fbpx

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 7 – Bước 1: MOAT – Ý NGHĨA CỦA TỶ SỐ ROA, ROE, ROIC

Trong Phần 6, bạn đã nắm được 5 tỷ số chỉ số tài chính và nợ dài hạn của một doanh nghiệp sẽ nói lên sức mạnh của một công ty. Ngoài 5 chỉ số trên các chỉ số ROA, ROE, ROIC cũng quan trọng không kém góp phần giúp bạn xác định được công ty có “con hào kinh tế” bền vững.

Bước 1: TÌM KIẾM

ROA (Return On Assets) – Tỷ số lợi nhuận trên tài sản

ROA là tỷ số lợi nhuận trên tài sản. Và là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. ROA thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản của doanh nghiệp. 

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 7 - Bước 1: MOAT - Ý NGHĨA CỦA TỶ SỐ ROA, ROE, ROIC

ROA càng cao thì khả năng sử dụng tài sản càng có hiệu quả. Những chứng khoán có ROA cao sẽ là những chứng khoán được ưa chuộng hơn. Và tất yếu những chứng khoán có chỉ số ROA cao cũng có giá cao hơn.

Với một đồng tài sản đầu tư ban đầu, công ty có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận

Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt???

Chỉ số ROA có cách tính rất đơn giản, nhưng con số bao nhiêu mới là tốt?

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 7 - Bước 1: MOAT - Ý NGHĨA CỦA TỶ SỐ ROA, ROE, ROIC

Điều này phụ thuộc vào: 

  • Lĩnh vực mà công ty đang hoạt động

Các ngành khác nhau thường có những đặc điểm khác nhau về cơ cấu tài sản. Với các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp nặng như: Thép, Xi măng,… thường yêu cầu tài sản cố định rất lớn. Do đó chỉ số ROA tương đối thấp.

Ngược lại, những công ty trong ngành công nghệ thông tin, hàng tiêu dùng,… không yêu cầu quá lớn tài sản cố định để vận hành, thường có chỉ số ROA cao.

Thật khập khiễng nếu bạn so sánh ROA của các công ty hoạt động ở các ngành khác nhau

  • So sánh ROA với các đối thủ cùng ngành

Hãy tham khảo chỉ số ROA của các công ty đối thủ cùng ngành (có thể tham khảo trên cafe.vn)

Doanh nghiệp có chỉ số ROA lớn hơn so với trung bình ngành là một dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp đang quản trị tài sản hiệu quả.

Tuy nhiên, so sánh với các đối thủ cạnh tranh thì chưa đủ, mà con cần so sánh với chính doanh nghiệp đó trong quá khứ.

  • So sánh ROA với các kết quả trong quá khứ

Bạn nên so sánh ROA của doanh nghiệp với chính nó trong quá khứ, để biết liệu công ty có hoạt động tốt lên hay không.

Chỉ số ROA tăng trưởng qua các năm và cao hơn so với trung bình ngành là tốt

Tuy nhiên không có chỉ số nào là hoàn hảo, bạn nên kết hợp sử dụng ROA với các chỉ số tài chính khác để thấy rõ hơn bức tranh tài chính của doanh nghiệp. Chỉ số tiếp theo chính là ROE.

ROE (Return On Equity) – Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROE là tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. ROE được tính bằng cách lấy lãi ròng sau thuế chia cho tổng giá trị  vốn chủ sở hữu dựa vào bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo tài chính cuối kỳ này.

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 7 - Bước 1: MOAT - Ý NGHĨA CỦA TỶ SỐ ROA, ROE, ROIC

Chỉ số ROE thể hiện mức độ hiệu quả khi sử dụng vốn của doanh nghiệp, hay nói cách khác một đồng vốn bỏ ra thì được bao nhiêu đồng lời. 

Về mặt lý thuyết, ROE càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng có hiệu quả. Những cổ phiếu có ROE cao thường được nhà đầu tư ưa chuộng hơn. Và tất yếu những cổ phiếu có chỉ số ROE cao cũng có giá cổ phiếu cao hơn.

Khi đánh giá ROE, bạn cũng nên đánh giá điều sau :

ROE < Lãi vay ngân hàng: vậy nếu công ty vay ngân hàng thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng mà thôi.

ROE > Lãi vay ngân hàng: thì chúng ta phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thương trường chưa, nhằm xem xét công ty này có khả năng tăng  ROE trong tương lai hay không.

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 7 - Bước 1: MOAT - Ý NGHĨA CỦA TỶ SỐ ROA, ROE, ROIC

Ngoài ra, ROE cao duy trì trong nhiều năm cũng thể hiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh cao, hay độc quyền thường có chỉ số ROE rất cao.

ROE = Hiệu quả sử dụng vốn

Chỉ số ROE bao nhiêu là tốt???

Một trong những tiêu chí đánh giá công ty có đủ năng lực tài chính theo chuẩn quốc tế, thì  chỉ số ROE phải đạt mức tối thiểu 15%.

Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm đến yếu tố động của ROE, tức là ROE có xu hướng tăng hay giảm, tuy nhiên bạn không nên nhìn vào xu hướng tăng giảm một cách vô hồn, mà còn nhìn vào yếu tố tác động đến ROE để phân tích, Chỉ số ROE được tạo nên từ tích của 3 yếu tố: lợi nhuận biên, vòng quay tài sản, đòn bẩy tài chính.

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 7 - Bước 1: MOAT - Ý NGHĨA CỦA TỶ SỐ ROA, ROE, ROIC

Chính sự phân tích 3 yếu tố tạo nên chỉ số ROE, nhà đầu tư sẽ hiểu được lý do và tìm ra được những cổ phiếu tăng trưởng ổn định.

Khi ROE tăng chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả  hơn so với trước đây, khi đó nhà đầu tư cũng sẽ thường dự đoán ROE những năm tiếp theo sẽ cao hơn ROE hiện tại, và đánh giá cổ phiếu khả quan hơn. Ngược lại khi chỉ số ROE giảm thì nhà đầu tư sẽ đánh giá thấp cổ phiếu hơn.

ROE >=15% + ROE ngày càng tăng + Duy trì ít nhất 3 năm => Doanh nghiệp tốt

Mối liên hệ giữa chỉ số ROA và ROE

Có thể nói ROA và ROE là một cặp chỉ số tuyệt vời để bổ sung cho nhau

Mối quan hệ của ROA và ROE là thông qua hệ số nợ. Nợ càng ít càng tốt, tốt hơn nếu Nợ/Vốn chủ sở hữu <1.

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 7 - Bước 1: MOAT - Ý NGHĨA CỦA TỶ SỐ ROA, ROE, ROIC

Một doanh nghiệp phát triển tốt, thường chỉ dùng đòn bẩy tài chính ở mức hợp lý, hoặc rất ít.

ROIC (Return On Invested Capital) – Tỷ số lợi nhuận trên vốn đầu tư 

ROIC là tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư. Và ROIC cho biết một công ty sử dụng tiền của mình để tạo ra lợi nhuận tốt như thế nào. Bằng việc so sánh lợi tức đầu tư với chi phí vốn bình quân gia quyền sẽ cho thấy vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả hay không. Biện pháp này còn được gọi đơn giản là “tỉ lệ hoàn vốn”.

Yêu cầu của ROIC

ROIC luôn được tính theo tỉ lệ phần trăm và thường được biểu thị dưới dạng giá trị 12 tháng. ROIC nên được so sánh với chi phí vốn của một công ty để xác định xem công ty có tạo ra giá trị hay không.

Đây là một chỉ số rất tốt để đánh được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vì bên cạnh Vốn chủ sở hữu, hầu hết các doanh nghiệp còn huy động thêm vốn từ nợ vay, và điều này lại không được phản ánh vào tỷ sô ROE.

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 7 - Bước 1: MOAT - Ý NGHĨA CỦA TỶ SỐ ROA, ROE, ROIC

Hạn chế của ROIC

Một nhược điểm của công cụ này là nó không cho biết gì về phân khúc mà công ty đang tạo ra giá trị. Nếu tính toán dựa trên thu nhập ròng (trừ đi cổ tức), kết quả có thể còn mập mờ hơn, vì có thể lợi nhuận xuất phát từ một sự kiện duy nhất theo tính chất ngành mà không phải định kì. ROIC cũng cung cấp nền tảng cần thiết cho các công cụ khác như tỉ lệ P/E.

Nguồn: Happy Live tổng hợp

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(Phương pháp đầu tư 4 chữ M giúp xác định giá trị, giá cả của công ty, biên an toàn và thời điểm mua cổ phiếu hợp lý)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề