Checklist – Chiến thuật sống còn để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp
Đối với một nhà đầu tư chuyên nghiệp, bản checklist là một tài sản vô giá không thể mua được bằng tiền. Vì nó sẽ định hướng cho chúng ta trước những thách thức từ thị trường và những người xung quanh.
Một bản checklist không chỉ giúp chúng ta đào sâu hiểu biết về một công ty trong quá trình đầu tư mà còn rất hữu ích khi được dùng vào cuối mỗi quá trình tìm hiểu như một cách để kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân, tránh chạy theo xu hướng “đám đông” để làm chủ tốt tư duy lý trí.
Checklist – chiến thuật sống còn của một nhà đầu tư chuyên nghiệp
Ngay cả khi đã ở trong một môi trường được bố trí cẩn thận và có một bộ nguyên tắc đầu tư, chúng ta cũng sẽ làm mọi chuyện rối tung lên. Não bộ đơn giản là không được thiết kế để lúc nào cũng hoạt động theo logic với mọi kết quả khả dĩ xuất phát từ quyết định đầu tư của chúng ta. Sự phức tạp của giới kinh doanh và tài chính, kết hợp với sự phi lý trí của ta khi đối mặt với các vấn đề tiền bạc, đảm bảo rằng ta sẽ mắc phải hàng loạt những sai lầm ngớ ngẩn. Thói quen và quy trình đa đã bàn cho đến giờ có thể giúp chúng ta đi đúng hướng. Nhưng còn có một công cụ đầu tư quý giá tới mức có riêng một chương dành cho nó: một danh mục những thứ cần kiểm tra (checklist).
Trong cuốn “Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị”, Guy Spier từng chia sẻ: “Mục đích của checklist là tránh những sai lầm rõ rệt và có thể tránh được. Trước khi đi đến quyết định cuối cùng là mua cổ phiếu, tôi giở checklist ra nhằm cố gắng lần cuối ngăn bộ não không đáng tin cậy của tôi khỏi bỏ sót một dấu hiệu cảnh báo nào đó. Checklist là cầu dao cuối cùng trong quá trình quyết định của tôi.”
Không chỉ trong đầu tư chứng khoán mà bất cứ lĩnh vực nào trong cuộc sống, để đạt đến kết quả mà chúng ta cần muốn đầu tư, cần một bản kế hoạch cụ thể với những tiêu chí cụ thể – một bản checklist hoàn chỉnh trước khi bắt đầu thực hiện một điều gì đó là cách mà những người thành công nhất trên giới đã, đang và sẽ làm.
Khi đầu tư, chọn một loại cổ phiếu giá trị đáng để xem xét, bạn cũng cần một bảng tiêu chí như thế. Và quan trọng hơn, đó là thiết kế ra được một bản checklist có thể giúp chúng ta không lặp lại những sai phạm không đáng có trên con đường vươn tới thành công.
Bản checklist – “con tuấn mã” tuyệt vời của nhà đầu tư Mohnish Pabrai
Như chia sẻ của Guy Spier cũng trong cuốn “Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị”:
“Monish, người làm nhiều hơn trong chặng đường cam go đầu tư của mình, cuối cùng đã lặp được một bản checklist gồm 6 nhóm lớn, bao gồm những yếu tố như đòn bẩy và ban điều hành. Đó là một tài sản trí tuệ cá nhân vô giá.
Bản checklist của tôi (Guy Spier), vay mượn không biết xấu hổ từ ông ấy, bao gồm khoảng 79 mục, nhưng vẫn đang tiếp tục phát triển. Trước khi bật đèn xanh cho một vụ đầu tư nào, tôi lấy bản checklist từ máy tính hoặc từ hộc hồ sơ gần bàn làm việc để xem mình còn thiết sót điều gì không. Đôi khi quy trình này chỉ tốn khoảng 15 phút, nhưng nó giúp tôi loại bỏ hơn chục vụ đầu tư mà suýt tý nữa là tôi đã quyết định đổ tiền vào.”
Có thể nói rằng: Đối với một nhà đầu tư chuyên nghiệp, bản checklist là một tài sản vô giá không thể mua được bằng tiền. Vì nó sẽ định hướng cho chúng ta trước những thách thức từ thị trường và những người xung quanh. Một bản checklist không chỉ giúp chúng ta đào sâu hiểu biết về một công ty trong quá trình đầu tư mà còn rất hữu ích khi được dùng vào cuối mỗi quá trình tìm hiểu như một cách để kiểm soát tốt cảm xúc của bản thân, tránh chạy theo xu hướng “đám đông” để làm chủ tốt tư duy lý trí.
Bí thuật xây dựng một bản checklist
Hẳn nhiên mỗi người là một cá nhân độc lập và riêng biệt. Thế giới chỉ có một Warren Buffett và thật khó để có một Warren Buffett thứ hai. Điều đó có nghĩa rằng trên con đường đầu tư, mỗi người sẽ có những chiến thuật khác nhau. Để thành công trên con đường đầu tư của chính mình, mỗi người đều cần có có một bản checklist riêng.
Đây là một quá trình mà tự bạn phải làm lấy chứ đừng nhờ người khác làm bản checklist. Vì bản checklist này phản ánh kinh nghiệm, kiến thức và những sai lầm trước đây mà chỉ duy nhất mình bạn mới có được. Then chốt là bạn phải đi qua một quá trình phân tích rất khó khăn để phát hiện ra bạn đã sai ở đâu trong quá khứ để có thể nhận ra xem có hay không một lối mòn lặp đi lặp lại hay một lĩnh vực nào đó mà bạn đặc biết đã hiểu sai.
Chúng ta khác nhau và cách chúng ta làm mọi thứ rối tinh rối mù lên cũng thường mang tính cá nhân. Ví dụ vài nhà đầu tư thường hay bị thu hút bởi các công ty sử dụng đòn bẩy nhiều. Guy Spier thì không, nên ông không cần có quá nhiều các mục trong bảng checklist để nhắc nhở ông tìm hiểu môi trường đầy rủi ro này. Trái lại, Mohnish ít sợ các công ty dùng đòn bẩy nhiều, nên đây là lĩnh vực mà ông ấy có thể cần phải cẩn trọng hơn.
Hãy nhớ các mục trong bản checklist được thiết kế để giúp bạn tránh các sai lầm mà trước đó bạn đã phạm phải. Bạn cần nhìn lại quá khứ, đúc rút kinh nghiệm, học thêm bài học và dựng nên một bản checklist của riêng mình bạn nhé!
Happy Live Team
Nguồn: Lột xác để trở thành nhà đầu tư giá trị
Có thể bạn quan tâm