fbpx

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 21 – Bước 2: CHỈ SỐ P/E BAO NHIÊU LÀ TỐT?

Phần 20 Happy Live đã giới thiệu nhanh đến các bạn về chỉ số P/E và chúng ta biết rằng P/E là chỉ số quan trọng để định giá của một cổ phiếu trên thị trường. Vậy chỉ số P/E cao hay thấp là tốt? Phần 21 này Happy Live sẽ cùng các bạn giải đáp thắc mắc Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt? 

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 21 - Bước 2: CHỈ SỐ P/E BAO NHIÊU LÀ TỐT?

Chỉ số P/E bao nhiêu là tốt?

Chỉ số P/E cao 

Thông thường, chỉ số P/E cao thể hiện sự kỳ vọng của nhà đầu tư về việc tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó sẽ cao hơn trong tương lai. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường sẵn sàng trả một mức “premium” cho những doanh nghiệp hàng đầu. Vì thế mà những doanh nghiệp này có chỉ số P/E rất cao.

Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng…

Chỉ số P/E cao đôi khi là biểu hiện việc doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả (các chỉ số tài chính sẽ chỉ ra điều này rõ ràng hơn), khiến EPS thấp (thậm chí = 0) nên chỉ số P/E mới cao.

Chỉ số P/E thấp

Có rất nhiều lý do để doanh nghiệp có chỉ số P/E thấp ở một thời điểm. Có thể doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn so với thời gian trước. Vì thế, lợi nhuận trên 1 cổ phần (EPS) tăng lên, khiến cho P/E thấp.

Tuy nhiên, P/E thấp có thể do doanh nghiệp thu được lợi nhuận bất thường (từ thanh lý tài sản, hay bán công ty con,…). Nhưng khoản lợi nhuận này sẽ không bền vững. Chúng không đến từ hoạt động kinh doanh cốt lõi và không lặp lại trong tương lai. Hoặc do các cổ đông hiện hữu, họ không còn thấy khả năng phát triển của doanh nghiệp, nên quyết định bán chốt lời. Khiến giá cổ phiếu giảm. Dẫn tới P/E thấp.

Với những trường hợp này, chỉ số P/E ở mức thấp có thể sẽ duy trì trong một khoảng thời gian, nhưng có lẽ cổ phiếu đó không được coi là rẻ, bởi triển vọng phát triển của doanh nghiệp không còn tươi sáng.

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 21 - Bước 2: CHỈ SỐ P/E BAO NHIÊU LÀ TỐT?

Chỉ số P/E tốt là …

Thật khó để nói rằng chỉ số P/E nào đó là tốt và tốt như thế nào…

Chỉ số P/E chỉ có tác dụng thực sự khi chúng ở cùng hoàn cảnh, điều kiện như nhau. Một số yếu tố ảnh hưởng đến P/E  như tốc độ tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh, độ an toàn hay rủi ro về mặt tài chính, ngành kinh doanh, điều kiện vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng GDP… của đất nước.

Chỉ số P/E hiện tại cao hay thấp không có nhiều ý nghĩa nếu đứng một mình. Nó cần được đem ra so sánh với P/E toàn ngành cũng như với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thu nhập dự kiến của công ty.

Ví dụ minh họa chỉ số P/E

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Mã: VNM)

P/E của Vinamilk (Mã: VNM) luôn duy trì ở mức cao trong các năm qua. Thậm chí còn cao hơn trung bình toàn thị trường.

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 21 - Bước 2: CHỈ SỐ P/E BAO NHIÊU LÀ TỐT?

Thực tế cũng đã chứng minh, mua cổ phiếu VNM với P/E cao là một sự lựa chọn đúng đắn. Giá cổ phiếu VNM liên tục tăng kể từ khi niêm yết.

Như vậy, ý nghĩa chỉ số P/E cao của VNM là: Triển vọng của VNM trong tương lai rất tốt. Vì thế nhà đầu tư sẵn sàng trả đến 30 đồng cho 1 đồng lợi nhuận của VNM.

Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (Mã: ROS)

P/E của ROS: P/E = 94,57 cũng cao đấy chứ nhỉ! Thậm chí còn gấp 3 lần mức P/E của VNM. Đừng vội mừng…

P/E = 94,57, nghĩa là bạn sẽ phải đợi gần 1 thế kỷ mới có thể thu hồi vốn, hoặc bạn đang tin tưởng rằng, trong tương lai ROS sẽ là một “Amazon” thứ hai.

Vốn dĩ, chỉ số P/E của ROS cao như vậy là do EPS của doanh nghiệp quá thấp, chỉ khoảng 340 đồng/CP, trong khi giá cổ phiếu gần 32.000 đồng

Chắc hẳn sẽ nhận ra ROS trong trường hợp này: vượt rất xa so với giá trị thực.

Nếu nắm giữ ROS lâu dài…

Bạn sẽ sớm trở thành David Copperfield thứ hai, một ảo thuật gia với khả năng biến “Tiền vàng thành giấy lộn”.

Từ 2 ví dụ trên, bạn có thể thấy rằng:

  • Đánh giá chỉ P/E bao nhiêu là tốt, là hợp lý không hề đơn giản. Chúng không phải những con số khô cứng, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.
  • Nên so sánh với P/E của các doanh nghiệp cùng ngành và P/E của chính doanh nghiệp đó trong quá khứ để biết được cổ phiếu đó hiện tại đang “đắt” hay “rẻ”.
  • Không nên coi chỉ số P/E là nhân tố chính để quyết định mua hay bán cổ phiếu.

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(Phương pháp đầu tư 4 chữ M giúp xác định giá trị, giá cả của công ty, biên an toàn và thời điểm mua cổ phiếu hợp lý)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề