fbpx

Cấu trúc thị trường cơ bản: Tìm hiểu về xung lực và đà

Biểu đồ giá của một cổ phiếu hay của thị trường chung thường khá khó hiểu cho một nhà đầu tư mới, để có thể tiếp cận dễ dàng hơn với thông tin thị trường trên biểu đồ, nhà đầu tư cần làm quen với mô hình cấu trúc thị trường cơ bản. 

Cấu trúc thị trường cơ bản: Tìm hiểu về xung lực và đà

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét cấu trúc của các xu hướng kỹ hơn một chút: cách chúng bắt đầu, phát triển và kết thúc. Sự xuất hiện của một xu hướng cho thấy sự mất cân bằng áp lực mua – bán, chính sự mất cân bằng này mới thực sự thúc đẩy sự thay đổi giá cả, và xu hướng cuối cùng sẽ kết thúc khi thị trường đạt được trạng thái cân bằng ở một mức giá mới. 

>> Điều cực kỳ quan trọng là khả năng đọc cấu trúc xu hướng và biết những mô hình nào sẽ duy trì trạng thái mất cân bằng hoặc những mô hình nào chỉ ra rằng xu hướng này có thể sắp kết thúc.

Bài học đầu tiên về cấu trúc xu hướng của thị trường: Xung lực và đà 

Cấu trúc thị trường cơ bản: Tìm hiểu về xung lực và đà

Chân đầu tiên (AB) của cấu trúc cơ bản thường được gọi là chuyển động đà hoặc chuyển động xung lực. Trong xu hướng tăng, đây là một đà tăng tương đối mạnh được thúc đẩy bởi áp lực mua (cầu) vượt qua áp lực bán hiện có (cung) và tạo ra sự thiếu thanh khoản ở một phía của thị trường. Sau khi thị trường bị khóa trong một phạm vi giao dịch mở rộng mà không có đà rõ rệt, sự xuất hiện của một đà mạnh phá thủng một phía của phạm vi giao dịch thường là dấu hiệu cho thấy có sự mất cân bằng mới về áp lực mua hoặc bán. 

Ví dụ về một xu hướng mới đang hình thành

Cấu trúc thị trường cơ bản: Tìm hiểu về xung lực và đà

Đây là một xu hướng mới đang hình thành trong hợp đồng tương lai trái phiếu kho bạc 30 năm. Một vài lưu ý về mô hình này:

_ Thứ nhất, đây là một mô hình dễ. Ngay cả những người không có kinh nghiệm cũng sẽ nhận ra đột phá trong mô hình ở phía bên phải biểu đồ. 

_ Tiếp theo, hãy lưu ý rằng giá đã có lúc vượt qua kênh trên, mặc dù nến cuối cùng của biểu đồ phần nào gợi ý về một đỉnh ngắn hạn. Cuối cùng, đường MACD nhanh đã ghi nhận một mức đỉnh mới của đà. 

Ví dụ về một xu hướng giảm 

Hình 3.4 là một ví dụ về xu hướng giảm xuất hiện trong hợp đồng tương lai trong ngày của Standard & Poor’s (S&P) 500 trên biểu đồ 5-phút. Ở trường hợp này, một nến giảm lớn đã xuyên qua kênh dưới và đẩy MACD xuống mức đáy mới thấp hơn nhiều so với bình thường. 

Cấu trúc thị trường cơ bản: Tìm hiểu về xung lực và đà

*Điều này làm nảy sinh một đặc điểm riêng quan trọng của MACD: vì được tính toán từ các đường trung bình động – giúp đường giá trơn tru và nhưng có độ trễ, chỉ báo này cũng có độ trễ so với chuyển động giá. Hiểu được vấn đề này và hiểu được bức tranh bạn thấy vào thời điểm đó có ý nghĩa gì là điều rất quan trọng (Đặt một mảnh giấy lên biểu đồ để che biến động giá ở bên phải và sau đó di chuyển tờ giấy sang phải để hiển thị từng nến một và quan sát chuyển động của MACD). Ngoài ra, hãy lưu ý rằng cả hai trường hợp này đều rất rõ ràng và việc sử dụng MACD có vẻ hơi thừa vì thông tin đã hiển thị rõ ràng trong cấu trúc giá.

Chuyển động xung lực thúc đẩy xu hướng

Chỉ cần mỗi chân xu hướng kéo dài trong một đà chuyển động gần như đồng nhất với các động thái trước đó, thì các khả năng sẽ nghiêng về phía có lợi cho việc mua vào trong pha điều chỉnh tiếp theo trong xu hướng tăng khi giá chuẩn bị tăng lại, hoặc, trong trường hợp của xu hướng giảm, có lợi cho việc bán khống trong các đợt điều chỉnh khi giá chuẩn bị có một cú phá đáy mới. Những gì bạn không mong đợi trong một xu hướng là sự xuất hiện của đà nghịch hướng mạnh mẽ ở một pha điều chỉnh nào đó. 

Ví dụ khác có đà giảm mạnh mẽ 

Cấu trúc thị trường cơ bản: Tìm hiểu về xung lực và đà

Hình 3.5 là một ví dụ trong đó đà giảm rất mạnh mẽ đã xuất hiện khi giá hợp đồng tương lai của đường điều chỉnh. Lưu ý rằng đợt điều chỉnh này đã phá vỡ hoàn toàn mô hình xu hướng đã thiết lập và đạp MACD xuống mức đáy cực thấp, điều này không phù hợp với một xu hướng tăng hoàn chỉnh. Mặc dù điều quan trọng là phải hiểu những manh mối vi tế mà thị trường cung cấp, nhưng đôi khi những manh mối quan trọng nhất lại rất rõ ràng. Cố gắng giao dịch với xu hướng tăng sau một sự kiện như thế này là điều vô ích, nhiều khả năng xu hướng đã bị phá vỡ cho đến khi có thông tin đáng chú ý mới.

Kết luận: 

Hãy nhớ rằng, mô hình bình thường trong một xu hướng đã thiết lập là mỗi chân thiết lập ứng với một chuyển động theo đà và các phần mở rộng tiếp theo cũng hoạt động như những di chuyển theo đà thiết lập chân xu hướng tiếp theo. Kinh tế học 101 cho chúng ta biết rằng cầu tăng sẽ làm giá tăng khi thị trường cố gắng đạt được mức giá khớp lệnh mới, mô tả này về chuyển động của xu hướng là một trong những cơ chế mà thông qua đó các điều chỉnh xảy ra.

Cuối cùng, giá cao hơn sẽ thu hút đủ người bán vào thị trường để đạt được trạng thái cân bằng mới, có lẽ là tạm thời. Các nhà giao dịch kỹ thuật nhạy bén thường có thể nhận ra manh mối của quá trình này trong biểu đồ của thị trường. Các mẫu hình quan trọng nhất là: đỉnh đà hoặc đáy đà mới, các chân xu hướng tiếp theo tạo ra các chuyển động xung lực mới tương tự nhau và không có sự xuất hiện của những đợt điều chỉnh với đà nghịch hướng mạnh.

Trích Phân tích kỹ thuật: Sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật trong đầu tư chứng khoán

Có thể bạn quan tâm

The art an Science of Technical Analysis: Sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật trong ĐTCK

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề