Cách kiếm lợi nhuận 18000%: Mua cổ phiếu đắt, đừng mua cổ phiếu rẻ
Cách kiếm lợi nhuận 18000% – Phần lớn thời gian, thị trường tìm cách đánh lừa các nhà đầu tư, vì vậy nếu phiếu tạo đỉnh giá mới và khiến đánh đông e ngại không dám mua, thì đó chính xác là thời điểm nên mua cổ phiếu.
Câu chuyện Đầm vàng – Đầm Đỏ
Giống như Livermore, O’Neil căm ghét cách tiếp cận thị trường lười biếng, vì nó chỉ dẫn đến việc người ta cố gắng chết lấy bất cứ phương pháp nào được cho là lối tắt để thành công trên thị trường chứng khoán. Chẳng đâu bộc lộ rõ điều này như sở thích mua cổ phiếu “rẻ”. Mọi người rất dễ rơi vào cái bẫy cổ xưa này, bởi hầu hết các nhà đầu tư non kinh nghiệm tiếp cận thị trường, với tư duy lệch lạc thâm căn cố đế của những kẻ mua hàng, rằng thứ gì hôm nay bán rẻ hơn hôm qua đều là “món hời”.
Điều này có lẻ vì các nhà đầu tư cá nhân đang đứng ở góc độ người tiêu dùng, trong khi thực tế là nhà đầu tư nên xem giao dịch tài chính như hoạt động mua các hàng hóa thô hoặc thành phẩm để bán với giá cao hơn. Đó là lý do O’Neil hay nhắc tới câu chuyện đầu đỏ và đầm vàng.
Khi đầm vàng ế ẩm thì chủ cửa hàng sẽ giảm giá để tống khứ chúng ra khỏi “danh mục” nếu không chúng sẽ trở nên hàng tồn kho, đồng thời nhập thêm đầm đỏ đang bán chạy rồi bán ra với giá cao hơn.
O’Neil ủng hộ trường phái mua những cổ phiếu là chiếc “đầm đỏ” bán đắt như tôm tươi ở mức giá cao mọi thời đại. Lý do rất đơn giản: “…cổ phiếu dẫn dắt thực sự bắt đầu sóng lớn bằng cách giao dịch ở những đỉnh giá mới, chứ không phải ở những mức đáy mới hoặc đã giảm mạnh so với đỉnh”. Hơi lạ kỳ, nhưng đây là nguyên nhân khiến khái niệm mua cổ phiếu đang ở đỉnh mới vô cùng hiệu quả. Đơn giản là vì nó không rõ mồn một trước mắt đám đông, bởi họ sợ mua cổ phiếu tưởng chừng đang được bán với giá quá cao.
O’Neil từng nói “Những cổ phiếu mà số đông đánh giá là quá cao và rủi ro thường tăng cao hơn”. Phần lớn thời gian, thị trường tìm cách đánh lừa các nhà đầu tư, vì vậy nếu phiếu tạo đỉnh giá mới và khiến đánh đông e ngại không dám mua, thì đó chính xác là thời điểm nên mua cổ phiếu.
Giống như O’Neil, Jesse Livermore thích các cổ phiếu thị trường giá cao hơn là cổ phiếu thị giá “rẻ”. Ông khuyên: “Nhà đầu tư đừng bao giờ bán cổ phiếu chỉ vì giá có vẻ cao…”Ngược lại, đừng bao giờ mua cổ phiếu chỉ vì nó đã giảm sâu từ đỉnh cao nhất trước đó. Chắc chắn cổ phiếu giảm mạnh là có lý do tương xứng. Cổ phiếu đó có thể vẫn đang giao dịch ở mức giá quá đắt so với giá trị thực, ngay cả khi mức giá hiện tại chừng như đã xuống thấp.
Bình quân giá xuống
Cố gắng mua các cổ phiếu rẻ là lỗi mà các nhà đầu tư mới hoặc lười biếng hay bị vướng vào. Một sai lầm khác của nhà đầu tư lười biếng mà O’Neil và thế hệ các nhà giao dịch trước đó luôn né tránh là “bình quân giá xuống”. Richard Wyckoff nhận xét: “Những ai có thói quen bình quân giá xuống thường thua lỗ rất lớn hoặc ôm khoản tiền chết”. Họ lập luận là nếu họ mua cổ phiếu giá 100 và nó giảm xuống 90, nghĩa là cổ phiếu rẻ hơn nhiều, và càng xuống thấp thì càng rẻ”.
Khi cần chối bỏ trách nhiệm đối với những khuyến nghị tồi, các môi giới chứng khoán thường sửa chữa quyết định mua cổ phiếu ở mức giá cao trước đó bằng cách đưa ra lời khuyên “bình quân giá xuống”. Ở mức độ nào đó, cái cớ này đã được tiến hóa thành một khái niệm hết sức tiện lợi trong giới đầu tư khi mua các chứng chỉ quỹ tương hỗ mà hẳn nhiều độc giả không lạ lẫm gì.
Trong cuốn Cách kiếm lợi nhuận 18000% O’Neil lại cho rằng đây là nỗi hổ thẹn: “Không có gì tệ hơn việc nhà môi giới thoát khỏi trách nhiệm bằng cách khuyến nghị khách hàng “bình quân giá xuống”. Nếu môi giới khuyên tôi làm vậy. Tôi sẽ lập tức đóng tài khoản và tìm môi giới khác thông minh hơn.
Jesse Livermore cũng không hề thương xót khi đánh giá kỹ thuật bình quân giá xuống như sau: “Rõ là dắt trâu chui ống nếu tiếp tục mua trong khi lần mua đầu tiên đã tạo ra một khoản lỗ”. Đừng bao giờ bình quân giá xuống. Hãy khắc cốt ghi tâm lời dạy này trong tâm lý.
Richard Wyckoff đi sâu vào chi tiết với ý kiến. Và như chúng ta đều biết, O’Neil phản đối bình quân giá bao giờ thì ủng hộ kỹ thuật “bình quân giá lên” ở các cổ phiếu chiến thắng bấy nhiêu.
Điều này cũng tương tự nguyên tắc cơ bản mà Livermore ngầm nói đến khi phát biểu: “Chừng nào hành động giá của cổ phiếu còn đúng đắn và thị trường chung vẫn đang ở trong xu hướng tăng, đừng vội vàng chốt lời”. Bạn không thể kiếm được các khoản tiền kếch xù nếu như không cho các siêu cổ phiếu thời gian và không gian để kiếm về cho bạn những khoản lợi nhuận lớn.
O’Neil đề nghị “Cắt lỗ nhanh và chốt lãi chậm”, vì “Mục tiêu của bạn không phải mọi lúc mà là kiếm được lợi nhuận lớn khi đúng”. Giao dịch để kiếm những khoản lãi nhanh chóng buộc ta phải tư duy liên tục để tìm kiếm giao dịch tiếp theo.
Đây thực sự là một cách quá bận rộn để kiếm tiền trên thị trường chứng khoán, và nó không hoàn toàn đúng với ý tưởng đầu tư theo phong cách O’Neil. Theo kinh nghiệm của tôi, không có cách nào dễ dàng hơn để kiếm những số tiền lớn là đặt cược vào các siêu cổ phiếu, vì tất cả việc này bạn phải làm là ngồi yên và suy nghĩ ít lại.
Khi cổ phiếu của bạn đang trong xu hướng tăng giá đẹp và bạn đã giải ngân hết toàn bộ tiền, thì đứng từ góc độ thực hành, bạn chẳng còn việc gì để làm cả. Bạn đơn giản là ngồi im xem cổ phiếu tăng giá. Đây là điều mà chúng tôi gọi là vùng thăng hoa, một trạng thái tinh thần được Livermore nhân xét là “Không bao giờ nghĩ rằng mình có thể kiếm được số tiền lớn”. Đơn giản chỉ bằng cách ngồi im.
Happy Live Team tổng hợp/ Cách kiếm lợi nhuận 18000% từ thị trường chứng khoán
Dành cho nhà đầu tư thích đi theo xu hướng của thị trường để tận dụng cơ hội kiếm tiền