fbpx

CHIẾN THUẬT ĐẦU TƯ: Chiến thuật du kích trong chứng khoán

Thị trường chứng khoán ngày càng khắc nghiệt chẳng kém gì chiến trường. Vì vậy, không lạ gì khi có nhiều chiến thuật đầu tư có khởi nguồn từ đây.

Một ví dụ khá điển hình là kỹ thuật phân tích hình nến (candlesticks) của người Nhật. Munehisa Homma đã dùng kỹ thuật này để trở thành một trong những người giàu có nhất trong thời đại của mình ở Nhật Bản và ông cũng được phong tước vị Samurai.

Do được một samurai sáng tạo ra sau khi kết thúc thời kỳ chiến quốc nên khi đọc những thuật ngữ về hình nến ta cảm thấy giống như đang ở trong chiến trường. Dấu vết của các trận chiến khốc liệt hiện lên khá rõ nét thông qua các tên gọi như Hanging Man, Three Black Crows, Three White Soldiers, Counterattack, Gravestone Doji… 

Munehisa Homma, cha đẻ của kỹ thuật phân tích hình nến.
Munehisa Homma, cha đẻ của kỹ thuật phân tích hình nến.

Dạo gần đây dân đầu tư cũng bắt đầu bàn luận nhiều về chiến thuật du kích, một chiến thuật cũng bắt nguồn từ chiến trường, để tăng sự hiệu quả trong đầu tư. Hãy cùng nghiên cứu một cách nghiên túc vấn đề này.

Hoàn cảnh “con nhà nghèo”

Do hầu hết các nhà đầu tư chứng khoán đều … nghèo (ở đây hiểu là ít tiền hoặc không phải là nhà đầu tư lớn) nên khó mà chơi chiến thuật “biển người” được. Chiến thuật biển người là một bên dùng số lượng áp đảo của mình để tấn công ào ạt nhằm giành chiến thắng.

Chiến thuật này khá đơn giản, cứ quân đông lùa qua đánh kiểu gì cũng sẽ thắng! Tuy nhiên, cách này có nhược điểm là phải chấp nhận thương vong, hy sinh rất lớn bởi lúc xung phong sẽ bị hoả lực của đối phương dễ dàng làm tiêu hao. Nguyên tắc Martingale có thể coi là đại diện điển hình cho chiến thuật biển người trong chứng khoán. Ví dụ bên dưới của NTL chứng minh rằng nếu bạn có đủ tiền để mua bình quân giá trong suốt giai đoạn điều chỉnh sâu từ tháng 10/2014 đến tháng 05/2015 thì đến tháng 07/2015 vẫn sẽ chiến thắng và lãi to. Nói theo kiểu của các cụ nhà ta là buôn tài không bằng dài vốn.

Nguyên tắc Martingale có thể coi là đại diện điển hình cho chiến thuật biển người trong chứng khoán.
Nguyên tắc Martingale có thể coi là đại diện điển hình cho chiến thuật biển người trong chứng khoán.

Nhưng khi bạn là “con nhà nghèo” thì thường luôn sẽ đi kèm với việc “tiền bạc có hạn” nên không thể có “biển tiền” ở đây được. Bạn sẽ nhanh chóng hết tiền trước khi cổ phiếu thực sự tạo đáy và bắt đầu sinh lời. Vì vậy, các nhà đầu tư nhỏ, tiền ít, quan hệ kém buộc phải tìm một chiến thuật khác phù hợp hơn.

Chiến thuật du kích là cứu cánh

Trong chiến tranh, chiến thuật du kích có thể dùng để “lấy yếu chống mạnh”, “lấy nhỏ thắng lớn”… Điều này rất đáng học hỏi vì nó sẽ giúp ta tồn tại được trong hoàn cảnh không có lợi thế về quân số, lực lượng.

Nhìn chung, khi bạn thông thể thay đổi được dòng nước thì cứ chơi kiểu “nước chảy bèo trôi”, lấy “thế” thắng “lực” sẽ an toàn và hiệu quả hơn.

Chiến thuật du kích trong chứng khoán thường gắn liền với các giai đoạn mà nhà đầu tư vẫn thường gọi là sideways và sideways down. Trong những thời kỳ này, giá chứng khoán tích lũy mạnh và có thể xuất hiện những đợt tăng được báo hiệu trước bởi khối lượng, phân kỳ, candlesticks hay nhóm momentum (Stochastic Oscillator, Price ROC, RSI,…). Nhà đầu tư sẽ tận dụng những đợt tăng kiểu này để tìm kiếm lợi nhuận.

Dĩ nhiên, cách chơi nào cũng có điểm mạnh và điểm yếu của nó. Nhà đầu tư cần chú ý những điểm sau để đảm bảo sự thành công khi áp dụng chiến thuật này.

Những điểm cần lưu ý khi áp dụng chiến thuật du kích

Sĩ diện không giúp bạn kiếm được tiền. Chúng ta vẫn thường nghe các quan điểm kiểu như chỉ có những nhà đầu tư đủ lỳ lợm, bản lĩnh, có thần kinh thép để vượt qua những thử thách to lớn thì mới có thể gặt hái được lợi nhuận. Nhà đầu tư có thể thất bại theo cùng một số cách nhưng không nhất thiết phải thành công giống nhau. Kiểu như một thiếu niên mới lớn nhà nghèo và trí thông minh có hạn thì việc lựa chọn học nghề xem ra có vẻ hợp lý hơn là cứ cố gắng thi vào đại học cho “bằng anh, bằng em”. Thuyền to đi sóng lớn, còn ghe nhỏ thì nên đi trong … kênh rạch thì phù hợp hơn.

Nhân vật Bluejam trong One Piece của Eiichiro Oda đã từng nói: “Kẻ sống sót trên chiến trường chỉ là những “kẻ mạnh” và “thằng hèn”. Thực tế thì anh hùng luôn luôn chết”. Dĩ nhiên, câu này chưa chắc đã hoàn toàn chính xác và có thể hiểu theo nhiều nghĩa nhưng dưới góc độ một nhà đầu tư, người viết cho rằng nếu không phải là “kẻ mạnh” thì đôi khi bạn phải làm “thằng hèn” để sống sót. Không phải cổ phiếu nào tích lũy xong cũng bứt phá. Nếu trong quá trình đi ngang mà lại chạm phải trendline kháng cự (đi xuống) hay nhóm MA thì khả năng điều chỉnh tiếp vẫn rất cao.

Việc nhanh chóng cắt lỗ, bán ra để tháo chạy khỏi một cổ phiếu mà mình cảm thấy “không ổn” hoặc chọn những cổ phiếu an toàn nhưng lợi nhuận rất thấp thay vì các cơ hội hấp dẫn với lợi nhuận cao nhưng rủi ro có thể khiến bạn trở nên yếu đuối hay kém thông minh hơn trong mắt bạn bè và những người xung quanh. Nhưng rõ ràng đối với một nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nhỏ thì vấn đề sỹ diện hay danh vọng là không quá quan trọng. Thị trường chứng khoán không phải là chỗ để “thể hiện” kiểu như showbiz. Bạn phải “bôi thuốc chống nhục” lên người và tập trung vào vấn đề lời lỗ của tài khoản thay vì những nhận xét của quần chúng.

Lợi nhuận kỳ vọng thấp. Bạn khó mà kỳ vọng lợi nhuận quá cao chỉ với việc rình rập và “nằm vùng” được. Ở đây không có chỗ cho sự tham lam quá mức bởi vì xét cho cùng chiến thuật du kích về cơ bản là khá đơn giản và dễ sao chép. Theo quan sát của người viết thì lợi nhuận tầm 7%-10% là mức chấp nhận được vì các cơ hội thường xuất hiện liên tục trong năm.

Rút lui nhanh chóng sau khi đạt mục tiêu. Thường thì khi mai phục bạn sẽ chiếm ưu thế nhờ sự bất ngờ nhờ vào “thế” và “thời”. Nhưng do “lực” có hạn nên nếu bạn duy trì cuộc chơi quá lâu thì sẽ dễ bị chết (thua lỗ) ngay lập tức vì bị “địch” phát hiện.

Hãy quan sát trường hợp của HHS dưới đây. Dựa vào phân kỳ giá lên (bullish div ergence) trong vùng quá bán (oversold) của Stochastic Oscillator nhà đầu tư có thể phát hiện được một cơ hội đầu tư hấp dẫn vào tháng 05/2016. Tuy nhiên, nếu không nhanh chóng chốt lời vào tháng 06/2016 thì sau đó sẽ là một khoản thua lỗ đáng kể trong tháng 07/2016.

 Dựa vào phân kỳ giá lên (bullish div ergence) trong vùng quá bán (oversold) của Stochastic Oscillator nhà đầu tư có thể phát hiện được một cơ hội đầu tư hấp dẫn vào tháng 05/2016.
Dựa vào phân kỳ giá lên (bullish div ergence) trong vùng quá bán (oversold) của Stochastic Oscillator nhà đầu tư có thể phát hiện được một cơ hội đầu tư hấp dẫn vào tháng 05/2016.

Rõ ràng, việc không quyết đoán và rút lui nhanh chóng sẽ kéo theo nhiều cay đắng và bi kịch với các nhà đầu tư!

Nguồn: vietstock

Có thể bạn quan tâm: Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật

“Bộ vuốt” phân tích đồ thị cho những góc nhìn độc nhất về sức khỏe thị trường và những tín hiệu đảo chiều sớm

 

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề