fbpx

DHANDHO: Papa Patel – “ông hoàng” kinh doanh nhà nghỉ hàng tỷ đô

Papa  Patel nhìn thấy nhà nghỉ nhỏ nọ gồm 20 phòng có vẻ đang rao bán ở mức giá rất rẻ và bắt đầu suy nghĩ. Nếu ông mua nó, những người bán hàng muốn tống khứ nhanh tài sản này hoặc ngân hàng có khả năng sẽ hỗ trợ từ 80% đến 90% giá mua. 

1. Cuộc sống đầy khốn khó của Papa Patel

Vào năm 1973, Papa Patel bị đuổi khỏi thủ đô Kampala, Uganda, và đến tị nạn ở bất cứ thị trấn nào tại Mỹ, với vợ và ba đứa con tuổi vị thành niên. Ông có khoảng hai tháng lập kế hoạch xuất cảnh, chuyển nhiều tài sản nhất có thể thành vàng và các ngoại tệ khác rồi chuyển lén ra khỏi nước. Đó không phải khối tài sản lớn mà chỉ là vài nghìn đô la Mỹ. 

Với gánh nặng gia đình sau lưng, Papa Patel mau chóng trấn an tinh thần để hòa nhập vào môi trường xa lạ. Papa Patel xét thấy công việc tốt nhất có thể làm với tông giọng lạ và kỹ năng tiếng Anh bồi là đóng gói hàng bách hóa với mức tiền lương tối thiểu.

DHANDHO: Papa Patel - “ông hoàng” kinh doanh nhà nghỉ hàng tỷ đô

2. Papa Patel và hành trình kinh doanh nhà nghỉ tỷ đô

Papa  Patel nhìn thấy nhà nghỉ nhỏ nọ gồm 20 phòng có vẻ đang rao bán ở mức giá rất rẻ và bắt đầu suy nghĩ. Nếu ông mua nó, những người bán hàng muốn tống khứ nhanh tài sản này hoặc ngân hàng có khả năng sẽ hỗ trợ từ 80% đến 90% giá mua. Gia đình ông cũng có thể sống ở đó nữa, và họ sẽ không mất tiền thuê nhà. 

Yêu cầu tiền mặt cần có để thực hiện kế hoạch kinh doanh này là vài nghìn đô la. Ông và những người bà con gần gũi gom góp được khoảng 5.000 đô la tiền mặt và mua nhà nghỉ.

Thật may, một ngân hàng địa phương và người bán đồng ý ký kết thỏa thuận với tài sản thế chấp là quyền lưu giữ nhà nghỉ. Là một trong những người Patel đầu tiên trên đất Mỹ, Dahyabhai Patel đã nói ngắn gọn: “Chỉ tốn một khoản đầu tư nhỏ nhưng giải quyết ổn thỏa vấn đề tiện nghi ăn ở của tôi. Tôi và gia đình có thể sống và làm việc ở đó”.

Papa Patel cho biết gia đình có thể ở một vài phòng, do đó họ không phải thuê hay trả tiền thế chấp khi mua nhà và nhu cầu tối thiểu của họ lúc đó chỉ là một chiếc xe. Ngay cả nhà nghỉ nhỏ nhất cũng cần một bàn lễ tân hoạt động 24 giờ cùng nhân viên dọn phòng và giặt quần áo – ít nhất phải là bốn người làm việc trong tám giờ mỗi ngày. 

Papa Patel không cần thuê người giúp việc. Mama và Papa Patel quần quật xử lý hàng tá công việc của nhà nghỉ, và những đứa trẻ thì phụ giúp vào buổi tối, cuối tuần và ngày lễ. Dahyabhai Patel mường tượng lại cách thức hoạt động trong những ngày đầu: “Tôi làm nhân viên tiếp tân, thợ mộc, thợ sửa ống nước, đầu bếp, thợ điện, thợ giặt cho chính mình  và nhiều công việc vụn vặt khác.” 

Không thuê người giúp việc và kiểm soát chi tiêu chặt chẽ, nhà nghỉ của Papa Patel có chi phí vận hành thấp nhất trong số các nhà nghỉ lân cận. Ông có thể đề giá phòng một đêm thấp nhất mà vẫn duy trì lợi nhuận ngang ngửa (hoặc cao hơn) so với chủ cũ và đối thủ cạnh tranh của mình. 

Kết quả là Papa Patel có lượng khách thuê cao và kiếm được siêu lợi nhuận. Các đối thủ cạnh tranh của Papa Patel bắt đầu thấy lượng khách thuê phòng rơi rụng và chịu áp lực giá đến căng thẳng. Cơ cấu chi phí của họ ngăn họ hạ thấp mức giá như của Patel Motel, từ đó dẫn đến sức thuê phòng và lợi nhuận giảm liên tục.

DHANDHO: Papa Patel - “ông hoàng” kinh doanh nhà nghỉ hàng tỷ đô

3. Papa Patel – tấm gương kinh doanh dhandho điển hình của người Patel

Công thức rất đơn giản của Papa Patel: giữ cho chi phí thấp nhất có thể để giá cả thấp hơn tất thảy đối thủ cạnh tranh, tăng lưu lượng phòng cho thuê và tối đa hóa dòng tiền tự do. Cuối cùng là tiếp tục giao phó nhà nghỉ cho những người Patel thân cận và tháo vát vận hành, đồng thời bổ sung thêm nhiều tài sản nữa.

Ở đây nêu bật hiệu ứng hòn tuyết lăn và theo thời gian chúng ta nhìn thấy con số thống kê đáng kinh ngạc – một nửa trong tổng số nhà nghỉ ở Mỹ đứng tên người Patel. 

Sau khi chiếm lĩnh toàn bộ ngóc ngách thị trường nhà nghỉ, Papa Patel và người Patel nói chung bắt đầu mua khách sạn cao cấp hơn và đào sâu vào một số hoạt động kinh doanh có thể áp dụng mô hình vận hành chi phí thấp nhất của họ. Để rồi mang đến những lợi thế cạnh tranh bất khả chiến bại – trạm xăng, chuỗi nhà hàng Dunkin’ Donuts, cửa hàng tiện lợi (7-Eleven), và những thứ tương tự. Một số thậm chí còn hợp tác mở rộng thành khu du lịch cao cấp. Quả cầu tuyết tiếp tục lăn xuống ngọn đồi dài ngoằng ngoẵng này – trở nên to lớn hơn theo thời gian.

Trích: Nghệ thuật đầu tư Dhandho

Có thể bạn quan tâm: Nghệ thuật đầu tư Dhandho
(Phương pháp đầu tư rủi ro thấp, lợi nhuận cao
)

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề