fbpx

Cảm xúc của nhà đầu tư trên thị trường và những thuật ngữ nến

Phân tích kỹ thuật là cách duy nhất để đo lường yếu tố cảm xúc của thị trường. Chúng ta đều biết không hiếm lần, một lạng cảm xúc có giá trị tương đương một cân sự thật. Còn cách nào khác để giải thích sự biến chuyển bất ngờ trong thị trường khi các yếu tố cơ bản không thay đổi?

Một điều rất thú vị của đồ thị nến Nhật Bản chính là tên các mẫu hình, chúng là những cụm từ đầy màu sắc mô tả độ khỏe về cảm xúc của thị trường tại thời điểm mẫu hình được hình thành. Liệu sau khi nghe cụm từ như “Mây đen bao phủ”, bạn có nghĩ rằng độ khỏe về mặt cảm xúc của thị trường đang tốt không? Tất nhiên là không! Ở những phần sau bạn sẽ thấy đó là mẫu hình giảm giá và tên của chúng truyền tải rõ ràng tình trạng yếu ớt của thị trường.

Cảm xúc của nhà đầu tư và nến

 

Có nhiều mẫu hình và nhận định trong cuốn sách này, nhưng những cái tên tượng hình người Nhật sử dụng không chỉ khiến việc sử dụng đồ thị nến vui hơn mà còn giúp bạn dễ ghi nhớ mẫu hình tăng hay giảm giá. Tôi lấy ví dụ, trong Chương 5, bạn sẽ tìm hiểu về mẫu hình “Sao Hôm” (Evening stars) và “Sao Mai” (Morning stars). Không cần biết những mẫu hình này trông như thế nào hoặc là gì, chỉ cần nghe tên của chúng, bạn nghĩ mẫu hình nào tích cực và mẫu hình nào tiêu cực? Ngôi Sao Hôm (cái tên chỉ Sao Kim) chỉ xuất hiện trước khi màn đêm buông xuống, nghe có vẻ là một tín hiệu tiêu cực – và đúng là như vậy! Còn Sao Mai mang ý nghĩa tích cực vì ngôi sao này chỉ xuất hiện khi mặt trời mọc.

Trên thị trường, tâm lý các nhà đầu tư luôn chi phối rất lớn đến mức độ ổn định của thị trường, đặc biệt là đối với thị trường tài chính, sự tác động của yếu tố tâm lý luôn diễn biến rất phức tạp, khiến thị trường tài chính luôn tiềm ẩn yếu tố bất ổn định rất cao, là nhân tố chủ chốt gây ra các cuộc hoảng loạn thị trường, khiến cho việc triển khai các chính sách kinh tế vĩ mô luôn gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí kết quả đi ngược so với mục tiêu kỳ vọng. 

Đặc điểm tâm lý nhà đầu tư trên thị trường tài chính

Tâm lý nhà đầu tư trên thị trường tài chính là sự phản ánh thái độ của nhà đầu tư trước các diễn biến của thị trường tài chính. Bất cứ diễn biến nào của thị trường tài chính đều tác động tức thời đến diễn biến tâm lý của nhà đầu tư.

Cảm xúc của nhà đầu tư và nến

Tâm lý tự tin thái quá

Trên thị trường tài chính, tính năng động và linh hoạt sẽ giúp các nhà đầu tư luôn tự tin và ứng phó rất nhanh với các diễn biến của thị trường, tuy vậy, do sự hạn chế nhất định về nhận thức thị trường (cả về các giao dịch trên thị trường lẫn thông tin thị trường), nên sự linh hoạt và năng động này rất dễ nghiêng sang thái cực dễ bị dao động. Với thiên hướng dễ bị dao động trước các diễn biến bất thường của thị trường, sẽ khiến cho thị trường tài chính càng bị rung lắc mạnh hơn, khi đó các chính sách tài chính tiền tệ sẽ bị suy giảm hiệu lực. 

Tâm lý tự tin thái quá của nhà đầu tư, dẫn đến loại tâm lý lạc quan hoặc bi quan thái quá

Lạc quan là một trạng thái tâm lý tích cực, nó giúp cho con người vượt qua những hoàn cảnh sóng gió bất lợi, từ đó giúp con người vượt qua mọi khó khăn thách thức. Tuy vậy, nếu lạc quan thái quá thì không hẳn là một ưu thế, bởi rất có thể con người không nhận thức hết được những rào cản, hay nói cách khác, tâm lý này rất dễ khiến con người có thái độ “bất chấp”. Với thái độ bất chấp, khi vấp phải những rào cản không thể vượt qua được, có thể khiến người ta có tâm lý bi quan, chán nản và lại dễ sa lầy vào tâm lý bi quan. 

Tâm lý hối tiếc

Trong hoạt động kinh tế nói chung, nhất là trên thị trường tài chính, đặc điểm tâm lý này chi phối rất mạnh tới các quyết định của nhà đầu tư, khi ấy nhà đầu tư thiên về yếu tố cảm tính cá nhân để đưa ra các quyết định đầu tư của mình (thay vì ra quyết định đầu tư theo sự mách bảo của lý trí). Hơn nữa, triết lý sống “duy tình” dễ dẫn đến sự nể nang nhau trong các quan hệ tài chính, coi nhẹ các ràng buộc trách nhiệm. Sự lỏng lẻo trong hoạt động tài chính dễ dẫn đến những rủi ro đổ vỡ tài chính, bởi vì triết lý “duy tình hơn duy lý” sẽ khiến cho người ta có tâm lý “cả tin” dễ bị dụ dỗ vào các cạm bẫy tài chính.

Tâm lý bày đàn

Các cuộc chạy đua nâng lãi suất huy động của các NHTW xuất phát từ ứng xử của người gửi tiền, những dòng người lũ lượt chờ chực tại các tiệm kim hoàn để mua vàng, các làn sóng mua bán chứng khoán, các hoạt động đầu cơ ngoại tệ … những năm qua cho thấy rằng “hành xử theo đám đông” là một đặc điểm tâm lý của con người trên thị trường tài chính.

Cảm xúc của nhà đâu tư trên thị trường tài chính và những thuật ngữ nến

Tâm lý này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Kinh nghiệm ít và tính chuyên nghiệp chưa cao khi tham gia trên thị trường tài chính, thông tin trên thị trường tài chính thiếu minh bạch, giao dịch nội gián chưa được kiểm soát tốt… khiến các nhà đầu tư thường hành xử theo đám đông. Tâm lý này đã và đang tiếp tục gây ra các vụ hoảng loạn trên thị trường tài chính. Từ đó đặt ra yêu cầu với các nhà chức trách là phải biết nắm bắt được xu hướng vận hành đám đông trên cơ sở phải “nắm được người có tóc” thì các chính sách tài chính mới có hiệu lực.

Tâm lý bảo toàn 

Trên thị trường tài chính, nhà đầu tư thường là những người có tiền tiết kiệm và việc phân bổ các khoản tiền tiết kiệm này như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào trạng thái tâm lý của họ. Khi nhà đầu tư có tâm lý bi quan cũng có nghĩa rằng họ ít tin vào các chính sách tài chính, hay nói cách khác tâm lý bi quan chính là sự phản ứng của nhà đầu tư với môi trường chính sách và nó cũng đồng thời hình thành nên loại tâm lý “tự bảo vệ bản thân”. 

Nếu như tâm lý này diễn biến phức tạp có thể hình thành loại tâm lý mới khác. Với tâm lý này, các nhà đầu tư luôn cho rằng việc ban hành ra các chính sách tài chính chẳng qua chỉ để cấm đoán, o ép, bắt các nhà đầu tư vào các khuôn khổ không có lợi… và vì vậy các nhà đầu tư luôn tìm cách để đối chọi với chính sách, “lách” chính sách miễn sao có lợi cho cá nhân nhà đâu tư. Ứng phó với loại tâm lý này, các nhà làm chính sách trên thị trường tài chính không chỉ phải quan tâm đến việc ban hành các chính sách sao cho “đẹp” về nội dung, mà rất cần phải quan tâm đến việc làm thế nào để “bịt” các kẽ hở trong các văn bản chính sách mà nhà đầu tư có thể lợi dụng để trục lợi cá nhân, gây phương hại đến lợi ích chung – làm hiệu lực của chính sách tài chính bị suy giảm.

Nguồn: Trích sách Tuyệt kỹ Giao dịch bằng đồ thị nến Nhật

Có thể bạn quan tâm: Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật

“Bộ vuốt” phân tích đồ thị cho những góc nhìn độc nhất về sức khỏe thị trường và những tín hiệu đảo chiều sớm

Tuyệt kỹ Giao dịch bằng đồ thị nến Nhật - Japanese Candlestick Charting Techniques

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề