fbpx

TÂM LÝ ĐẦU TƯ: Nỗi sợ có tác động như thế nào lên thị trường chứng khoán?

Nếu bạn là người mới bắt đầu tập tành đầu tư, hoặc cho dù đã đầu tư được một thời gian,… bạn CHẮC CHẮN sẽ phải trải qua cảm giác khi NỖI SỢ tác động lên các quyết định đầu tư.

TÂM LÝ ĐẦU TƯ: Nỗi sợ có tác động như thế nào lên thị trường chứng khoán?

Có một sự thật không thể chối cãi: Con người rất theo CẢM TÍNH. Chúng ta có thể giải thích cho việc này, mọi người muốn bảo vệ những gì họ đang có.

NHƯNG…

Hành động theo CẢM TÍNH không khiến chúng ta trở thành những nhà đầu tư thành công. Vì vậy, chúng ta cần tìm ra cách để Nỗi sợ không tác động lên những quyết định đầu tư.

“Nếu bạn không thế làm chủ cảm xúc của mình, bạn không thể làm chủ đồng tiền của bạn.” 

– Warren Buffett – 

Tại sao lại như vậy? Câu trả lời rất đơn giản: Thị trường có thể khiến bạn trở nên ĐIÊN RỒ! 

Nếu bạn phải ứng theo cách thị trường phản ứng, bị cuốn theo nỗi sợ chung của mọi người khi thị trường sụp đổ, thì kết cục của bạn sẽ là thua lỗ. Về bản chất, thị trường chứng khoán không phải là nơi mang tính lý trí, bởi sự xuất hiện của NỖI SỢ.

Sau đây là các kịch bản thị trường có thể xảy ra, thứ gây ra nỗi sợ hãi nhất ở các nhà đầu tư và những gì bạn có thể làm với tư cách là một nhà đầu tư theo Quy tắc số 1 để tận dụng tình hình và kiếm lợi từ nó.

1. Rút tiền ra khi thị trường giảm giá ngắn hạn

Đối với những người ở độ tuổi sắp nghỉ hưu và xem việc đầu tư chứng khoán là 1 kênh đảm bảo cho kế hoạch nghỉ hưu, họ sẽ nhạy cảm hơn khi thị trường xảy ra những phiên điều chỉnh trong ngắn hạn. Ngược lại những người trẻ tuổi, họ thường có xu hướng sẵn sàng hơn để chờ đợi đợt giảm giá qua đi. 

Nếu có một lượng lớn nhà đầu tư đồng loạt rút ra khỏi thị trường bởi NỖI SỢ mất tiền, điều này sẽ dẫn đến một cú sụt giảm lớn trên thị trường.

2. Dịch chuyển dòng vốn sang các khoản đầu tư an toàn hơn

Khi NỖI SỢ bắt đầu lan tỏa trên thị trường và giá cổ phiếu bắt đầu rớt, nhiều nhà đầu tư sẽ dịch chuyển tiền của họ từ cổ phiếu sang các kênh đầu tư an toàn hơn như Vàng hoặc Bạc. Điều này có nghĩa là, trong đa số trường hợp, ta có thể thấy sự tăng giá của Vàng hoặc Bạc tại thời điểm thị trường chứng khoán đang đi xuống.

Ta có thể gọi Vàng và Bạc, trong trường hợp này, là Một khoản đầu tư “Sợ hãi”.

Hãy để loại đầu tư này cho các chuyên gia. Chúng ta có thể lưu ý đến sự hiện diện của những tài sản này, nhưng đừng vội all-in mua chúng khi thị trường giảm giá. Là một nhà đầu tư cá nhân, bạn phải luôn sẵn sàng mua những công ty tuyệt vời khi thị trường giảm giá. 

3. NỖI SỢ có hiệu ứng bao trùm lên thị trường

Nỗi sợ hãi trên thị trường chứng khoán hầu như luôn là dấu hiệu báo trước cho một thị trường giá xuống (trong trường hợp lạc quan nhất) và một cuộc suy thoái kinh tế (trong trường hợp tồi tệ nhất). Sự Sợ hãi có xu hướng tạo ra hiệu ứng domino trên thị trường.

Khi càng có nhiều nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường, thị trường sẽ xuất hiện phản ứng bán tháo theo dây chuyền – thứ sẽ khiến thị trường rớt giá thậm tệ.

Tận dụng NỖI SỢ trên TTCK như thế nào để khai thác lợi nhuận?

Những nhà đầu tư có khả năng giữ cái đầu lạnh, tách biệt khỏi tâm lý chung và đứng ngoài chờ đợi thị trường hồi phục – thứ chắc chắn sẽ xảy ra – sẽ thấy sự bán tháo của TTCK là cơ hội làm giàu tuyệt vời.

Ở giai đoạn đầu của đợt sụp đổ, rất dễ để tìm thấy các câu chuyện nguyên nhân được vẽ ra để lý giải cho sự rớt giá của cổ phiếu và sụp đổ của thị trường. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau đó, chính NỖI SỢ là nhân tố chính khiến thị trường đi xuống.

TÂM LÝ ĐẦU TƯ: Nỗi sợ có tác động như thế nào lên thị trường chứng khoán?

Vậy ta có thể suy ra gì từ điều trên?

Chắc chắn, giá của rất nhiều công ty tuyệt vời cũng sẽ bị bán tháo, giảm giá thậm tệ một cách vô lý. Đây là hệ quả của việc mọi người đều sợ hãi bán tháo!

Nếu bạn có thể gạt qua nỗi sợ, giữ bình tĩnh và tiến hành mua vào tại thời điểm các nhà đầu tư khác đang bán ra, bạn sẽ “nhặt” được những món hời – là những cổ phiếu của các công ty tuyệt vời với giá cực rẻ. 

⇒ Tìm hiểu thêm về các MÓN HỜI trong đầu tư chứng khoán ngay tại đây!

Nhưng trên hết, điều quan trọng nhất là đầu tư tiền của bạn vào những công ty tuyệt vời, kể cả trong thời điểm các công ty khác cũng đang được “giảm giá”. Không phải công ty nào cũng sống sót được qua đợt khủng hoảng.

Trong thời kỳ suy thoái, hãy đảm bảo chỉ đầu tư vào các công ty mạnh, bạn đã dành thời gian nghiên cứu và hiểu về công ty, có quỹ, mô hình kinh doanh đáng tin cậy và quản lý để tồn tại trong thời kỳ suy thoái và trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết khi thị trường bắt đầu phục hồi.

Nguồn: RuleOneInvesting.com, Happy Live tổng hợp.

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(đầu tư theo phong cách Warren Buffett, Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề