CHỨNG KHOÁN ABC: CHỈ SỐ SỨC MẠNH TƯƠNG ĐỐI (RSI)
Hôm nay chuyên mục #ABỜCỜ xin được giới thiệu CHÍ SỐ SỨC MẠNH TƯƠNG ĐỐI – RELATIVE STRENGTH INDEX – RSI
1. Mô tả:
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), được phát triển bởi J. Welles Wilder, có hình dạng dao động đo tốc độ và sự thay đổi của biến động giá. Chỉ số RSI dao động trong khoảng từ 0 đến 100..
2. Cách sử dụng RSI
2.1. RSI sẽ cho tín hiệu quá mua khi trên 70 và bán quá mức khi dưới 30. Trong các xu hướng mạnh, chỉ báo RSI có thể vẫn sẽ duy trì trạng thái quá mua hoặc bán quá mức trong thời gian dài.
2.2. RSI cũng thường hình thành các dạng mẫu hình mà có thể không được hiển thị trên biểu đồ giá thông thường, chẳng hạn như hai đỉnh, hai đáy hay đường xu hướng. Ngoài ra, chúng ta có thể tìm các ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự trên RSI.
2.3. Trong một xu hướng tăng hoặc thị trường tăng giá, chỉ báo RSI thường duy trì di chuyển trong phạm vi từ 40 đến 90 với vùng 40-50 đóng vai trò hỗ trợ. Trong một xu hướng giảm hoặc thị trường giảm, chỉ báo RSI thường di chuyển trong phạm vi từ 10 đến 60 với vùng 50-60 đóng vai trò là ngưỡng kháng cự. Các phạm vi này sẽ thay đổi tùy thuộc vào các thiết lập RSI và độ mạnh xu hướng của cổ phiếu hoặc thị trường.
2.4. Nếu giá lập các đỉnh hoặc đáy mới nhưng không được xác nhận bởi chỉ số RSI, hiện tượng phân kỳ có thể xảy ra và báo hiệu cho một sự đảo chiều về giá.
3. Cách tính
Chỉ số RSI là một công thức khá đơn giản, nhưng rất khó để giải thích nếu không có các trang ví dụ. Tham khảo sách của Wilder để biết thêm thông tin tính toán.
Công thức cơ bản là:
RSI = 100 – [100/(1+(Thay đổi tăng giá trung bình/Thay đổi giảm giá trung bình))]
P/s: – Công thức tính sẽ được thực hiện tự động trên hệ thống biểu đồ. Khung tính toán mặc định của RSI là 14, các mốc quá mua/bán là 70/30, bạn có thể thay đổi những thông số đó sao cho phù hợp với các tiêu chí của bạn.
– Bài viết chỉ mang tính chất giới thiệu, nên tham khảo thêm những bài viết chuyên sâu, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng hiệu quả các công cụ chỉ báo này.
Nguồn: Fidelity
Có thể bạn quan tâm: Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật
“Bộ vuốt” phân tích đồ thị cho những góc nhìn độc nhất về sức khỏe thị trường và những tín hiệu đảo chiều sớm