Chiến thắng sẽ dễ dàng hơn đối với kẻ bắt chước trong nghệ thuật đầu tư Dhandho
Trong giới đầu tư, việc “kẻ bắt chước” đạt được thành công qua việc sử dụng lại các chiến lược không thể nào cũ hơn từ nguyên bản là việc hoàn toàn bình thường.
1. Việc bắt chước khá phổ biến vì thực ra, nó không hẳn là xấu xa
Nghiên cứu từ một giáo sư tại trường đại học Ohio State, Ohio
“ …Bắt chước ý tưởng của người khác là một hình thức kinh doanh tốt. Đôi khi, nó là một thương vụ tuyệt vời…”
– Oded Shenkar-
“Trong nghiên cứu của mình, tôi đã xem kỹ lại 48 phát minh và nhận thấy rằng 34 phát minh trong số này (tức là gần ¾) là những thứ bắt chước. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng tỉ lệ bắt chước hiện vẫn tiếp tục gia tăng.
Chẳng hạn như:
Chrysler đã phát minh ra chiếc minivan (xe tải nhỏ), với chiếc bánh lái phía trước và chiếc xe một khối (carlike unibody) vào năm 1984. Nhưng phải đến gần một thập kỷ sau, các nhà sản xuất ô tô khác mới bắt chước ý tưởng này.
Nhưng ngay sau khi GM giới thiệu chiếc xe loại nhỏ Spark, chiếc xe QQ của Trung Quốc bắt chước hoàn toàn mẫu xe Spark đã ra đời chỉ sau có một năm và bán chạy gấp 6 lần tại thị trường Trung Quốc.
Trên thực tế, gần 98% giá trị được tạo ra bởi các phát minh lại rơi vào túi của những người bắt chước chứ không phải là các nhà phát minh, mặc dầu những bản quyền đã được ghi nhận.”
Nguồn: https://tiasang.com.vn/
Lúc chúng ta còn sống giữa thời “ăn lông ở lỗ” thì sao?
Con người đầu tiên tạo ra lửa và ý tưởng của họ dùng nó để giữ ấm, nhưng người khác bắt chước tạo ra lửa thì lại dùng nó cho việc nấu chín thức ăn.
Và lúc đó, họ suy luận được rằng lửa có thể vừa giữ ấm vừa dùng để làm chín đồ ăn.
Phần nào đó, việc biến ý tưởng là một “nguyên liệu thô” thành một sản phẩm thực tế sẽ đưa đến nhiều kết quả khác nhau.
Và dù là người đầu tiên chạm tay vào “nguyên liệu thô” ấy, chưa chắc gì bạn đã có thể nhận biết và phát triển hết tiềm năng của nó.
2. Một trong những phi vụ “bắt chước” thành công hơn phiên bản nguyên gốc.
Việc Snapchat vs Instagram về tính năng “stories” tuy không mới nhưng cũng đánh học hỏi. Vào năm 2015, snapchat đã có sự bùng nổ về ý tưởng khi cho phát hành tính năng “stories” cho phép người dùng có thể cập nhật ảnh thô và thực hiện chỉnh sửa trước nhờ hiệu ứng trước khi công khai.
Điểm mạnh của tính năng này là người dùng có thể đăng những bức ảnh ngẫu hứng và không cần phải cân nhắc xóa chúng sau đó vì chế độ này sẽ tự động làm việc này giúp họ sau một khoảng thời gian nhất định.
Instagram thừa nhận ý tưởng này thực sự hiệu quả và sau khi thương vụ thương lượng việc mua lại Snapchat bất thành, instagram đã cho ra mắt ứng dụng “stories” không khác gì mấy so với Snapchat.
Kết quả:
Do độ phủ của Instagram có phần lấn át so với Snapchat, người dùng đã ồ ạt “quay xe” để ủng hộ Instagram Stories, và chỉ trong khoảng 8 tháng, đã lên đến 250 triệu người sử dụng.
Ngược lại, dù là “chủ nhân” của ý tưởng trên, cổ phiếu của Snapchat lại bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau vụ việc này.
3. Trong giới đầu tư, việc bắt chước được xem là bình thường
Trong thời đại hiện tại thì việc các nhà đầu tư có thể tiếp cận những thông tin về chiến lược và bí quyết đầu tư của những thế hệ đi trước là việc dễ dàng.
Bạn luôn có thể trau dồi và nghiên cứu những dự án đầu tư thành công cũ của Mohnish Pabrai, Warren Buffett hay Charlie Munger… qua báo đài hay tốt nhất là trong những quyển sách của họ.
Điển hình,
trong quyển “Nghệ thuật đầu tư Dhandho” của Mohnish Pabrai, ví dụ đầu tiên mà ông đề cập chính là Papa Patel. Người đàn ông Patel đã sử dụng phương pháp đầu tư Dhandho vào kinh doanh nhà nghỉ nhỏ và đạt được lợi ích lớn.
Pabrai thẳng thắn rằng việc kinh doanh nhà nghỉ và tối ưu hóa vốn không phải đến từ Papa Patel, mà đơn giản là Papa Patel đã đi theo ý tưởng của những người Patel đầu tiên:
Trích: “Papa Patel từng thấy vài người Patel đầu tiên đeo đuổi việc mua nhà nghỉ nhỏ. Trong các cuộc trò chuyện với những người tiên phong này, mô hình kinh doanh không tốn nhiều hoạt động trí óc hiện rõ mồn một trong ông.
Ông không lập kế hoạch đổi mới. Ông đơn giản lần dò theo con đường những người bạn Patel để lại.”
Ngay cả bản thân Pabrai cũng không phải là người sáng tạo ra ý tưởng đầu tư của bản thân:
Trích: “Tương tự, tôi cũng ấp ủ ý tưởng cho TransTech từ người chủ cũ của mình tại Tellabs. Công ty cũ của tôi không muốn theo đuổi ý tưởng đó, ngược lại tôi nhận thấy trong nó tiềm năng to lớn – vì vậy tôi rời Tellabs để nâng cấp và mở rộng ý tưởng.”
Kết luận:
Việc những ý tưởng được sao chép lại và phát triển có phần mạnh mẽ và hoàn thiện hơn cho thấy không phải việc bắt chước nào cũng mang tính rập khuôn.
Việc bắt chước dù có vẻ không mấy quang minh chính đại nhưng việc dựa trên những ý tưởng cũ nhưng mang lại thành công vẻ vang hơn qua, sẽ giúp góp phần phát triển xã hội và tư duy con người.
Lời cuối:
Thời điểm hiện tại khi công nghệ trở thành trợ thủ đắc lực cho bạn thì việc tìm kiếm thông tin về chiến lược của các nhà đầu tư hay làm sao để phát triển được tư duy đầu tư thành công như họ không phải là vấn đề đối với tất cả mọi người.
Nhưng việc quan trọng là bạn đã sẵn sàng nổ lực để khai sáng bản thân, chấp nhận đi theo hướng tư duy của những nhà đầu tư thành công hay chưa?
Hãy bắt đầu từ những kiến thức dễ hiểu nhất, hãy bắt đầu việc bắt chước của mình từ “Nghệ thuật đầu tư Dhandho”.
Nguồn: Happy Live Team tổng hợp và đóng góp
Có thể bạn quan tâm: Nghệ thuật đầu tư Dhandho
(Phương pháp đầu tư rủi ro thấp, lợi nhuận cao)