fbpx

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 9 – Bước 1: CHỈ SỐ EPS

Doanh thu của công ty sau khi trừ đi các loại chi phí hoạt động, lãi vay, phí, thuế thì phần còn lại được gọi là lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, lợi nhuận này sau đó được chia tới các cổ đông dựa trên tỷ lệ cổ phần hay số lượng cổ phiếu mà họ nắm giữ. Vì vậy, với góc nhìn của một nhà đầu tư, chúng ta sẽ quan tâm nhiều hơn đế tỷ lệ tăng trưởng của LỢI NHUẬN TRÊN MỖI CỔ PHẦN (EPS – Earning Per Share).

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 9 - Bước 1: CHỈ SỐ EPS

Chỉ số EPS là gì?

EPS (Earning Per Share) là lợi nhuận sau thuế tên mỗi cổ phiếu (thường của các cổ đông) sau khi trừ cổ tức ưu đãi. Chỉ số EPS được các nhà phân tích sử dụng như một chỉ báo về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

Ví dụ: Nếu một công ty có khoảng 1 triệu cổ phiếu đang lưu hành, tương ứng với tổng lợi nhuận sau thuế của công ty là 1 triệu USD, thì mỗi cổ phiếu sẽ có EPS là 1 USD.

EPS cơ bản và EPS pha loãng

Chỉ số EPS gồm 2 loại: EPS cơ bản (Basic EPS) và EPS pha loãng (Diluted EPS)

EPS cơ bản: là lãi cơ bản trên một cổ phiếu

EPS pha loãng: là chỉ số bổ sung nhằm điều chỉnh rủi ro pha loãng lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, quyền mua cổ phiếu, ESOP,…

Chỉ số EPS pha loãng sẽ chính xác hơn chỉ số EPS cơ bản, do nó phản ánh các sự kiện có thể làm thay đổi khối lượng cổ phiếu trong tương lai.

Cách tính chỉ số EPS cơ bản

Để tính chỉ số EPS của một doanh nghiệp, chúng ta sẽ cần đến bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh, để thu nhặt các số liệu cần thiết như sau:

  • Khối lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành
  • Chi trả cổ tức ưu đãi (nếu có)
  • Lợi nhuận sau thuế

Công thức tính EPS cơ bản như sau:

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 9 - Bước 1: CHỈ SỐ EPS

Mệnh giá của một cổ phiếu là 10.000 đồng, tất cả các cổ phiếu được niêm yết trên 3 sàn HSX, HNX, UPCOM, đều có mệnh giá duy nhất là 10.000 đồng. Do đó, một doanh nghiệp được định giá là làm ăn tốt khi có EPS > 1.500 đồng và duy trì nhiều năm, có xu hướng tăng. 

Mối quan hệ giữa chỉ số EPS và P/E

Chỉ số EPS là thành phần cấu tạo nên chỉ số P/E (chữ E ở chỉ số P/E là viết tắc của EPS). Vì giá cổ phiếu luôn lớn hơn 0, trong khi lợi nhuận của doanh nghiệp có thể lãi hoặc có thể lỗ nên EPS > 0 hoặc EPS < 0.

Như đã giới thiệu, EPS chính là thành phần cấu tạo nên P/. Bằng cách chia giá cổ phần của công ty cho EPS của nó, một nhà đầu tư có thể thấy được giá trị của một cổ phiếu qua các kỳ, từ đó biết được thị trường sẵn sàng trả cho cổ phiếu ấy mức giá là bao nhiêu.

Sử dụng EPS để đánh giá chất lượng tăng trưởng qua các năm

Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu được sử dụng trong đánh giá thị giá của doanh nghiệp, tỷ lệ này cao thì thì doanh nghiệp cũng được đánh giá cao và ngược lại.

Doanh nghiệp có mức tăng trưởng EPS cao thường đang trong giai đoạn phát triển, bán được nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn. Đồng thời với đó, hoặc trong trường hợp doanh thu không tăng, nhưng tỷ lệ tăng trưởng EPS vẫn ở mức cao, điều đó cho thấy doanh nghiệp có khả tối ưu tốt chi phí qua từng giai đoạn.

Việc không chia tách, phát hành thêm, ESOP cổ phiếu quá nhiều cũng giúp cho tỷ lệ tăng trưởng EPS ở mức cao khi lợi nhuận gia tăng.

Tùy vào xu hướng của tỷ lệ tăng trưởng thu nhập trên cổ phiếu mà mức tăng trưởng sẽ được đánh giá là bền vững, không ổn định, phi mã hay tuột dốc.

Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng thu nhập trên mỗi cổ phiếu ổn định ở mức cao luôn được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm

[Đầu tư theo phương pháp 4M] Phần 9 - Bước 1: CHỈ SỐ EPS

Hạn chế của EPS

  • EPS có thể âm (EPS < 0) và P/E sẽ không có ý nghĩa kinh tế khi mẫu số âm, do đó bạn phải sử dụng những công cụ định giá khác thay cho EPS.
  • Lợi nhuận dễ biến động có thể do đột biến, bán tài sản, chủ doanh nghiêp hay ngành có chu kỳ cao. Nên EPS dễ bị bóp méo.
  • Doanh nghiệp liên tục phát hành thêm cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ESOP khiến EPS giảm.
  • Doanh nghiệp “xào nấu” số liệu dẫn đến lợi nhuận ảo khiến nhà đầu tư thua lỗ.

Kết luận: EPS (Earning Per Share) là một trong những yếu tố đơn giản, dễ hiểu nhất trong các tiêu chí khi phân tích doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có mức tăng trưởng lợi nhuận ổn định ở mức cao luôn được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm.

Có thể bạn quan tâm: Payback Time – Ngày đòi nợ – Phil Town

(đọc báo cáo tài chính, xác định giá cả giá trị cổ phiếu như

Warren Bufffett, Charlie Munger)

sach-Payback-Time-ngay-doi-no-phil-town

ĐỌC THỬ

ĐẶT MUA

Các viết cùng chủ đề