Buồn ngủ sau một bữa ăn là tốt hay xấu?
Bạn nghĩ việc buồn ngủ sau một bữa ăn là tốt hay xấu? Hãy để bài viết này cho bạn câu trả lời!
Lý do khiến nhiều người buồn ngủ sau bữa trưa hoặc bữa tối thịnh soạn thường là do quá nhiều carbohydrate, bao gồm cả đường.
Trong trường hợp của một bữa ăn ngày lễ điển hình thì đó không phải là gà tây mà là bánh mì (thường có chỉ số đường huyết cao), khoai tây (bao gồm cả khoai lang ngọt), nước thịt (làm với bột mì), nam việt quất (làm ngọt bằng đường), và tất nhiên, những phần bánh ăn thêm (luôn có nhiều hơn một loại để nếm thử). Uống nhiều nước có cồn và không có gì ngạc nhiên khi bạn thèm nhiều hơn một tách cà phê.
Carbohydrate gây ra sự gia tăng mức độ serotonin của chất dẫn truyền thần kinh não – chất này có tác dụng làm dịu, thư giãn, an thần đối với não, bởi vì bạn ăn càng nhiều carbohydrate thì nó càng tạo tính an thần.
Buồn ngủ sau bất kỳ bữa ăn nào có thể là dấu hiệu của tình trạng không dung nạp carbohydrate vì lượng insulin cao hơn.
Điều này cũng cho thấy rằng cơ thể bạn đang đốt cháy nhiều đường hơn và ít chất béo hơn, đây là quá trình ngược lại với trạng thái mà bạn phấn đấu để có sức bền tối ưu. Vì vậy, nếu bạn thường xuyên cảm thấy buồn ngủ sau bữa ăn, đã đến lúc đánh giá hoặc đánh giá lại thói quen ăn uống của bạn.
Mặc dù theo truyền thống, đồ ngọt được coi là cung cấp năng lượng, nhưng trên thực tế, chúng có tác dụng an thần. Đôi khi đồ ngọt có thể mang lại cảm giác thèm ăn, nhưng điều đó rất ngắn ngủi, cho đến khi insulin làm giảm lượng đường trong máu, dẫn đến mệt mỏi hơn. Nếu bạn cần cải thiện tinh thần, hãy thử ăn một ít protein. Một bữa ăn dựa trên protein có ít hoặc không có carbohydrate khiến cơ thể bạn sản xuất ít insulin hơn, đồng thời cung cấp một lượng tyrosine cao hơn và tăng mức norepinephrine. Chất dẫn truyền thần kinh này có tác dụng kích thích não bộ.
Trích từ sách Siêu bí kíp về sức bền: Làm chủ mọi cuộc đua