fbpx

Chứng khoán phái sinh là gì và nó kiểm soát rủi ro như thế nào?

Chứng khoán phái sinh (derivative) là những hợp đồng mà giá trị của chúng phụ thuộc vào những tài sản cơ sở (underlying asset) nhằm chia sẻ rủi ro giữa người bán (short position) và người mua (long position).

Chứng khoán phái sinh là gì và nó kiểm soát rủi ro như thế nào?

Tài sản cơ sở (underlying asset) có thể là cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số (VN30, S&P500…), hàng hoá (vàng, dầu, hạt cafe, lúa mì,…), tiền tệ, lãi suất…

Giá trị của một công cụ phái sinh không chỉ phụ thuộc vào giá trị của tài sản cơ sở mà còn phụ thuộc vào đặc trưng của bản thân chúng.

“Công cụ phái sinh giống như một đơn thuốc. Chúng có thể vô cùng có lợi nếu được sử dụng đúng cách, nhưng chúng cũng có thể hình thành thói quen ỷ lại và mang đến những tác dụng phụ” – David Litvack.

Chứng khoán phái sinh là gì và nó kiểm soát rủi ro như thế nào?
David Litvack

Trước giờ, giới truyền thông thế giới luôn đặt trọng tâm vào những trường hợp lạm dụng các công cụ phái sinh để đầu cơ. Họ ít khi viết về những nhà đầu tư sử dụng công cụ phái sinh để tránh thua lỗ do biến động về giá, tỷ giá hối đoái và lãi suất thành công như thế nào.

Điều quan trọng cần lưu ý rằng công cụ phái sinh là những công cụ chia sẻ rủi ro. Điều này nghĩa là hai bên tham gia giao dịch chia sẻ cho nhau các rủi ro liên quan đến tài sản cơ sở.

Dưới đây là trích đoạn nội dung giao lưu giữa thượng nghị sĩ Paul Sarbanes và Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Ben Bernanke tại Senate Banking Committee hearing, November 2005.

Paul Sarbanes: Warren Buffett đã cảnh báo chúng ta rằng những công cụ phái sinh là những quả bom thời gian, không chỉ đối với những chủ thể sử dụng chúng mà cho cả hệ thống kinh tế.

Tờ Financial Times cho đến nay vẫn cho rằng chưa có “vụ nổ”nào, nhưng những rủi ro của thị trường đang tăng trưởng nhanh vẫn tồn tại. Ông cảm thấy như thế nào trước những lo lắng này?

Ben Bernanke: Tôi thì cảm thấy lạc quan hơn về các công cụ phái sinh. Tôi nghĩ rằng, nhìn chung, chúng là những công cụ hết sức có giá trị. Chúng cung cấp một phương thức mà theo đó, những rủi ro có thể được chia ra cho những người sẵn sàng chịu chúng.

Tôi tin rằng chúng đóng góp cho tính linh hoạt của hệ thống tài chính theo rất nhiều cách khác nhau.

Về mặt an toàn, hầu hết những công cụ phái sinh được giao dịch rất phức tạp giữa những tổ chức tài chính và cá nhân mà hiểu và biết cách sử dụng chúng đúng cách.

Trách nhiệm của cục dự trữ liên bang là đảm bảo rằng những tổ chức có hệ thống và những thủ tục tốt để các doanh mục tài chính phái sinh được quản lý hiệu quả và không tạo ra quá nhiều rủi ro trong tổ chức của họ.

Các bạn thấy đấy, công cụ phái sinh đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính cũng như thị trường hàng hoá bằng việc cho phép những người tham gia thị trường kiểm soát việc tiếp cận của họ đối với những loại rủi ro khác nhau.

Có bốn loại công cụ phái sinh chủ yếu

Chứng khoán phái sinh là gì và nó kiểm soát rủi ro như thế nào?

– Hợp đồng tương lai (futures contract)

Hợp đồng tương lai là những hợp đồng giữa người mua và người bán về một mặt hàng, chứng khoán hay những loại tài sản khác mà sẽ được giao dịch ở một thời điểm nhất định trong tương lai.

Hợp đồng tương lai được chuẩn hoá về tài sản có sở, số lượng đơn vị tài sản cơ sở, thể thức thanh toán và ký hạn giao dịch.

– Hợp đồng kỳ hạn (forward contract)

Hợp đồng kỳ hạn cũng giống như hợp đồng tương lai nhưng không có trung tâm xử lý thông tin. Có rủi ro đối tác không thực hiện hợp đồng.

– Hợp đồng quyền chọn (options contract)

Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng mà người mua có thể chọn mua/ không mua tài sản cở sở ở một mức giá quy định vào hoặc trước một ngày cụ thể. Nếu cảm thấy mua sẽ không có lợi thì người mua có quyền không mua.

– Hợp đồng hoán đổi (swap contract)

Hợp đồng hoán đổi cho phép một trao đổi những khoản thanh toán định kỳ về lãi suất, tiền tệ, hàng hoá, tín dụng…

Hãy xem xét một ví dụ về một nông dân trồng lúa tên tên Tèo để hiểu rõ hơn về công cụ phái sinh

Chứng khoán phái sinh là gì và nó kiểm soát rủi ro như thế nào?

Anh Tèo lo lắng rằng trong tương lai, nếu được mùa thì lượng cung lúa ra thị trường là rất lớn vì thế có lẽ là giá lúa sẽ giảm.

Các thương lái/ nhà máy vì đã có hợp đồng xuất khẩu cung cấp một lượng gạo chất lượng và ổn định cho bạn hàng. Họ lo lắng về việc thời tiết bất lợi, dịch bệnh phát sinh nên sản lượng lúa sẽ giảm. Kéo theo đó là giá lúa sẽ tăng và do do đó chi phí đầu vào cho mặt hàng gạo cũng tăng theo.

Nếu cả anh Tèo lẫn thương lái đều muốn loại bỏ rủi ro về giá, họ có thể thoả thuận một hợp đồng cho hàng hoá là gạo.

Anh tèo có thể cố định một mức giá cho lúa bằng cách mua một hợp đồng kỳ hạn.

Thương lái có thể cố định một mức giá cho lúa bằng cách mua một hợp đồng kỳ hạn.

Hai bên có thể mua/bán lúa với một mức giá đã thoả thuận cho dù giá ngoài thị trường tăng hay giảm. Ví dụ giá lúa 2 bên thoả thuận với nhau là 5.000 đồng/kg thì trong tương lai hai bên bắt buộc phải giao dịch với giá là 5.000 đồng/kg.

Cần lưu ý rằng, không bên nào sẽ được lợi nếu có những biến động giá có lợi.

Ví dụ nếu giá lúa trong tương lai tăng lên 5.200 đồng/kg thì anh Tèo cũng không được lợi; Và ngược lại, nếu giá lúa trong tương lai giảm còn 4.600 đồng/kg thì thương lái cũng không được lợi.

Ở Việt Nam có công cụ phái sinh không?

Có, công cụ phái sinh được đưa vào giao dịch từ ngày 10/08/2017 ở Việt Nam với tài sản cơ sở là chỉ số chứng khoán VN30-Index.

Chứng khoán phái sinh này cụ thể là Hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Cụ thể:

  • Quy mô hợp đồng: 100.000 đồng × điểm chỉ số VN30.
  • Biên độ dao động giá: 7%.
  • Bước giá/đơn vị yết giá: 0,1 điểm chỉ số.
  • Tháng đáo hạn: Tháng hiện tại, tháng kế tiếp, hai tháng cuối 02 quý tiếp theo
  • Đơn vị giao dịch: 1 hợp đồng.
  • Phương thức giao dịch: khớp lệnh và thoả thuận.

Nguồn: Toidautu

Có thể bạn quan tâm: Tủ sách Đầu tư Happy.Live

tủ sách đầu tư

ĐỌC THỬ

Các viết cùng chủ đề