fbpx

The art and Science of technical analysis: Tâm trí của nhà giao dịch

The art and Science of technical analysis- Cái mà chúng ta gọi là “thị trường” thực sự là kết quả cuối cùng của sự tương tác của hàng ngàn nhà giao dịch với mọi thể loại quy mô, thời gian và mục đích nắm giữ.

the-art-and-science-of-technical-analysis-tam-tri-cua-nha-giao-dich-happy-live-1

Tất cả những người đã tiếp xúc với thị trường đều có lúc tự hỏi bản thân rằng “Tại sao giao dịch lại khó đến vậy?”. Có những lý do chính đáng làm cho việc giao dịch trở nên khó khăn: Thị trường rất ngẫu nhiên, bất kỳ lợi thế nào mà chúng ta có thể tìm được sẽ bị xói mòn bởi sự cạnh tranh từ các nhà giao dịch thông minh, có vốn mạnh. Mỗi nhà giao dịch có những hạn chế khác nhau và các thị trường hay phải chịu những cú sốc lớn có thể làm những nhà giao dịch không chuẩn bị kỹ lưỡng bị phá sản. Mặc dù vậy, có lẽ vẫn còn điều gì đó khác nữa và đôi khi kẻ thù lớn nhất là chính chúng ta. Thị trường đã làm gì để thúc đẩy mọi người mắc sai lầm vào đúng thời điểm tồi tệ nhất, và tại sao nhiều hành vi đã hỗ trợ chúng ta rất tốt nhưng trong các tình huống khác lại chống lại chúng ta trên thị trường?

Một phần của câu trả lời nằm ở bản chất của thị trường. Cái mà chúng ta gọi là “thị trường” thực sự là kết quả cuối cùng của sự tương tác của hàng ngàn nhà giao dịch với mọi thể loại quy mô, thời gian và mục đích nắm giữ.

Mỗi nhà giao dịch không ngừng cố gắng để đạt được lợi thế so với những người khác; hành vi thị trường là tổng hòa của tất cả các hoạt động này, phản ánh cả sự phân tích lý trí và phản ứng tâm lý của tất cả những người tham gia. Điều này về cơ bản đã tạo ra một môi trường khuyến khích các nhà giao dịch cá nhân phạm sai lầm. Điều quan trọng là: Thị trường về cơ bản được thiết kế để khiến các nhà giao dịch phạm sai lầm vào đúng thời điểm tồi tệ nhất. Thị trường biến các công cụ nhận thức và thói quen tâm lý của chúng ta chống lại chính chúng ta, khiến chúng ta trở thành kẻ thù của chính mình trên thương trường. Không phải thị trường chống lại chúng ta, mà thị trường khiến chúng ta chống lại chính mình.

Những vấn đề này đặc biệt liên quan đến nhà giao dịch cá nhân, độc lập, người ít đặt ra giới hạn cho hành vi của họ và phải đối mặt với việc viển vông là “kiếm tiền”. Các nhà giao dịch trong các tổ chức có nhiều lợi thế hơn so với các cá nhân, khi khuôn khổ tổ chức đặt ra nhiều hạn chế đối với hành vi của họ. Những ràng buộc này, cùng với sự hướng dẫn của ban quản lý và sự trợ giúp toàn diện từ các nhà giao dịch cấp cao, tạo nên một khuôn khổ vững chắc để định hình hành vi và làm cho các nhà giao dịch mới trong những môi trường này ít bị ảnh hưởng bởi các căng thẳng và sai sót tâm lý phổ biến. Hơn nữa, nhiều nhà giao dịch tổ chức có các vai trò cụ thể, rõ ràng như thực hiện và quản lý các bộ quy tắc phòng ngừa rủi ro phức tạp, hoặc quản lý danh mục và dòng chảy lệnh của khách hàng. Những nhà giao dịch này không phải đối mặt với nhiệm vụ lớn là đánh bại thị trường và có thể trở nên khá thành thạo trong công việc của họ mà không cần hoàn toàn chinh phục tất cả các thách thức tâm lý trong giao dịch.

Một lời cảnh báo: Mặc dù bây giờ chúng ta tập trung vào các yếu tố tâm lý của giao dịch, nhưng suy nghĩ tích cực, thiền định, tưởng tượng và tâm lý phù hợp cũng chỉ có vậy thôi. Bạn bắt buộc phải có lợi thế trên thị trường để kiếm tiền. Đối với hầu hết mọi kiểu giao dịch, bạn sẽ không thể sử dụng tốt lợi thế đó nếu không có các kỹ năng tâm lý phù hợp, nhưng bản thân các công cụ tâm lý đó không phải là một lợi thế giao dịch thực tế.

Chương này của cuốn sách The art and Science of technical analysis bắt đầu với việc chỉ ra cách thị trường làm cho một số khả năng lý luận của chúng ta chống lại chúng ta và chúng ta trở thành kẻ thù tồi tệ nhất của chính mình như thế nào trên thị trường. Tiếp theo, chúng ta xem xét trực giác và trạng thái dòng chảy – những điều thiết yếu của giao dịch cấp cao nhất đối với nhiều nhà giao dịch. Đặc biệt, trải nghiệm trạng thái dòng chảy là một phần quan trọng của cả hiệu quả và sự phát triển kỹ năng.

THỬ THÁCH TÂM LÝ CỦA THỊ TRƯỜNG

the-art-and-science-of-technical-analysis-tam-tri-cua-nha-giao-dich-happy-live-2

Mức độ căng thẳng tâm lý trong giao dịch gần như là cực hạn đối với con người. Thứ nhất, có những hậu quả nghiêm trọng nếu mắc lỗi, quyết định giao dịch là những quyết định có rủi ro cao. Ngay cả khi khoản lỗ được giới hạn để không giao dịch đơn nhất nào có thể làm chúng ta thiệt hại nặng nề, thì hiếm có nhà giao dịch nào có thể đối mặt với 10 lần thua lỗ liên tiếp mà không đau đớn, buồn rầu cả những nhà giao dịch làm trong các tổ chức cũng có thể gặp rắc rối sau một chuỗi thua lỗ. Hơn nữa, tổn thất không phải lúc nào cũng là do quyết định sai, và đáng ngại hơn, những quyết định tồi đôi khi lại dẫn đến những kết quả tốt.

Đây chính là tính ngẫu nhiên của thị trường, nhưng rất khó trau dồi kỹ năng và phát triển trực giác khi kết quả không phải lúc nào cũng gắn liền với hành động. Hơn nữa, bạn sẽ luôn luôn ra các quyết định giao dịch trong tình trạng thiếu thông tin. Chúng ta không bao giờ biết tất cả những gì cần biết về bất kỳ giao dịch nào, và cho dù chúng ta có nghiên cứu kỹ đến đâu, thì vẫn có nhiều điều không thể biết được. Ngay cả khi bạn bằng cách nào đó có thể tích lũy mọi thông tin liên quan, đã biết và chưa biết, thì luôn có khả năng một lệnh lớn có thể được đưa vào thị trường với kết quả không thể đoán trước – bất cứ điều gì có thể xảy ra trên thị trường. Ngoài ra, nhiều quyết định phải được đưa ra nhanh chóng và chịu nhiều áp lực. Chắc chắn có nhiều kiểu giao dịch mà điều này có vẻ không đúng lắm, nhưng rồi sẽ đến một lúc bạn vẫn phải quyết định thực sự làm điều gì đó. Có ai đó phải bóp cò, và bạn đôi khi phải ra các quyết định quản lý rủi ro ngay lập tức để ứng phó với biến động thị trường đang diễn ra. Đây là môi trường giao dịch – các quyết định có rủi ro cao, được thực hiện dưới áp lực với thông tin không đầy đủ. Dưới góc độ này, lý do của một số thách thức tâm lý trở nên rõ ràng hơn.

SỰ THÍCH NGHI TIẾN HÓA

the-art-and-science-of-technical-analysis-tam-tri-cua-nha-giao-dich-happy-live-3

Nhiều công cụ nhận thức mà chúng ta sở hữu có thể là tàn dư còn sót lại từ quá trình phát triển từ loài vật; mặc dù chúng có thể hữu ích trong thời tiền sử, nhưng chúng thường khiến chúng ta thất bại hoàn toàn trong cuộc sống hiện đại. Ví dụ, adrenaline dâng trào kết hợp với phản ứng chiến đấu-hay-bỏ chạy có thể hữu ích trong việc thoát khỏi một con hổ răng kiếm. Có thể dễ dàng nhận thấy chọn lọc tự nhiên đã củng cố phản ứng này như thế nào: Nếu những con người ban đầu không có nó, họ đã trở thành bữa trưa cho loài thú.

Trong cuộc sống hiện đại, phản ứng này dẫn đến sự nổi điên trên đường phố, các vụ ẩu đả trong quán bar, căng thẳng liên tục và toàn bộ danh sách các bệnh liên quan đến nội tiết. Đây là phần “con” của con người chúng ta. Không thể hoàn toàn thoát khỏi những thói quen kỳ quặc này, bởi vì chúng là một phần của chính cấu tạo của con người chúng ta; chúng ta đã, đang, và sẽ luôn luôn dễ mắc một số sai lầm trong một số tình huống nhất định. Điều tốt nhất chúng ta có thể làm là nhận thức được những thiên kiến và sai sót này và cố gắng chống lại chúng; nhưng hãy hiểu rõ rằng – bạn không thể sửa chữa chúng.

Sự tự nghiệm – Heuristies

Sự tự nghiệm là một quy tắc chung, một lối tắt nhận thức để có thể nhanh chóng tìm ra câu trả lời cho một vấn đề nan giải. Chúng cực kỳ nhanh và hiệu quả; một số vấn đề cần hàng giờ hoặc hàng ngày phân tích logic để giải quyết thì sự tự nghiệm chỉ cần vài giây hoặc vài phút. Căn nguyên của tư duy tự nghiệm là khả năng liên hệ những trải nghiệm mới với thông tin cũ đã được xử lý

– “Ồ, cái này trông như thế à”. Chúng ta học hỏi, suy nghĩ và đối mặt với thế giới bên ngoài bằng cách khái quát hóa và sắp xếp trải nghiệm của mình thành các phạm trù rộng và khi gặp các tình huống mới, chúng ta liên hệ chúng với các phạm trù rộng lớn này. Trên thị trường, chúng ta thường liên hệ các tình huống và mô hình với các nhóm mô hình mà chúng ta đã tạo ra hoặc đã chú ý trước đó, cho dù mối liên kết giữa hai tập hợp đó có logic hay không. Thì Tự nghiệm rất hữu ích, thậm chí là cần thiết cho các nhà giao dịch, nhưng điều quan trọng là chúng phải được xây dựng từ thông tin hợp lệ và được huấn luyện cẩn thận.

Nếu không được kiểm chứng, có thể sinh ra những tự nghiệm sai lầm và chúng lại được củng cố trong môi trường thị trường có tính ngẫu nhiên cao. Ví dụ, một nhà giao dịch có thể có tự nghiệm khiến anh ta phải mua vào ở mức đỉnh ngày hôm trước trong hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán, bởi vì có thể anh ta đã ghi nhớ nhiều các giao dịch thắng lớn kiểu này. Một nhà giao dịch khác có tự nghiệm chuẩn vì anh ta đã kiểm chứng, trong trường hợp này, lại bán khống tại những đỉnh đó. Cả hai nhà giao dịch đều có thể nhanh chóng đưa ra quyết định, nhưng nhà giao dịch có trực giác dựa trên các nguyên tắc chính xác của hành vi thị trường sẽ đưa ra quyết định đúng đắn.

Đổ lỗi cho người khác

Nếu bạn đã có thời gian tiếp xúc với các nhà giao dịch, bạn sẽ nghe thấy những thử kiểu như thế này: “Ồ, chúng nó lại quét lỗ tôi nữa rồi”, “Cha đó lại chơi tạo rồi. Mày tin được không?”, “Ồ, tụi nó luôn làm vậy. Lũ tội phạm! Làm thế nào chúng có thể luôn làm điều này với tôi chứ?”. Các nhà giao dịch có xu hướng đổ lỗi khoản lỗ của họ cho một thế lực bất chính, vô hình nào đó đang thao túng thị trường đằng sau – chính phủ Hoa Kỳ đang mua các hợp đồng tương lai cổ phiếu (Đội bảo vệ Plunge), các nhà giao dịch tại sàn đang thao túng thị trường, các thuật toán giao dịch cao tần (HFT) ăn cắp từ các nhà giao dịch, hoặc các ngân hàng lớn đang bất cẩn đẩy thị trường đi lung tung.

Những điều này có thể xảy ra, nhưng đây mới là vấn đề: Chúng chả có nghĩa lý gì cả. Bạn sẽ cảm nhận được những chủ định này trên thị trường cho dù nó có tồn tại hay không. Chính bộ não làm cho bạn cảm thấy có một thế lực vô hình nào đó. Chúng có thể có thật hoặc không, nhưng việc bạn cho rằng có một bên thứ ba đang thao túng thị trường nói lên nhiều điều về nhận thức của chính bạn hơn là về chính thị trường.

Thị trường đôi khi bị thao túng trắng trợn, điều này không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên, hành động thị trường là kết quả cuối cùng của hoạt động cạnh tranh của hàng chục ngàn nhà giao dịch, ở nhiều khung thời gian, với các mục tiêu và quan điểm khác nhau; mọi thứ đều được xếp vào các mô hình hành vi thị trường và phần lớn trong số đó là nhiễu động. Thay vì tức giận khi bị quét lỗ, hãy coi đó như một điều tự nhiên hoặc, nếu do bạn đặt sai điểm dừng, hãy sửa lỗi. Nếu kết quả không mong muốn này xảy ra thường xuyên đến mức khiến bạn trầm cảm, có thể bạn đang làm điều gì đó trái với bản chất thị trường. Đó là một lựa chọn đơn giản: Tiếp tục phản đối và tức giận với cách thị trường di chuyển, hoặc tự điều chỉnh bản thân bạn cho phù hợp với nó.

Chiến đấu hoặc bỏ chạy

Phản ứng chiến đấu-hay-bỏ chạy là một sự thích nghi sinh lý đáng kinh ngạc. Khi bị căng thẳng hoặc gặp mối nguy lớn, các hormone tràn ngập trong máu của chúng ta, cơ thể và tâm trí của chúng ta bị biến đổi. Hơi thở và nhịp tim của chúng ta tăng nhanh, đồng thời các mạch máu co lại đến cực hạn để oxy được chuyển đến các khu vực thiết yếu.

Đây là nguyên nhân tại sao những người đàn bà già nua nhỏ bé có thể nâng cả một chiếc ô tô khỏi người đứa trẻ con hay tại sao những người lính có thể tiếp tục chiến đấu dù đang bị thương chí mạng. Tất cả những điều này ai cũng biết, nhưng điều mà nhiều người không nhận ra là cách chúng ta nhận thức thông tin bên ngoài cũng bị phản ứng chiến đấu-hay-bỏ chạy thay đổi sâu sắc – thính giác và tầm nhìn của chúng bị suy giảm và thu hẹp. Hiệu ứng tầm nhìn hình ống không chỉ là một thuật ngữ tượng hình – đó là thực tế khi tri giác phản ứng với căng thẳng.

Trong những thời điểm nguy hiểm về thể chất, phản ứng này có thể là một cứu cánh, nhưng vấn đề trong xã hội hiện đại là chúng ta có những phản ứng tương tự như vậy đối với những căng thẳng phi vật lý. Chỉ có một sự dâng trào hormone, nhưng sau đó không có chiến đấu hay bỏ chạy gì cả. Cơ thể chúng ta biến đổi để sẵn sàng hành động, nhưng sau đó chúng ta lại ngồi vào bàn làm việc và bóp chặt quả bóng cao su chống căng thẳng.

Lịch sử tiến hóa của chúng ta đã không chuẩn bị gì cho tình huống này, và sự dâng trào hormone trở thành một căng thẳng liên tục đối với cơ thể của chúng ta. Các nhà giao dịch trải qua những biến động cảm xúc mạnh mẽ và sự căng thẳng của phản ứng chiến đấu-hay-bỏ chạy này liên tục, đôi khi vài lần trong một giờ, suốt cả ngày giao dịch. Tác động của phản ứng này đối với tâm trí của chúng ta đã được biết khá rõ, nhưng tác động tích lũy lên cơ thể của chúng ta thì ít được hiểu rõ hơn nhiều. Các nhà giao dịch phải làm chủ cảm xúc của mình đủ tốt để tránh gặp phải những lần xả hormone – chúng có thể làm suy yếu nhận thức, hao mòn cơ thể và gây thiệt hại lớn cho tài khoản của bạn.

Quyết đoán: thiện, ác, tà

Hầu hết mọi người tin rằng quyết đoán là phẩm chất đáng mơ ước của các nhà giao dịch và nhiều kẻ ngoài cuộc có ấn tượng rằng các bàn giao dịch bị vây quanh bởi những gã tầm 20 cực kỳ hiếu chiến và cục súc. Điều này có phần đúng; những kiểu người này thường bị thu hút bởi thử thách và vẻ hào nhoáng khi trở một thành nhà giao dịch, nhưng có sự khác biệt giữa những người chỉ bị cuốn hút ban đầu bởi nghề này và những kẻ sống sót trong nghề. Quyết đoán là một kỹ năng giao dịch cần thiết, nhưng nó phải có kỷ luật và được kiểm soát.

Nếu bạn rơi vào tình huống mất kiểm soát, bước đầu tiên để giải quyết vấn đề là nhận ra rằng bạn đang trong tình trạng như vậy. Điều này đòi hỏi một mức độ tự nhận thức mà ít nhà giao dịch mới vào nghề có được; bản chất của trạng thái tâm trí này là nó khiến bạn mù quáng trước mọi thứ ngoại trừ sự tức giận và hung hăng của bạn đối với thị trường.

Nếu bạn rơi vào trạng thái này, trên bờ vực của sự mất kiểm soát, hãy nhận ra rằng bạn hiện đang ở trong một nhóm những nhà giao dịch độc lập rất ưu tú, mà phần lớn những nhà giao dịch độc lập sẽ không bao giờ đạt được sự rõ ràng cần thiết để đánh giá trạng thái tinh thần của họ. Dù là đang làm gì, điều đầu tiên cần làm là hãy dừng lại; bạn không thể đưa ra quyết định đúng khi bạn bị mất kiểm soát. Bộ não của bạn đang ở trong trạng thái bị tổn hại về mặt hóa học – bạn đang không còn ở trong tâm trí của mình và đây không phải là chơi chữ đâu. Bạn không chỉ đang đưa ra những quyết định tồi tệ; tình hình thực sự còn xấu hơn nhiều – bạn không có khả năng đưa ra quyết định đúng trong trạng thái này bởi vì sự cân bằng hóa học trong cơ thể bạn đã bị thay đổi. Khi bạn là một nhà giao dịch trưởng thành hơn, bạn sẽ ít gặp tình trạng này hơn, nhưng tốt nhất bạn nên có một số ý tưởng và hành động cụ thể mà bạn có thể thực hiện khi bạn bị mất kiểm soát:

– Ngừng giao dịch.

– Nếu bạn là nhà giao dịch ngắn hạn, ngay lập tức thoát khỏi bất kỳ vị thế nào đang bị lỗ và đặt điểm hòa vốn hoặc điểm cắt lỗ tốt hơn với các giao dịch mở khác. Kể cả là bạn không hay đặt điểm dừng trên thị trường, hãy làm điều đó ngay bây giờ. Đây là một tình huống đặc biệt và mục tiêu là loại bỏ chính bạn khỏi quá trình ra quyết định trong một khoảng thời gian.

– Đứng lên và đi lại. Hãy nghỉ ngơi và đi ra ngoài. Nếu trời lạnh, hãy đi dạo mà không mặc áo khoác. Bạn không cần được thoải Tên theo mái; bạn muốn phải thoát khỏi trạng thái tinh thần của mình.

– Tập thể dục. Đi đến phòng gym hoặc làm một vài động tác thể dục.

– Nói chuyện với một người khác, những chuyện không liên diện quan đến giao dịch. Giao dịch là một trải nghiệm cô độc, ngay cả khi có nhiều nhà giao dịch khác quanh bạn. Đôi khi chúng ta bị mắc kẹt trong tâm trí đến nỗi một cuộc trò chuyện bình thường kéo dài hai phút có thể làm nên điều kỳ diệu. Nói chuyện với nhân viên bán hàng tại Starbucks. Gọi điện cho mẹ bạn. Làm bất cứ điều gì cần thiết để thoát khỏi tâm trạng này.

– Dùng giấy và bút viết một cái gì đó. Ít nhất đối với tôi, bút và giấy gần như có ma thuật; nó khác với việc gõ phím. Bạn có thể viết nhật ký giao dịch của mình, nhưng ngay cả một danh hotley sách đồ tạp hóa cũng có tác dụng. Hãy cứ viết.

– Hít thở sâu. Nếu bạn có thể làm chậm và kiểm soát được cơ thể của mình, dần dần bạn sẽ kiểm soát được tâm trí. Thiền có thể sẽ cực kỳ hiệu quả.

– Khi bạn đã hạ hỏa và sẵn sàng giao dịch, hãy thử một giao dịch không quan trọng với kích thước nhỏ. Theo dõi phản ứng tâm lý của bạn với giao dịch đó. Nếu bạn chưa sẵn sàng quay lại cuộc chơi, bạn sẽ biết ngay thôi. 

– Nếu bạn trượt bài kiểm tra trước và vẫn còn lăn tăn, hãy nghỉ ngợi lâu hơn. Trong một số trường hợp bạn cần nghỉ ngơi cả tuần hoặc cả tháng. Nếu vậy, đừng nghĩ về cơ hội bị bỏ lỡ; tập tin trung vào những thiệt hại mà bạn sẽ không phải gánh chịu khi ngừng giao dịch.

Đây là những chỉ dẫn hữu ích cho tôi và cho cả nhiều nhà giao dịch mà tôi đã nhiều năm làm việc cùng. Bạn dần dần sẽ tìm ra danh sách của riêng mình, nhưng việc phá vỡ chu kỳ hủy diệt trước khi nó có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài khoản giao dịch của bạn là mấu chốt.

Happy Live team biên soạn/The art and Science of technical analysis

Có thể bạn quan tâm

The art an Science of Technical Analysis: Sự kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật trong ĐTCK

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề