fbpx

Đây là 12 lý do quan trọng tại sao nhiều cổ phiếu có PE thấp và hoạt động ổn định nhưng giá lại không tăng

Nếu lựa chọn không tốt, rất có thể nhà đầu tư đang rơi vào một ‘bẫy đầu tư giá trị’, với những cổ phiếu mà giá của nó hầu như không tăng trưởng trong tương lai.

Vài năm trở lại đây, các thị trường chứng khoán trên thế giới đã hồi phục mạnh mẽ, lấy lại được đà tăng trưởng và thậm chí nhiều chỉ số lớn đã vượt mức đỉnh cao được thiết lập trước cuộc khủng hoảng 2007 – 2008. Giá thị trường của các cổ phiếu tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp, khiến cho chỉ số Giá trên thu nhập (PE) của những cổ phiếu này liên tiếp tăng lên những mức cao mới.

Trong bối cảnh đó, nhiều nhà đầu tư giá trị nắm giữ những cổ phiếu có PE thấp lại không nhận được sự đền đáp xứng đáng sau nhiều năm chờ đợi. Bởi mặc dù cổ phiếu họ nắm giữ có PE thấp, doanh nghiệp hoạt động ổn định, nhưng giá cổ phiếu hầu như không tăng trưởng. Liệu thị trường đã không còn ưa chuộng những cổ phiếu như vậy, hay có gì đó bất ổn ở những cổ phiếu này khiến cho việc giá cổ phiếu không thể tăng trưởng là một kết quả tất yếu?

Việc xem xét đầu tư vào các cổ phiếu có PE thấp trên thị trường cũng yêu cầu các nhà đầu tư hết sức thận trọng, bởi nếu lựa chọn không tốt, rất có thể nhà đầu tư đang rơi vào một ‘bẫy đầu tư giá trị’, với những cổ phiếu mà giá của nó hầu như không tăng trưởng trong tương lai.

Không thể phủ nhận, ý tưởng về đầu tư giá trị có vẻ ngày càng bị thất sủng nặng nề trong nhiều năm nay chứ không chỉ trong năm 2017. Mặc dù những người ủng hộ kiểu đầu tư này điển hình là những người kiên nhẫn, sự khác biệt về thành tích sinh lời trong dài hạn là đủ lớn để khiến họ phải lo lắng. Trong 10 năm qua, các cổ phiếu vốn hóa nhỏ đã tăng trưởng hơn 100% giá trị, trong khi các cổ phiếu giá trị vốn hóa lớn chỉ tăng khoảng 50%, theo số liệu thống kê của Bloomberg.

Chẳng hạn, General Electric là một ví dụ. Giá cổ phiếu của công ty này đã giảm hơn 42% kể từ đầu năm 2017, khiến cho chỉ số PE của công ty cũng giảm một tỷ lệ tương đương trong cùng kỳ. Những phân tích về kết quả tăng trưởng của giá cổ phiếu so với kết quả tăng trưởng của giá trị doanh nghiệp trên nhiều ngành khác nhau cho thấy, tồn tại rất nhiều cổ phiếu trên thị trường mà giá cổ phiếu gần như không tăng trưởng bất chấp PE rất thấp.

Đây là 12 lý do quan trọng tại sao nhiều cổ phiếu có PE thấp và hoạt động ổn định nhưng giá lại không tăng

Chỉ số Tăng trưởng Russell 1000 gồm các công ty có chỉ số P/B (giá thị trường trên giá trị sổ sách) cao và có kỳ vọng tăng trưởng thu nhập cao. Trong năm 2017, chỉ số này đã tăng 27%. Trong cùng thời gian đó, Chỉ số Giá trị Russell, bao gồm các công ty có P/B thấp và tăng trưởng thu nhập kỳ vọng thấp, chỉ tăng trưởng hơn 7%.

Tương tự, chỉ số Tăng trưởng Russell 2000 tăng 19% trong khi chỉ số Giá trị Russell chỉ tăng hơn 5%. Với S&P 500, nhóm cổ phiếu Tăng trưởng cũng tăng hơn 24% trong khi nhóm Giá trị chỉ tăng hơn 8%.

‘Bẫy đầu tư giá trị’

Khi nắm giữ các cổ phiếu có PE hoặc PB thấp nhưng giá cổ phiếu không tăng trong một thời gian dài, nhà đầu tư đang bị rơi vào ‘bẫy đầu tư giá trị’. Dưới đây là 12 đặc điểm nhận dạng một cổ phiếu có thể ở trong tình huống này.

1. Công ty đang ở đỉnh của một chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn gặp khó khăn.

Trên thực tế, hầu hết các ngành đã có thời gian hồi phục kéo dài 8 – 10 năm kể từ sau khủng hoảng 2007 – 2008. Trong thời gian này, phần lớn các doanh nghiệp ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ về thu nhập. Rõ ràng, một công ty không thể tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế hồi phục tức là đang gặp vấn đề. Tất nhiên cũng có những ngoại lệ với những công ty có hoạt động kinh doanh gắn liền với các hàng hóa cơ bản, chẳng hạn như dầu mỏ hay gas, khi giá của những hàng hóa này giảm mạnh trong nhiều năm.

2. Những công ty vẫn chi trả các khoản lương thưởng lớn cho ban quản lý bất chấp giá cổ phiếu sụt giảm hoặc thành tích kinh doanh kém cỏi.

Nếu thu nhập (và/hoặc giá cổ phiếu) của công ty giảm sút mạnh mà lương thưởng của ban giám đốc công ty vẫn giữ nguyên, có dấu hiệu cho thấy các giám đốc điều hành (C-Suite) của công ty đang gặp vấn đề.

 Đây là 12 lý do quan trọng tại sao nhiều cổ phiếu có PE thấp và hoạt động ổn định nhưng giá lại không tăng

3. Công ty hoạt động trong một ngành chỉ tồn tại ở một khu vực địa lý hẹp.

Nếu các giám đốc sinh sống nhiều năm ở một nơi gồm toàn những người có suy nghĩ giống mình, sẽ rất khó để xuất hiện sự thay đổi. Đầu những năm 1990, chủ tịch của General Motors thời đó thậm chí đã nghĩ tới ý tưởng về việc chuyển trụ sở tập đoàn đến Geneva với kỳ vọng mang lại những tư duy mới mẻ để phát triển kinh doanh.

 

4. Công ty liên tục đánh mất thị phần.

‘Bẫy đầu tư giá trị’ thường xuất hiện với những công ty đang nhường lại cuộc chơi cho những đối thủ mới. Nếu công ty không giành lại được thị phần, giá cổ phiếu cũng khó mà tăng trở lại.

5. Tồn tại một số bên quyền lực có lợi ích liên quan trong công ty.

Chẳng hạn, một số công ty bị chi phối bởi công đoàn hoặc chính phủ. Nếu công ty bị chi phối để phục vụ cho lợi ích riêng của những bên liên quan nào đó có khả năng chi phối, tình hình thu nhập của công ty sẽ rất khó để cải thiện. Một số thị trường kém phát triển vẫn còn xảy ra tình trạng này ở nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn.

6. Quá trình phân bổ vốn trì trệ hoặc không rõ ràng.

Có một nghịch lý là một số công ty ở tình trạng ‘bẫy giá trị’ về giá cổ phiếu nhưng lại có dòng tiền tự do rất phong phú. Sự tiêu cực xuất phát từ việc doanh nghiệp không thể sử dụng vốn một cách hiệu quả để tái sinh doanh nghiệp. Khi đó, chính sách phân bổ vốn cũ đã không còn phù hợp. Tức là ban giám đốc công ty cần phải công bố chiến lược thay đổi và vạch rõ kế hoạch hành động trước cổ đông. Nếu không, nhà đầu tư có dấu hiệu để nghi ngờ.

7. Công ty không nỗ lực trong việc thay đổi cách đánh giá năng lực của các cấp quản lý.

Mặc dù đây là vấn đề rất nhỏ, nhưng lại vô cùng quan trọng. Các nhà quản lý cấp thấp là những người tiếp xúc với khách hàng, trực tiếp điều hành các mắt xích tạo doanh thu cho công ty nếu làm tốt, và cũng là những tế bào kéo công ty đi xuống, nếu họ làm không tốt. Để một công ty có thể thoát khỏi tình trạng ‘bẫy đầu tư giá trị’, nó cần thay đổi cách điều hành từ những tế bào nhỏ nhất. Điều đó có nghĩa là, sự thay đổi cần phải được thực hiện sâu rộng ở mọi cấp độ, để sao cho khách hàng của công ty có thể cảm nhận được sự tiến bộ đó.

Đây là 12 lý do quan trọng tại sao nhiều cổ phiếu có PE thấp và hoạt động ổn định nhưng giá lại không tăng

8. Công ty không thể thực hiện được các mục tiêu trung hạn của mình và/hoặc ban giám đốc gặp thất bại trong việc hoàn thành các mục tiêu kinh doanh của năm trước.

Những công ty giá trị chỉ trở thành khoản đầu tư tốt khi có kết quả hoạt động được cải thiện theo một kế hoạch đã được ban giám đốc xác định trước. Khi đó, thị trường có thể sẽ đưa ra những mức định giá xứng đáng hơn. Nếu ban giám đốc đưa ra những mục tiêu phi thực tế trong khi chỉ đạt được những sự cải thiện nhỏ trong kết quả kinh doanh, sự cải thiện đó đôi khi lại trở thành nỗi thất vọng. Đó là lý do vì sao trong kinh doanh, việc ‘nói ít, làm nhiều’ lại trở nên rất quan trọng và được đánh giá cao.

9. Công ty sử dụng đòn bẩy tài chính quá sức chịu đựng của kết quả kinh doanh trong nhiều năm liền.

Trong kinh doanh, nợ nần là thứ dễ khiến công ty trở nên khánh kiệt nhất. Nếu không kiểm soát tốt đòn bẩy tài chính, các khoản vay nợ sẽ hại chết doanh nghiệp trước khi nó phát huy hiệu quả. Mặc dù vậy, các nhu cầu về vốn lưu động, thuê mua tài sản vẫn là động cơ quan trọng khiến các giám đốc đôi khi duy trì khoản vay nợ lớn.

10. Tầm nhìn chiến lược của công ty hoàn toàn mờ mịt.

Các công ty ‘bẫy đầu tư giá trị’ luôn phải gánh chịu những chiến lược quản lý mơ hồ từ ban giám đốc thiếu năng lực. Chiến lược hiệu quả cần phải hết sức ngắn gọn nhưng rõ ràng. Nếu tất cả các kế hoạch này, bao gồm cả những phân tích chi tiết về chiến lược tài chính, mà không vừa trong một trang giấy, rất có thể nó sẽ không hoạt động hiệu quả.

11. Giám đốc điều hành đồng thời cũng là chủ tịch hội đồng quản trị công ty.

Bất kỳ CEO nào kiêm nhiệm cũng thường tốn tới 25% đến 40% thời gian trong ngày để xử lý các công việc liên quan đến hội đồng quản trị. Các ‘bẫy đầu tư giá trị’ xuất phát sâu xa xung quanh các vấn đề bản chất của doanh nghiệp, mà chủ tịch hội đồng quản trị nhiều khi không nắm được. Các giám đốc điều hành cần dành 100% sự chú tâm cho công việc quản lý của mình.

12. Bị các nhà đầu tư chủ động xa lánh.

Bởi sau cùng, các nhà đầu tư chủ động (activist investor) hoạt động khắp nơi trên thị trường để có thể đánh hơi được bất cứ món hời nào có giá trị tốt. Nếu một cổ phiếu giá trị không thu hút được họ, bạn cũng nên loại chúng ra khỏi danh sách theo dõi của mình.

Nguồn:Bloomberg 

Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Đầu tư giá trị từ A đến Z

tủ sách đầu tư giá trị

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề