fbpx

Chúng ta để lại di sản gì trong cuộc đời?

Những di sản trường tồn nhất của chúng ta không phải là những thứ ta để lại, mà là cách ta sống, và đặc biệt là cách ta sống với tiền bạc.

Chúng ta để lại di sản gì trong cuộc đời?

Bạn muốn tạo ra loại di sản thế nào? Dù bạn là tỷ phú hay người nghèo, bạn đều có thể tạo ra sự khác biệt cho thế giới. Bạn đều để lại một di sản gì đó.

Để dùng tiền của mình tạo ra sự khác biệt ý nghĩa, bạn không nhất thiết phải sở hữu rất nhiều tiền, hoặc phải trở thành một người nổi tiếng, một nhà làm luật, hoặc phải xuất hiện trong chương trình của Oprah, hay phải để lại một khoản hiến tặng cho trường đại học yêu thích của bạn.

Mỗi người chúng ta đều có thể để lại một di sản của sự sung túc đủ đầy (hoặc thiếu thốn) bằng nhiều cách khác nhau, đặc biệt trong mối quan hệ của chúng ta với tiền bạc. Chúng ta có thể vắt kiệt và lấy đi, tích lũy và giữ lại; hoặc chúng ta có thể nuôi dưỡng, phát triển, chia sẻ, cho đi và chi tiêu một cách có ý thức, có đóng góp cho cộng đồng.

Trong quá khứ, ắt hẳn bạn luôn luôn nghĩ rằng khi trưởng thành mà có một khoản tiền thừa kế lớn thì quả là may mắn tuyệt vời – lúc đó bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về tiền bạc, hoặc quan tâm về tiền bạc, hoặc thậm chí suy nghĩ về tiền bạc trừ sự thật rằng bạn đang có cả núi tiền.

Những ngộ nhận như vậy càng mạnh mẽ, thì chúng ta lại càng khó mà tin được rằng việc có quá nhiều tiền có thể trở thành nan đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, thực tế lại kể chúng ta nghe một câu chuyện khác, một câu chuyện mà có nhiều tiền không hề là diễm phúc lớn.

Trong một hội nghị, một phụ nữ trẻ, tóc vàng có khuôn mặt tươi tắn tầm 26 tuổi đã chia sẻ với tôi và một nhóm nhỏ những người thừa kế khác, rằng cô đã năn nỉ cha mình đừng cho cô một núi tiền, tuy vậy, ông ấy vẫn tin tưởng chuyển cho cô 30 triệu đô la ngay trong tuần đó. Cô cảm thấy như số tiền đó đang đè lên mình, kinh hoàng trước trách nhiệm nó mang lại, cảm thấy hoang mang và nặng nề, và cô sợ rằng mọi người sẽ phát hiện ra chuyện đó rồi ghét bỏ cô, lợi dụng cô. Công việc mà bố cô làm để kiếm tiền chính là thứ đã phá hủy gia đình cô, chia cách anh chị em cô, khiến bố mẹ cô ly hôn và tạo ra ganh đua, cạnh tranh mà cô không hề muốn chút nào. Cô cảm thấy tất cả những cảm xúc nặng nề, tội lỗi và đầy xấu xa đó đã được chuyển hết cho cô thông qua số tiền này. Cô không thể chịu được điều đó.

Chúng ta để lại di sản gì trong cuộc đời?

Di sản là sự tỉnh táo trước tiền bạc

Đa số chúng ta sẽ bị sốc khi chứng kiến sự đau khổ và nỗi buồn thường đi kèm với một khoản di sản quá lớn. Tất nhiên cũng có những ngoại lệ, và những ngoại lệ đó là những người đã phải làm việc cật lực để chống lại những cái bẫy mà sự đặc quyền và dư thừa tài chính mang lại. Nhưng nhìn chung, trái với những gì chúng ta tưởng tượng, một gia tài kếch xù dường như không phải một di sản đẹp đẽ như bề ngoài của nó.

Trong cả những quốc gia và cộng đồng thiếu thốn tiền bạc, lẫn những người quá coi trọng giá trị tiền bạc, thì khía cạnh tiêu cực nhất trong mối quan hệ giữa con người với tiền bạc chính là: để lại một di sản tinh thần nghèo nàn khiến cho người ta tin rằng tiền là thứ định nghĩa con người họ và là thứ quyết định họ sẽ trở thành con người thế nào trong cuộc sống.

Trong cả những hoàn cảnh giàu có nhất hay nghèo khó nhất, chúng ta đều biết rằng những người sống sót và phát triển mạnh là những người biết tận dụng nhau, và những nguồn lực bên trong, để sống một cuộc đời ý nghĩa.

Happy Live Team (Tổng hợp từ sách Linh hồn của Tiền)

Có thể bạn quan tâm:
LINH HỒN CỦA TIỀN – Lynne Twist

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề