xuống tứ mã nan truy luôn mà bitcoin thì không thể? Khi mainstream player vào cuộc, game hấp dẫn hơn.

Tương lai của Bitcoin

Tương lai sẽ ra sao? Tui không biết. Nhưng tui đoán mò.

Tui đoán vàng có thể sẽ mất đi 1 chút ánh lấp lánh. Coin có thể lấy được chút hào quang. Nhưng bạn nghĩ chính phủ sẽ để coin, thứ mà họ không nắm được tóc, hay vàng, thứ mà họ nắm được tóc trở thành main player? Họ sẽ để cho coin không do họ phát hành lấp lánh ánh vàng không?

Bạn đừng quên, chính phủ có thể buộc Paypal dừng thanh toán bằng coin trong 1 nốt nhạc. Và khi coin rớt mạnh thì các mainstream funds cũng sẽ say goodbye với coin nhanh như người yêu cũ ngoảnh mặt.

Tương lai vì vậy rất khó biết. Nhưng nghĩ chi nhiều, cứ trong năm tới, chính phủ chưa rảnh xử coin mà story tiền là rác thì cứ mua đại vàng, coin chất đống trong nhà. USD rẻ thế nào cũng có 1 món lên. Nó giờ thành 1 phần của 1 danh mục well diversifed.

Nhưng bạn muốn làm giàu từ nó thì bạn phải all in. Đó không phải investment, đó là đặt cược rồi về nhà cúng ông địa xin ổng cho mình giàu. Nhưng hình như ông cho làm giàu là ông thần tài.

Lỡ xui coin rớt lại vài chục % thì bạn mất cũng nặng à (nếu all in).

Một điều duy nhất tui có thể đề xuất: các bạn đừng có vay tiền, dùng leverage để mua coin như 1 dạng investment.

Còn anh em trader nào muốn x50 trade thì không ai cấm. Đã làm trader là xác định nghiệp vận vào thân rồi. Chỉ là không nên đi chèo kéo nhà đầu tư lương thiện thôi.

Một con bạc turned investor turned academics cho hay.

Nguồn: GS Hồ Quốc Tuấn, GS tài chính tại Đại học Bristol (UK)

Các viết cùng chủ đề