fbpx

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 22 – Bước 2: CHỈ SỐ PEG

Phần 21, chúng ta đã tìm hiểu về sự thay đổi của P/E thông qua 2 thành phần là Giá (Price) và Thu nhập  (EPS). Mà Giá thì phụ thuộc vào tâm lý thị trường đối với doanh nghiệp, còn Thu nhập phụ thuộc vào doanh nghiệp. Vì vậy, chúng ta cần xem xét sự thay đổi của Thu nhập xứng đáng với mức Giá bao nhiêu. Và chỉ số PEG sẽ giúp chúng ta giải quyết điều này.

Chỉ số PEG là tỷ lệ được sử dụng để định giá một cổ phiếu khi tính đến tốc độ tăng trưởng thu nhập từ cổ phiếu đó. Đây là một công cụ giúp nhà đầu tư có thể tìm thấy các cổ phiếu đang bị định giá thấp. Dù tỷ số PEG không phổ biến như chỉ số P/E hay chỉ số P/B, nhưng nó thật sự là một chỉ số rất có giá trị. Khi sử dụng PEG cùng với các chỉ số có liên quan khác, nhà đầu tư có thể hiểu được thị trường đang đánh giá tiềm năng tăng trưởng của một cổ phiếu trong tương quan với tăng trưởng EPS của nó như thế nào?

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 22 - Bước 2: CHỈ SỐ PEG

Chỉ số PEG

Chỉ số PEG (Price Earnings to Growth) là tỷ số giữa chỉ số P/E với G (tốc độ tăng trưởng thu nhập EPS trong tương lai) của cổ phiếu. Chỉ số PEG còn gọi tên là hệ số PEG, hay tỷ số PEG.

Khi chỉ số PEG bằng 1, điều đó có nghĩa là tăng trưởng thu nhập EPS của cổ phiếu đã được thị trường định giá đầy đủ vào trong giá của cổ phiếu. 

Khi chỉ số PEG lớn hơn 1, có thể cổ phiếu đang bị định giá quá cao, hay nói cách khác thì mức tăng trưởng thu nhập mà thị trường kỳ vọng vào cổ phiếu đó cao hơn mức tăng trưởng thật sự mà cổ phiếu đó có thể tạo được. Các cổ phiếu tăng trưởng thường có chỉ số PEG lớn hơn 1 bởi vì các nhà đầu tư sẵn lòng trả nhiều hơn cho một cổ phiếu được kỳ vọng có tốc độ tăng trưởng nhanh. Đó cũng có thể là do thu nhập đã được dự báo thấp hơn trong khi giá cổ phiếu vẫn rất ổn định vì nhiều lý do khác.

Khi chỉ số PEG nhỏ hơn 1, có khả năng một cổ phiếu nào đó đang bị định giá thấp hoặc là thị trường đã không kỳ vọng công ty có thể đạt được tăng trưởng thu nhập giống như những dự báo mà công ty đưa ra. Các cổ phiếu thu nhập (value stock) thường có PEG nhỏ hơn 1, bởi vì những kỳ vọng về thu nhập cổ phiếu của nhà đầu tư đang tăng lên trong khi thị trường đã không nhận ra tiềm năng tăng trưởng của cổ phiếu đó. Mặt khác, nó có thể là do những kỳ vọng mà thu nhập của nhà đầu tư đối với cổ phiếu đó đã giảm sút mạnh so với những dự báo của công ty.

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 22 - Bước 2: CHỈ SỐ PEG

Nhà đầu tư được biết đến nhiều nhất khi sử dụng phương pháp này là: Peter Lynch.

Peter Lynch: Đã kiếm được 29.2%/năm trong suốt thời gian điều hành quỹ Melagan. Ông cũng là tác giả 2 cuốn sách Trên đỉnh Phố Wall & Đánh bại Phố Wall.

Cách tính chỉ số PEG

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 22 - Bước 2: CHỈ SỐ PEG

Trong đó:

P/E: Chỉ số P/E

G: tốc độ tăng trưởng thu thập EPS dự kiến trong tương lai

Ví dụ: Nếu một công ty đang có P/E là 12 và tốc độ tăng trưởng thu thập EPS dự kiến trong tương lai (G) là 15% thì chỉ số PEG = 0,8.

Chỉ số PEG bao nhiêu là tốt?

Trong chứng khoán, chỉ số PEG thể hiện mối quan hệ giữa chỉ số P/E và G.

Chỉ số PEG hợp lý khi chỉ số P/E và G bằng nhau, tức PEG bằng 1.

Khi cổ phiếu có chỉ số PEG bằng 1 thì cổ phiếu được xem là đúng giá trị thực

PEG > 1: Giá cổ phiếu cao hơn giá trị thực

PEG = 1: Giá cổ phiếu bằng giá trị thực

PEG <1: Giá cổ phiếu thấp hơn giá trị thực

Ví dụ: Một công ty có chỉ số P/E bằng 15 và G bằng 10 thì chỉ số PEG bằng 1,5 (15/10) => PEG > 1 giá cổ phiếu cao hơn giá trị thực thì không nên mua vào và nếu có cổ phiếu thì nên bán ra.

Tại sao sử dụng PEG lại tốt hơn P/E?

Thu nhập thể hiện lợi nhuận mà mỗi công ty có thể tạo ra. Thu nhập được tính toán bằng cách lấy doanh thu trừ đi chi phí bao gồm: giá vốn hàng bán, lương cho nhân viên, chi phí thuê nhà, chi phí điện nước…

Tuy nhiên, bên cạnh thu nhập, còn khá nhiều các yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, như:

  • Thương hiệu (Brand): Đây được xem là một tài sản vô hình của công ty, những thương hiệu tên tuổi như P&G trị giá hằng triệu đôla. Trên Thị trường chứng khoán Việt Nam thì Kinh Đô là công ty đã đưa giá trị thương hiệu của mình vào trong giá cổ phiếu.
  • Nguồn lực con người: Nhân viên, các quản trị cấp cao, các chuyên gia của công ty được xem là những người đã tạo ra giá trị gia tăng cho công ty. Điều đó đã được thực tế chứng minh qua thời gian.
  • Kỳ vọng của nhà đầu tư: Thị trường chứng khoán là thị trường của những kỳ vọng. Bạn luôn mua chứng khoán bởi vì những kỳ vọng về mức lợi nhuận cao trong tương lai chứ không phải bởi vì những thành quả đã đạt được trong quá khứ của một công ty nào đó.
  • Khả năng gia nhập thị trường của đối thủ cạnh tranh: Một công ty muốn thành công trong dài hạn thì phải đưa ra được các chiến lược đúng đắn nhằm ngăn chặn đối thủ cạnh tranh có thể gia nhập thị trường. Ví dụ như Coca-Cola đã xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp đến mức mà bất kỳ ai cũng có thể mua được sản phẩm trên thị trường. Đây chính là một rào cản mạnh mẽ cho những doanh nghiệp nào muốn xâm nhập thị trường của Coca-Cola.

Tất cả các yếu tố này sẽ ảnh hưởng đến mức tăng trưởng thu nhập của công ty trong tương lai. Chỉ số P/E chỉ sử dụng giá trị thu nhập trong quá khứ, do vậy nó đã không phản ánh được một bức tranh toàn cảnh về tiềm năng tăng trưởng của các cổ phiếu.

Những lưu ý khi sử dụng chỉ số PEG

Nhiều nhà đầu tư thích chỉ số PEG vì nó thể hiện đầy đủ mối tương quan giữa thu nhập & tăng trưởng. Bởi P/E không thể hiện hứa hẹn về một tương lai hứa hẹn của doanh nghiệp, vì mang tính tĩnh.

Để dễ hình dung, bạn hãy tưởng tượng: Doanh nghiệp giống con người, nếu Anh Nguyễn Văn A 35 tuổi thu nhập 25 triệu/tháng, Anh Trần Văn B 55 tuổi thu nhập 25 triệu/tháng. Vậy lúc 60 tuổi thì khả năng A hay B thu nhập ai cao hơn? (Cái bạn nghĩ gọi là định giá tương quan giữa A và B).

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp không tăng trưởng cao (0-5%), nhưng trả cao tức khá cao. Bạn không thể trả giá cho tương ứng mức tăng trưởng là P/E = 0 – 5 được. Rõ ràng đó là mức giá rất hời!

Ngoài ra, G thường khó tính toán hơn, và đó là tỷ lệ ước đoán (mang tính chủ quan). Vậy làm thế nào bạn có thể tính toán chỉ số PEG này.

7 chú ý để tính chỉ số PEG chính xác hơn

Tính G với tỷ lệ chính xác 100% là điều không thể! Chúng ta biết chính xác chỉ số P/E là bao nhiêu, vì đó là chỉ số quá khứ. Nhưng G là tốc độ tăng trưởng dài hạn trong tương lai. Tuy nhiên, 7 bí quyết sau sẽ giúp bạn gia tăng khả năng tính chính xác G hơn.

  1. Không phải 100% số mã cổ phiếu đều tính được tốc độ tăng trưởng. Rất nhiều cổ phiếu bất ổn, hãy tránh xa những cổ phiếu đó.
  2. Cẩn thận với những cổ phiếu có chỉ số tốc độ tăng trưởng thu thập EPS dự kiến trong tương lai (G) quá cao. 
  3. Xem xét tốc độ và gia tốc tăng trưởng trung bình lợi nhuận của doanh nghiệp 3-5 năm.
  4. Đánh giá các yếu tố tài chính khác như ROA, ROE, ROIC có thay đổi nhiều không? Ổn định không?
  5. Doanh nghiệp đó có lợi thế cạnh tranh bền vững (Moat) không? Hoạt động doanh nghiệp hiện tại như thế nào? 
  6. Môi trường kinh doanh, điều kiện vĩ mô có ổn định không? (mỗi đất nước có mỗi chính sách khác nhau).
  7. Trừ khi hiểu rõ doanh nghiệp mà mình muốn đầu tư, đừng mua cổ phiếu có chỉ số P/E quá cao – Trừ trường hợp định giá theo phương pháp khác.

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(Phương pháp đầu tư 4 chữ M giúp xác định giá trị, giá cả của công ty, biên an toàn và thời điểm mua cổ phiếu hợp lý)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề