fbpx

CEO Goldman Sachs: Muốn thành công, hãy soi gương

Sẽ đến một lúc nào đó trong sự nghiệp bạn cần biết mình đang làm việc như thế nào, bằng cách “lùi lại”, tự đặt và trả lời một số câu hỏi. Tuy nhiên, việc có được câu trả lời không quan trọng bằng việc biết được nên hỏi điều gì. Những chia sẻ dưới đây là kinh nghiệm của Lloyd Blankfien – CEO của Goldman Sachs, một trong những nhân vật quyền lực nhất Phố Wall.

Lloyd Blankfien
Lloyd Blankfien

“Nếu đã từng trải qua con đường của những nhà quản trị thành công nhất, bạn hẳn đã nhận được hướng dẫn và giúp đỡ trong giai đoạn đầu sự nghiệp của mình cũng như được tận tình giám sát, đào tạo và chỉ bảo. Nhưng càng lên cao trên những bậc thang sự nghiệp, những lời góp ý mà bạn nhận được sẽ càng ít đi, và đến một thời điểm nào đó bạn sẽ gần như chỉ còn nghe được điều đó từ chính mình.

Đến thời điểm đó, cấp trên của bạn, nếu có, sẽ không còn chú ý nhiều đến công việc hằng ngày của bạn nữa. Thường là quá trễ để sửa chữa bất cứ sai lầm nào được phát hiện cũng như suy nghĩ của cấp trên về bạn. Và khi bạn phạm phải những sai lầm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh, gần như là bạn không có nhiều cơ hội để thực hiện những điều chỉnh có thể đưa bạn trở lại đúng hướng.

Sai lầm là điều không thể tránh khỏi đối với bất cứ ai. Bạn sẽ dần có những thói quen xấu. Thế giới dần thay đổi mà bạn thậm chí còn không chú ý, và những hành động từng mang lại hiệu quả sẽ trở nên vô hiệu.

Trong hơn 22 năm làm việc ở Goldman Sachs, tôi đã từng có hội vận hành nhiều bộ phận khác nhau và làm việc cùng hay hướng dẫn nhiều nhà quản trị kinh doanh. Tôi từng chủ trì các khóa đào tạo lãnh đạo cấp cao và đồng chủ trì các hội đồng đối tác, với mục đích đánh giá, đề bạt, và phát triển các giám đốc quản trị. Nhờ vào kinh nghiệm này và những cuộc phỏng vấn với một số lượng lớn các nhà điều hành ở nhiều lĩnh vực khác nhau, tôi thấy rằng, ngay cả những nhà lãnh đạo xuất chúng cũng luôn gặp khó khăn trên con đường sự nghiệp của mình trong một vài giai đoạn.

 tôi thấy rằng, ngay cả những nhà lãnh đạo xuất chúng cũng luôn gặp khó khăn trên con đường sự nghiệp của mình trong một vài giai đoạn.
Tôi thấy rằng, ngay cả những nhà lãnh đạo xuất chúng cũng luôn gặp khó khăn trên con đường sự nghiệp của mình trong một vài giai đoạn.

Những sự thay đổi về môi trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, hay thậm chí là những vấn đề cá nhân có thể âm thầm đưa bạn ra khỏi cuộc chơi, và bạn gần như khó có thể nhận thấy điều này khi bạn đang ở giữa nó.

Tôi nhận ra rằng, đặc điểm chính của những nhà lãnh đạo thành công không phải là việc luôn biết đi đúng hướng, mà là việc họ phát triển các phương pháp giúp họ nhận ra các tình huống có chiều hướng xấu đi, và trở lại đúng hướng càng sớm càng tốt.

Theo kinh nghiêm của tôi, cách tốt nhất để làm điều này là thường xuyên lùi lại, theo định kỳ từ 3 đến 6 tháng (hoặc khi bạn cảm thấy mọi việc không như mong đợi), và thành thật tự hỏi bản thân những câu hỏi, như bạn đang làm việc như thế nào và bạn có cần thay đổi điều gì.

Một giám đốc của một công ty dịch vụ tài chính lớn khi không được thăng tiến đã nói với tôi rằng ông ấy khá ngạc nhiên với bản đánh giá thành tích cuối năm của mình, trong đó chỉ ra một số vấn đề quản trị mà ông đã không hề để tâm đến trước đây. Cấp trên của ông đọc một vài lời nhận xét từ bản đánh giá phê bình ông, như khả năng truyền đạt kém, thất bại trong việc làm rõ một cách hiệu quả một chiến lược của bộ phận, và khuynh hướng cô lập bản thân với đội ngũ của mình. Ông tin rằng bản đánh giá là không công bằng.

Sau 15 năm làm việc cho công ty, ông bắt đầu cảm thấy mất phương hướng, bị hiểu lầm và tự hỏi liệu ông có còn tương lai ở công ty hay không. Ông quyết định xin các nhận xét trực tiếp từ 5 trong số những người cộng tác chính và lâu năm của mình. Trong mỗi cuộc họp với từng người, ông xin các ý kiến nhận xét thẳng thắn và lời khuyên từ họ. Ông quá đỗi ngạc nhiên khi biết rằng họ đã chỉ trích gay gắt một vài hành động của ông, lúng túng về hướng đi mà ông vạch ra cho bộ phận, và cảm thấy ông đã không coi trọng các góp ý của họ.

Nhận xét của họ giúp ông nhận ra rằng ông đã quá chú tâm vào hoạt động hằng ngày mà quên mất việc lùi lại và suy nghĩ về những việc đã làm. Đó thực sự là một tiếng chuông cảnh tỉnh. Ngay lập tức, ông từng bước thay đổi hành vi của mình và cải thiện các vấn đề trên. Bản đánh giá của ông vào năm sau đó đã tốt hơn rất nhiều. Cuối cùng ông được thăng chức, và hiệu quả công việc của ông cũng tăng lên.

Nhận xét của nhân viên giúp ông nhận ra rằng ông đã quá chú tâm vào hoạt động hằng ngày mà quên mất việc lùi lại và suy nghĩ về những việc đã làm.
Nhận xét của nhân viên giúp ông nhận ra rằng ông đã quá chú tâm vào hoạt động hằng ngày mà quên mất việc lùi lại và suy nghĩ về những việc đã làm.

Vị giám đốc trên đã may mắn khi nhận được những nhận xét trên vào đúng thời điểm để đưa sự nghiệp của ông trở lại đúng hướng, dù cho ông lấy làm tiếc rằng đã không hỏi những câu hỏi cơ bản về hoạt động lãnh đạo của mình cho đến khi nhận được một bản đánh giá tiêu cực. Ông tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ lặp lại sai lầm đó một lần nữa.

Tôi cho rằng các nhà điều hành thành công có thể thường xuyên cải thiện hiệu quả làm việc của mình và ngăn chặn được những vấn đề nghiêm trọng trong kinh doanh bằng cách lùi lại và dành thời gian để tự hỏi bản thân những câu hỏi nhất định.”

Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn

Các viết cùng chủ đề