CHỨNG KHOÁN ABC: Hỗ trợ và Kháng cự
Hỗ trợ và kháng cự đại diện cho các thời điểm quan trọng, nơi các cung và cầu “chiến đấu” với nhau để chiếm lĩnh thị trường. Trong thị trường tài chính, giá được thúc đẩy bởi sự dư thừa của cung (giảm) và cầu (tăng). Cung tăng đồng nghĩa với giảm giá, gấu (bear) và bán. Cầu tăng đồng nghĩa với tăng giá, bò (bull) và mua. Khi cung cầu bằng nhau, giá sẽ đi ngang. Việc xác định các mức hỗ trợ và kháng cự là một thành phần thiết yếu để phân tích kỹ thuật thành công.
HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ LÀ GÌ?
Hỗ trợ và kháng cự là những khái niệm được dùng nhiều nhất trong giao dịch. Chúng đại diện cho sức mạnh tương quan giữa lực cung/bán và lực cầu/mua. Một cách đơn giản:
- Hỗ trợ là mức giá mà tại đó lực cầu/mua đủ mạnh để ngăn không cho giá giảm thêm nữa.
- Kháng cự là mức giá mà tại đó lực cung/bán đủ mạnh để ngăn không cho giá tăng thêm nữa.
SỰ HÌNH THÀNH HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ:
Các mức hỗ trợ thường nằm ở ngay bên dưới giá hiện tại. Còn mức kháng cự sẽ nằm ở ngay bên trên giá hiện tại. Sẽ có lúc giao dịch sẽ được thực hiện ở loanh quanh mức đó. Nếu sử dụng biểu đồ nến Nhật, chúng ta sẽ thấy xuất hiện nhiều các bóng nến. Vì vậy mà nhiều nhà giao dịch sẽ thiết lập nên một “vùng” để xác định những mức giá đang được hỗ trợ và kháng cự.
HỖ TRỢ VÀ KHÁNG CỰ THẤT BẠI:
Sau một thời gian “giằng co”, sẽ có lúc bên bán thể hiện sức mạnh vượt trội hơn ở mức hỗ trợ và bên mua thể hiện sức mạnh vượt trội hơn ở mức kháng cự. Tại đó, sự hỗ trợ và kháng cự thất bại, sự phá vỡ (Break) diễn ra.
- Khi hỗ trợ bị phá vỡ, nó sẽ có thể trở thành một mức kháng cự tiềm năng.
- Khi kháng cự bị phá vỡ, nó sẽ có thể trở thành một mức hỗ trợ tiềm năng.
- Khi một mức hỗ trợ và kháng cự được kiểm tra (test) nhiều lần nhưng không bị phá vỡ, mức hỗ trợ và kháng cự đó sẽ càng mạnh hơn trong tương lai.
P/s: Bài viết chỉ mang tính chất giới thiệu, nên tham khảo thêm những bài viết chuyên sâu, những chia sẻ kinh nghiệm trong việc xác định các mức, các vùng hỗ trợ và kháng cự một cách hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Bộ sách Phân tích kỹ thuật thực chiến đánh bại thị trường