fbpx

Cách tính khối lượng vị thế trong giao dịch chứng khoán

Đầu tư, bạn phân bổ nguồn vốn như thế nào và xác định khối lượng vị thế ở từng giao dịch cụ thể ra sao?

Cho dù danh mục đầu tư của bạn lớn đến đâu, bạn sẽ cần thực hiện quản lý rủi ro phù hợp. Nếu không, bạn có thể nhanh chóng làm cháy tài khoản của mình và chịu tổn thất đáng kể. Thành tựu trong nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng có thể bị xóa sổ chỉ bởi một giao dịch được quản lý kém.

Cách tính khối lượng vị thế trong giao dịch chứng khoán

Một điều cơ bản trong giao dịch hoặc đầu tư là tránh việc đưa ra các quyết định mang tính cảm tính. Trong rủi ro tài chính, các yếu tố cảm xúc chiếm một phần đáng kể. Bạn cần phải kiểm soát được chúng để không ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư và giao dịch của bạn. Đây là lý do tại sao việc tuân theo các bộ quy tắc vạch ra lại hữu ích trong các hoạt động đầu tư và giao dịch.

Hãy gọi những quy tắc này là hệ thống giao dịch. Mục đích của hệ thống này là quản lý rủi ro, nhưng quan trọng không kém là giúp loại bỏ các quyết định không cần thiết. Bằng cách này, khi đến lúc, hệ thống giao dịch của bạn sẽ không cho phép bạn đưa ra các quyết định vội vàng và bốc đồng.

Khi thiết lập các hệ thống này, bạn sẽ cần cân nhắc một số điều. Thời hạn đầu tư? Khả năng chịu rủi ro? Bạn có thể mạo hiểm bao nhiêu vốn? Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào một khía cạnh cụ thể – cách tính khối lượng vị thế của bạn cho mỗi giao dịch riêng lẻ.

Để làm điều đó, trước tiên, chúng ta sẽ cần xác định số vốn trong tài khoản giao dịch của bạn và mức độ mạo hiểm mà bạn sẵn sàng tham gia trong một giao dịch.

Cách xác định kích thước tài khoản

Mặc dù điều này có vẻ như là một bước đơn giản, thậm chí là không cần thiết, nhưng đó là một sự cân nhắc đúng đắn. Đặc biệt khi bạn là người mới bắt đầu, nó có thể giúp phân bổ một số phần nhất định trong danh mục đầu tư của bạn cho các chiến lược khác nhau. Bằng cách này, bạn có thể theo dõi chính xác hơn tiến trình bạn đang thực hiện với các chiến lược khác nhau và cũng giảm thiểu nhiều việc tham gia vào các tình huống rủi ro.

Ví dụ: giả sử bạn tin tưởng vào tương lai của một cổ phiếu và có một vị thế dài hạn với việc tích sản cổ phiếu này trong nhiều tháng thậm chí nhiều năm, thì có lẽ tốt nhất là bạn không nên xem cổ phiếu này là một phần của vốn giao dịch của mình.

Theo cách này, kích thước tài khoản chỉ đơn giản là vốn khả dụng mà bạn có thể phân bổ cho một chiến lược giao dịch cụ thể.

Cách xác định rủi ro tài khoản

Bước thứ hai là xác định rủi ro tài khoản của bạn. Điều này liên quan đến việc xác định bạn sẵn sàng mạo hiểm bao nhiêu phần trăm vốn khả dụng trên một giao dịch. 

Quy tắc 2%

Trong thế giới tài chính truyền thống, có một chiến lược đầu tư gọi là quy tắc 2%. Theo quy tắc này, một nhà giao dịch không nên mạo hiểm hơn 2% tài khoản của họ trên một giao dịch. Chúng ta sẽ xem xét chính xác điều đó có nghĩa là gì, nhưng trước tiên, hãy điều chỉnh nó để phù hợp hơn với các thị trường tiền mã hóa biến động.

Quy tắc 2% là một chiến lược phù hợp với các phong cách đầu tư thường chỉ bao gồm việc tham gia một vài vị thế dài hạn hơn. Ngoài ra, nó thường được điều chỉnh để phù hợp với các công cụ ít biến động. Nếu bạn là một nhà giao dịch tích cực hơn và đặc biệt là nếu bạn là nhà giao dịch mới, thì quy tắc này này, thậm chí với con số đặt cược rủi ro nhỏ hơn nữa, có thể là cứu cánh. Trong trường hợp này, hãy cùng sửa nó thành quy tắc 1%.

Nếu bạn đầu tư chứng khoán Việt Nam và theo trường phái đầu tư tăng trưởng CANSLIM, bạn cũng có thể đưa ra quy tắc giao dịch của chính mình với mức cắt lỗ tối đa 7-8% cho một giao dịch. 

Quy tắc này đặt điều kiện rằng bạn không nên mạo hiểm hơn 1% tài khoản của mình trong một giao dịch. Phải chăng điều này có nghĩa là bạn chỉ tham gia giao dịch với 1% vốn khả dụng của mình? Tuyệt đối không phải vậy! Điều đó chỉ có nghĩa là nếu ý tưởng giao dịch của bạn là sai và stop-loss (điểm dừng lỗ) đạt đến điểm dừng, bạn sẽ chỉ mất 1% tài khoản của mình.

Cách tính khối lượng vị thế trong giao dịch chứng khoán

Cách xác định rủi ro giao dịch 

Cho đến nay, chúng ta đã xác định kích cỡ tài khoản và rủi ro tài khoản. Vậy thì làm thế nào để chúng ta xác định khối lượng vị thế cho một giao dịch duy nhất

Chúng ta hãy xem xét trường hợp ý tưởng giao dịch của chúng ta bị vô hiệu.

Đây là một cân nhắc quan trọng và áp dụng cho hầu hết các chiến lược. Khi nói đến giao dịch và đầu tư, thua lỗ sẽ luôn là một phần của trò chơi, và thực tế thì đúng là như vậy. Đây là một trò chơi của xác suất – ngay cả những người giao dịch giỏi nhất không phải lúc nào cũng đúng. Trên thực tế, một số nhà giao dịch có thể thực hiện giao dịch sai nhiều hơn là đúng nhưng họ vẫn có lãi. Làm thế nào điều đó có thể xảy ra? Tất cả là nhờ có quản lý rủi ro phù hợp, bạn có một chiến lược giao dịch và bạn tuân thủ nó.

Như vậy, mọi ý tưởng giao dịch phải có một điểm vô hiệu. Đây là trường hợp mà chúng ta nói rằng: “ý tưởng ban đầu của chúng ta đã sai, và chúng ta nên rời khỏi vị thế này để giảm thiểu thiệt hại hơn nữa”. Ở mức độ thực tế hơn, điều này chỉ đơn giản có nghĩa là điểm chúng ta đặt lệnh stop-loss.

Cách xác định điểm này hoàn toàn dựa trên chiến lược giao dịch cá nhân và thiết lập cụ thể. Điểm vô hiệu có thể dựa trên các thông số kỹ thuật, chẳng hạn như vùng hỗ trợ hoặc vùng kháng cự. Nó cũng có thể dựa trên các chỉ số, một điểm phá vỡ cấu trúc thị trường, hoặc một cái gì đó hoàn toàn khác.

Không có cách tiếp cận một cho tất cả để xác định stop-loss của bạn. Bạn sẽ phải tự quyết định chiến lược nào phù hợp với phong cách của bạn nhất và xác định điểm vô hiệu dựa trên đó.

Kết luận

Việc tính toán kích thước vị thế không dựa trên chiến lược tùy tiện. Nó liên quan đến việc xác định rủi ro tài khoản và xem xét trường hợp ý tưởng giao dịch bị vô hiệu trước khi bước vào một giao dịch.

Một khía cạnh quan trọng không kém của chiến lược này là thực thi. Một khi bạn đã xác định kích thước vị thế và điểm vô hiệu, bạn không nên ghi đè lên chúng một khi giao dịch đang được diễn ra.

Nguồn: Binance, Happy Live tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Làm Giàu Từ Chứng Khoán (phiên bản mới) + Hướng Dẫn Thực Hành CANSLIM

(Kết hợp Phân tích cơ bản (FA) và Phân tích kỹ thuật (TA) để tìm kiếm Siêu cổ phiếu)

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề