fbpx

Đầu tư theo phong cách Charlie Munger

Dọc chiều dài lịch sử tài chính Mỹ, Charlie Munger là một hiện tượng đầy bí ẩn được bao trùm bởi những nghịch lý – ông cùng lúc vừa là một ẩn số vừa là một mâu thuẫn. Làm thế nào mà Charlie Munger – người từng được đào tạo để trở thành một nhà khí tượng học hoặc một luật sư và chưa từng tham gia bất kỳ khóa học nào ở đại học về kinh tế, tiếp thị, tài chính hoặc kế toán – lại trở thành một doanh nhân vĩ đại nhất, một nhà đầu tư thiên tài. Tất cả là nhờ vào quá trình tự học phi thường.

Warren Buffett từng chia sẻ rằng “Công trình kiến trúc to lớn nhất trong cuộc đời Charlie chính là thiết kế ra một Bershire của ngày hôm nay. Kế hoạch mà ông gửi tới tôi rất đơn giản: hãy thôi quan tâm đến chuyện làm thế nào để mua được mua được doanh nghiệp giá cự rẻ bất chấp nó tệ hại như thế nào, thay vào đó hãy mua một doanh nghiệp tốt với giá hợp lý… Trên nền tảng đó Bershire đã được xây dựng theo bản thiết kế của Charlie.”

Dưới đây là một số bí mật mang lại thành công trong đầu tư của Charlie Munger mà các NĐT cá nhân có thể học hỏi và áp dụng.

1. Làm giàu nhanh chóng

“Ham muốn làm giàu nhanh chóng thường đem lại không ít rủi ro”

Nỗ lực để kiếm thất nhiều tiền trong một khoảng thời gian ngắn thường tiềm ẩn nhiều mối đe dạo, bởi khi đó chúng ta phải đánh cược một cách liều lĩnh vào cổ phiếu hoặc những  tài sản có sự biến động liên tục về giá. Có hàng tá người cũng muốn làm giàu nhanh chóng như chúng ta, không ít trong số họ săn lùng được các nguồn đáng tin cậy mà chúng ta không có. Các định hướng về mức giá ngắn hạn của bất cứ hợp đồng đảm bảo hay hợp đồng phát sinh, đều phải hứng chịu những thay đổi bất thường bắt nguồn từ một số trường hợp chúng ta không biết phải xử lý các giao dịch kinh doanh hoặc các tài sản ngầm với giá trị thực của chúng như thế nào. Quan trọng hơn cả, người kinh doanh phải đối mặt với vấn đề về đòn bẩy thương mại: muốn làm giàu nhanh chóng phải vay vốn hoặc ký nợ để khuếch trương những giao động nhỏ trên thị trường về mặt giá cả thành những dao động lớn và kiếm một khoản kếch xù. Tuy nhiên, nếu kinh doanh thất bại, tiền mất dễ như chơi. Chúng ta mua được cổ phiếu tiềm năng và tin chắc rằng mình sắp giàu to, nhưng chỉ cần một sự kiện kinh hoàng như ngày 11 tháng 9 lặp lại, thị trường cổ phiếu tan tành và chúng ta mất trắng. Trong những ngày đầu vào nghề, Charlie dung rất nhiều đòn bẩy để đầu tư vào cổ phiếu của mình, nhưng thời gian đã khiến Charlie trưởng thành hơn, ông nhận ra mối nguy hại mà hình thức kinh doanh này gây ra và sẵn sàng tìm mọi cách để tránh vay nợ, chỉ tập trung vào đầu tư dài hạn – phương thức đem lại nguồn lợi kinh tế bền vững.

2. Giới hạn của năng lực

“Hiểu được giới hạn của bạn thân còn hữu dụng hơn là cố tỏ ra thông thái”

Kinh nghiệm mà Charlie muốn chia sẻ đó là mỗi người nên tự ý thức về những hạn chế trong hiểu biết của mình (vòng tròn năng lực) và sử dụng điểm yếu này của bản thân như một điểm mạnh để tránh rót tiền đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mà chúng ta không nắm rõ.

Cuối những năm 1990, vào thời kỳ đỉnh cao của bong bóng thị trường đối với các cổ phiếu công nghệ, rất nhiều con người lỗi lạc đã không thể cưỡng lại  sức cám dỗ của việc đầu tư vào các cổ phiếu Internet. Charlie nhận ra ông không có vốn hiểu biết nhất định về những doanh nghiệp Internet mới mẻ này và nó vượt quá giới hạn nhận thức của bản thân, vì thế ông và Berkshire quyết định hoàn toàn không tham gia vào việc mua bán chúng. Rất nhiều nhà đầu tư của phố Wall cho rằng Charlie không còn phong đọ trong kinh doanh như trước nữa. Chỉ cho tới khi bong bóng đổ vỡ, cổ phiếu của các công ty tuột dốc thảm hại và tài sản bị xóa sổ, kẻ thông thái nhất dường như mới lộ diện và đó chính là Charlie.

3. Săn bắt dễ dàng

“Muốn bắt cá trong bể, phải làm cạn bể trước đã”

Đôi khi, thị trường cổ phiếu đem tới những cơ hội đầu tư hấp dẫn làm bạn khó có thể chối từ. Điều này thường xảy ra khi xuất hiện những cuộc khủng hoảng trong thị trường chứng khoán, khi các nhà đầu tư ra sức tẩu tán các loại cổ phiếu lớn nhỏ, kể cả những loại cổ phiếu đem lại lợi nhuận kinh tế bền vững mà họ đã sở hữu từ lâu. Sự rút lui này chính là nguồn cơn cho câu chuyện bể cạn – giá cổ phiếu xuống thấp, tạo điều kiện cho Charlie nhìn thấy chú cá to: những doanh nghiệp với lợi nhuận đầy tiềm năng nhưng bị rớt giá trong cơn bão.

4. Đa dạng hóa

“Đối với tôi, việc sùng bái đến mức tôn thờ thứ được gọi là chiến lược đa dạng hóa thật sự điên rồ.”

Đa dạng hóa là cách để khiến những chuyên gia tư vấn tài chính và những nhà mô giới cổ phiếu không bị đánh giá quá thấp nhưng đồng thời cũng không được đánh giá quá cao. Điều sẽ xảy ra với việc áp dụng chiến lược đa dạng hóa một cách rộng rãi – ví dụ như sở hữu một danh mục đầu tư với từ 50 loại cổ phiếu khác nhau trở lên – đó là: “người chiến thắng” và “kẻ thua cuộc” sẽ triệt tiêu lẫn nhau. Đa dạng hóa tạo nên một tình huống mô phỏng những đặc điểm cơ bản của thị trường đầu tư hoặc một quỹ đầu tư theo chỉ số nào đó. Chiến lược này trong mắt những cố vấn đầu tư không bao giờ là quá tốt hoặc quá xấu, chúng chỉ nằm ở mức trung bình.

Charlie nhận ra rằng nếu chúng ta đầu tư vào một doanh nghiệp với nền tảng kinh tế vững chăc, được bán ở một mức lá hợp lý, số doanh nghiệp mà chúng ta sở hữu có thể giảm xuống con số mười hoặc ít hơn, tuy nhiên chúng ta vẫn được bảo vệ khỏi những rủi ro tài chính bất ngờ và danh mục đầu tư vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt trong khoảng từ 10 – 20 năm. Giống như câu châm ngôn nói trên mà Charlie luôn tâm niệm, đa dạng hóa một cách bừa bãi chỉ đem lại cho chúng ta một “sở thú”, đầu tư có lượng mà không.

Nguồn: The tao of Charlie Munger/ Tổng hợp & Biên tập: Charlie Munger

Có thể bạn quan tâm

Damn Right! – Tác giả Janet Lowe

(Vén màn bí ẩn về tỷ phú Charlie Munger – Cánh tay phải của Warren Buffett)

 

ĐỌC THỬ

ĐẶT NGAY

Các viết cùng chủ đề