fbpx

Chương 2: Hiểm họa từ môi trường giáo dục danh giá – Guy Spier (Phần 1)

Việc ông Guy Spier làm cho D.H. Blair rõ là một sự phản bội mục đích học tập của mình tại Oxford và Harvard. Tôi đã học hai trong số những học viện có môi trường giáo dục danh giá nhất thế giới chỉ để trở thành một kẻ đồng lõa bất đắc dĩ trong một công ty suy đồi của giới tài chính.

=> Phần 1: Từ giữa bầy lang sói đến Warren Buffett: tôi đã nhúng chàm ở phố Wall – Guy Spier 

(*) Bài viết được trích từ sách Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị – Guy Spier. (Đặt sách tại đây)

Chương 2: Hiểm họa từ môi trường giáo dục danh giá – Phần 1

– Ông tự đặt ra những câu hỏi cho mình:

+ Phải chăng là nền học vấn của tôi không đáp ứng đủ cho tôi?
+ Hay, tệ hơn nữa, phải chăng tôi không xứng đáng với quá trình học tập của chính mình?

Ông thắc mắc: “Vì sao quá nhiều người học vấn cao từ những ngôi trường kinh doanh danh giá với nền tảng vượt trội lại góp phần làm bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009? Có phải học vấn của ta đã phụ lòng học ta? Hay chính chúng ta đã phụ lòng học vấn ấy? Những câu hỏi này chưa được trả lời thỏa đáng bởi những ngôi trường danh giá từng cho ra lò những kiến trúc sư đầy quyền lực đã kiến tạo nên một nền kinh tế đầy hỗn loạn.

Chương 2: Hiểm họa từ môi trường giáo dục danh giá - Guy Spier (Phần 1)

Một sự thật cay đắng chính là nhiều yếu tố trong hệ thống giáo dục ở các trường hàng đầu rõ ràng là một sự bất lợi. Tôi không chú ý đến những bất lợi này vào lúc hoàn thành chương trình chính quy, mãi cho đến hơn một thập niên sau đó. Ở một mức độ nào đó, tôi buộc mình nhắm mắt bịt tai để con thuyền sự nghiệp tự lái một thời gian, lãng phí những năm tháng lẽ ra nên là thời gian sinh ra năng suất lớn nhất trong đời tôi.

Lấy một ví dụ về sự giáo dục không tinh hoa là một người có ảnh hưởng lớn nhất với tôi, trên tư cách là một nhà đầu tư, Monish Pabrai, tác giả cuốn sách Nghệ thuật đầu tư Dhandho, một người Ấn Độ nhập cư Hoa Kỳ, người đã kiếm lợi nhuận nhiều hơn tôi. Ông ấy theo học tại trường đại học Clemson ở South Carolina, không phải Oxford hay Harvard. Khi Monish và tôi dùng bữa trưa từ thiện với Warren Buffet, rõ là Warren (Vốn không được nhận vào Harvard Business School) chẳng mảy may quan tâm đến chuyện chúng tôi học trường nào.

Xin đừng hiểu nhầm ý tôi. Những ngôi trường như Oxford hay Harvard là những môi trường tuyệt vời, và tôi trân trọng sự đóng góp lớn lao của những ngôi trường này cho nền văn minh nhân loại. Nhưng chính lòng sùng mộ những ngôi trường này đã khiến chúng ta không nhận ra những khiếm khuyết của chúng. Xin hiểu rằng sự khắt khe này sinh ra từ lòng ái mộ và ước muốn xây dựng cho chúng được tốt hơn, chú không phải để đạp đổ chúng.

Chương 2: Hiểm họa từ môi trường giáo dục danh giá - Guy Spier (Phần 1)

Một phần của vấn đề chínhmôi trường học thuật dạy bạn những điều hết sức bài bản và hệ thống, nhưng khác với thực tế cuộc sống, điều này có thể làm hại đến thành công về lâu dài của bạn. Như thể, việc học thuật trong môi trường danh giá của bạn giống như một chiếc xe đua Ferrari trong giải đua công thức thức 1 (F1-Formula 1) trong khi điều bạn cần trong đời thực là một chiếc xe Jeep bền bỉ có thể chạy tốt trên mọi địa hình.

Chương 2: Hiểm họa từ môi trường giáo dục danh giá - Guy Spier (Phần 1)

 

Xem tiếp: Chương 2: Hiểm họa từ môi trường giáo dục danh giá – Guy Spier (Phần 2)

Đọc thêm tại Chương 1: Từ giữa bầy lang sói đến Warren Buffett – Sách “Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị

Có thể bạn quan tâm: Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị – Guy Spier (Hành trình từ một tay “mafia” cò mồi phố Wall trở thành NĐT giá trị chân chính)

Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề