fbpx

Châu Á đã sẵn sàng cho một cuộc khủng hoảng tài chính mới?

Khủng hoảng tài chính sẽ xảy ra là một điều không thể nào tránh khỏi. Cũng giống như việc bạn ăn cơm no rồi sẽ không ăn hoặc ăn rất ít trong thời gian tiếp theo để khi đói bạn lại tiếp tục ăn và lặp lại chu kỳ ăn uống. Cũng vậy khủng hoảng kinh tế sẽ xảy ra khi nền kinh tế đi lên quá cao thì sẽ bị chững lại hoặc đi xuống để thiết lập lại nền kinh tế và chào đón những thay đổi mới. Và 10 năm sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (năm 2008) đã dấy lên câu hỏi rằng liệu những bài học rút ra sau khủng hoảng đã được các nền kinh tế thế giới nói chung và châu Á – Thái Bình Dương vận dụng vào thực tiễn hay chưa?

Khu vực dễ bị tổn thương

10.000 tỷ USD bị cuốn trôi, 30 triệu người mất việc, 50 triệu người quay lại chuẩn dưới nghèo là cái giá phải trả cho cuộc khủng hoảng năm 2008. Năm 2018 cũng gợi nhớ trong chúng ta về nhiều cuộc khủng hoảng khác như 20 năm cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, 25 năm cuộc khủng hoảng Mỹ Latin, 30 năm kể từ cuộc khủng hoảng trong nước của Nhật Bản và Australia, 40 năm kể từ sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods.

Hầu hết các cuộc khủng hoảng tài chính đều mang tới những hệ quả nghiêm trọng, tàn phá cả về mặt kinh tế và xã hội của bất cứ quốc gia nào mà chúng “ghé thăm”. Rất khó để có thể ngăn chặn những cuộc khủng hoảng này và chúng có sức công phá vô cùng lớn tới cấu trúc nền kinh tế.

Số người bị mất việc làm tại Singapore cũng ở mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và 2009. (Nguồn: The Straits Times)
Số người bị mất việc làm tại Singapore cũng ở mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và 2009. (Nguồn: The Straits Times)

 

Điều mà các quốc gia có thể làm trước và sau mỗi cuộc khủng hoảng là cải thiện khả năng phục hồi của các hệ thống tài chính, đặc biệt là chuẩn bị tốt công tác quản lý thị trường, quản lý rủi ro, tăng cường hệ thống các quy định, luật lệ.

So với các khu vực khác trên thế giới, châu Á – Thái Bình Dương dễ bị tác động và có hiệu ứng lan truyền mạnh mẽ hơn trước khủng hoảng hay chiến tranh về thương mại. Nợ của chính phủ và ngân hàng có thể làm suy yếu niềm tin trong công chúng cũng như niềm tin vào thị trường. Hiện nay, khi ở khu vực đang có sự thay đổi cân bằng chiến lược cũng như dấu hiệu của chủ nghĩa dân tộc gia tăng, khủng hoảng tài chính tại châu Á – Thái Bình Dương rất dễ có thể quay trở lại.

Giải pháp toàn diện

khủng hoảng

Giải quyết nguồn gốc của rủi ro là một hướng đi đúng đắn để ngăn chặn khủng hoảng. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn mà các quốc gia cần phải làm là tăng cường khả năng phục hồi tài chính với nỗ lực kiểm soát rộng hơn, một chương trình hành động bao quát hơn đối với các tổ chức kinh tế, xã hội trên khắp cả nước.

Việc cải thiện niềm tin của người dân đối với chính phủ là cũng vô cùng cần thiết. Có nhiều chỉ số để đánh giá về năng lực thể chế của một quốc gia và chỉ số nhận thức tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International – TI) là một chỉ dấu đáng tin cậy. Chỉ số này cho thấy, đối với các nền kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tính minh bạch trong chi tiêu công đang được đề cao.

Nhóm các nền kinh tế đứng đầu về chỉ số nhận thức tham nhũng của TI năm 2017 là New Zealand (89/100), Singapore (84), Australia (77), HongKong (Trung Quốc) (77), Mỹ (75), Nhật Bản (73), Đài Loan (Trung Quốc) (63). Nhóm các nền kinh tế ở giữa là Hàn Quốc (54), Malaysia (47) , Trung Quốc (41), Ấn Độ (40), Timor Leste (38), Indonesia (37), Thái Lan (37) và Việt Nam (35). Triều Tiên là nền kinh tế có chỉ số thấp nhất (17). So với 5 năm trước đây, các chỉ số này đã có nhiều thay đổi, cho thấy niềm tin của người dân vào các chính phủ đang dần được cải thiện.

Bên cạnh cải thiện những yếu tố nội tại, để ngăn chặn khủng hoảng trong bối cảnh có nhiều dịch chuyển trong cấu trúc địa chính trị cũng như sự gia tăng của chủ nghĩa dân túy, đã đến lúc các quốc gia cần phải bắt tay nhau cùng hợp tác trong phạm vi khu vực và toàn cầu, từ đó tìm ra những cơ hội cho phát triển. Hiện nay, các khuôn khổ như Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) là những nền tảng vững chắc giúp các quốc gia có thể cùng nhau xây dựng năng lực phục hồi nền kinh tế và cải thiện đời sống cho người dân.

Khủng hoảng tài chính là điều không thể nào chối bỏ được. Một ngôi nhà bạn xây đã cũ bạn có thế tu bổ lại nhưng liệu nó có trụ đủ lâu để bạn tiếp tục ở. Đến một lúc nào đó bạn sẽ phá bỏ ngôi nhà đó hoặc tự nhiên nó sẽ đỗ vỡ khi các nền móng đã bị hư hao. Phá bỏ không có nghĩa là bỏ đi mà chỉ là bạn đang tạo lập lại một ngôi nhà mới tốt hơn đẹp hơn và chắc chắn hơn ngôi nhà cũ. Cũng vậy khủng hoảng kinh tế không phải là một điều gì đó quá tệ hại nếu bạn nhìn nhận từ góc nhìn tích cực. Nó sẽ xảy và thiết lập lại những trật tự kinh tế mới, phá bỏ đi cái cũ không còn thích hợp với xã hội hiện đại ngày nay. Những nhà đầu tư hành động đúng đắn trong khủng hoảng thì sau 10 năm hay 20 năm nữa sẽ đứng ở hàng ngủ bên kia, hàng ngũ của những người rất, rất giàu.

Happylive tổng hợp: vietnambiz

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town (mua tích trữ cổ phiếu và làm giàu dưới tác động của lãi kép)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề