fbpx

Richard Branson: Hãy tin tưởng vào bản thân, hãy táo bạo nhưng đừng liều lĩnh… dù là đầu tư hay cuộc sống

Richard Branson được mệnh danh là một trong những tỷ phú táo bạo, liều lĩnh nhất thế giới. Nhưng đó là trong mắt của đám đông, những người chưa đào sâu vào những khoản đầu tư hay các thương vụ kinh doanh của ông, nhờ số tiền đổ vào ý tưởng ban đầu đều khiêm tốn.

Richard Branson: Hãy táo bạo nhưng đừng liều lĩnh

Cá tính táo bạo khác người của Richard Branson được cho là thừa hưởng từ bà Eve, mẹ của ông. Bà Eve từng là vũ công và bà có niềm yêu thích tột độ với những cuộc phiêu lưu.

Bà Eve là một trong những tiếp viên trên chuyến bay đầu tiên bay qua dãy Andes mà hành khách trong chuyến bay đó đã phải đeo mặt nạ oxy vì trong khoang máy bay xảy ra hiện tượng giảm áp. Bà cũng từng đóng giả đàn ông để trà trộn vào một chương trình tập huấn phi công dù lượn chỉ dành riêng cho nam giới.

Richard Branson: Hãy tin tưởng vào bản thân, hãy táo bạo nhưng đừng liều lĩnh... dù là đầu tư hay cuộc sống
Mẹ của Richard Branson thời trẻ

Quay lại với Richard Branson, vốn được mệnh danh là một trong những tỷ phú liều lĩnh nhất thế giới là thế; nhưng trong quá trình tuyển dụng nhân viên, những người thông minh, bản lĩnh và dĩ nhiên mang chút gì đó theo Richard Branson là khác biệt, ông thường khuyên họ rằng: “Hãy tin tưởng vào bản thân, hãy táo bạo nhưng đừng liều lĩnh”.

Richard Branson: Hãy tin tưởng vào bản thân, hãy táo bạo nhưng đừng liều lĩnh... dù là đầu tư hay cuộc sống

Điều này có vẻ như trái ngược với tinh thần “Mặc kệ nó, làm tới đi”, nhưng nó cho thấy sự tương quan trong phong cách kinh doanh, đầu tư của Richard Branson với nghệ thuật đầu tư Dhandho – “Ngửa thì tôi thắng, sấp tôi chẳng thiệt bao nhiêu”.

Richard Branson và sự ra đời của Virgin Atlantic qua góc nhìn của chuyên gia “rủi ro thấp, lợi nhuận cao” – Mohnish Pabrai

Hãy tìm hiểu về sự ra đời của Virgin Atlantic và nghiên cứu cách bắt đầu bất kỳ hoạt động kinh doanh nào với số vốn tối thiểu và gần như không có rủi ro – đây là “siêu Dhandho” theo nhà đầu tư Mohnish Pabrai.

Vào năm 1984, Richard Branson lúc này hoàn toàn không biết gì về lĩnh vực hàng không. Mặc dù trong quá khứ, ông đã bắt đầu cuộc hành trình kinh doanh của mình khi chỉ mới 15 tuổi và đạt được những thành công rực rỡ trong việc thành lập công ty thu âm và phân phối âm nhạc.

Có người gửi cho Branson kế hoạch kinh doanh lập ra một hãng hàng không toàn hạng thương gia trên đường bay London và New York. Khi vị giám đốc điều hành công ty âm nhạc nhận được kế hoạch kinh doanh bắt đầu hãng hàng không với chiếc Boeing 747, Richard Branson từng chia sẻ ông đã biết kế hoạch kinh doanh này đã từng bị từ chối ít nhất ba nghìn điểm khác nhau trước khi đáp xuống bàn làm việc của mình.

Richard Branson: Hãy tin tưởng vào bản thân, hãy táo bạo nhưng đừng liều lĩnh... dù là đầu tư hay cuộc sống

Richard Branson cũng biết rằng các doanh nhân có kiến thức uyên thâm trên lĩnh vực này đã từ chối nó. Kế hoạch này cho rằng những người tham gia trong lĩnh vực hàng không hiện tại chưa lấp được khoảng trống về nhu cầu dịch vụ trong ngành công nghiệp này. Vào những ngày cuối tuần, Richard Branson kêu gọi các hãng hàng không khác giảm giá đường bay đó nhưng ông đã không bao giờ liên lạc được.

Branson tính toán toàn bộ chi phí cũng như trách nhiệm cao nhất cho việc thành lập Virgin Atlantic Airlines (nếu thất bại) chỉ là 2 triệu đô la. Theo dự kiến, công ty thu âm của Richard Branson kiếm được 12 triệu đô la trong năm đó và 20 triệu đô la trong năm kế tiếp.

Branson nhận thấy tại công ty hàng không với một chiếc máy bay duy nhất, ông sẽ trả tiền nhiên liệu 30 ngày và lương cho nhân viên từ 15 đến 20 ngày sau khi máy bay hạ cánh, nhưng lại nhận tiền thanh toán của toàn bộ vé khoảng 20 ngày trước khi máy bay cất cánh. Nhu cầu vốn lưu động trong lĩnh vực này khá thấp, cộng với hợp đồng cho thuê ngắn hạn rất thuận lợi từ Boeing, Richard Branson không cần phải mua chiếc máy bay nào.

Branson tìm cách thuê số lượng nhân viên mặt đất với quy mô nhỏ, đặt vài quảng cáo trên báo và bắt đầu đặt chỗ. Để thúc đẩy tinh thần cho lứa nhân viên đời đầu của Virgin Atlantic và làm họ hứng khởi, Richard Branson chọn cách đưa khách mời Boy George lên móc cẩu hàng tại Sân bay Gatwick, cũng là nơi đặt trụ sở của Virgin Atlantic. Các nhân viên yêu thích màn trình diễn.

Bài học Mohnish Pabrai rút ra ở Virgin Atlantic là: nếu bạn có thể thành lập một doanh nghiệp đòi hỏi chiếc máy bay dân dụng cỡ lớn 747 trị giá 200 triệu đô la và đội ngũ nhân viên trong một ngành công nghiệp được kiểm soát chặt chẽ mà không có nhiều vốn thì hầu hết mọi hoạt động kinh doanh mà bạn muốn thành lập vẫn có thể “nảy mầm” với số vốn tối thiểu.

Tất cả những gì bạn cần là thay vốn đầu tư bằng óc tư duy và giải pháp sáng tạo.

Nguồn: Happy Live team, tổng hợp từ Internet và Nghệ thuật đầu tư Dhandho

Có thể bạn quan tâm: Nghệ thuật đầu tư Dhandho
(Phương pháp đầu tư rủi ro thấp, lợi nhuận cao
)

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề