fbpx

Điểm danh các thuật ngữ dành cho nhà đầu tư F0

Chứng khoán là một lĩnh vực đã xuất hiện khá lâu trên thị trường. Tuy nhiên, để hiểu được khái niệm cũng như các thuật ngữ trong chứng khoán là điều khá khó khăn với nhiều người, đặc biệt là những nhà đầu tư mới muốn bước chân vào thị trường này.

Thuật ngữ dành cho nhà đầu tư F0

Điểm danh các thuật ngữ dành cho nhà đầu tư F0

Ngày T (T+)

Đây là thuật ngữ các nhà đầu tư thường gặp nhất khi mới tham gia thị trường.

Chữ T viết tắt của “transaction” (giao dịch). Theo quy định của Luật Chứng khoán hiện hành, sau khi mua/bán thì 3 ngày sau quyền cổ phiếu/tiền mới về tài khoản của nhà đầu tư. Những số 0, 1, 2, 3 biểu thị của ngày làm việc thứ bao nhiêu sau ngày giao dịch, không tính ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ.

– T+0 là ngày giao dịch, tức là ngày nhà đầu tư tiến hành đặt lệnh mua/bán cổ phiếu và khớp lệnh thành công

– T+2 là ngày thanh toán. Đây là ngày cổ phiếu được chuyển nhượng thành công. Theo quy định, thời gian chuyển nhượng sẽ vào cuối ngày T+2 là 16h30. Vào thời điểm này, người mua sẽ có quyền sở hữu và có thể bán cổ phiếu, người bán sẽ nhận được tiền từ việc bán cổ phiếu.

– Đến ngày T+3, cả người mua và bán có thể thực hiện quyền mua và bán chứng khoán như bình thường

Ngày giao dịch không hưởng quyền

Ngày giao dịch không hưởng quyền
Nguồn: Topi

Khi nhà đầu tư mua một cổ phiếu của một công ty, họ sẽ trở thành cổ đông của công ty đó và được hưởng các quyền như là: quyền nhận cổ tức, quyền họp đại hội đại cổ đông…

Như vậy, ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày giao dịch mà người mua cổ phiếu sẽ không được nhận được các quyền nêu trên.

Theo quy định của Luật Chứng khoán hiện hành, khi mua cổ phiếu của công ty A xong, bạn phải đợi đến ngày T+3 mới có được quyền sở hữu cổ phiếu của công ty này. Vì vậy nhà đầu tư cần phải mua trước ngày giao dịch không hưởng quyền, mới được ghi tên trong danh sách hưởng quyền lợi đại cổ đông. Sau ngày này, Trung tâm lưu ký sẽ chốt danh sách khách hàng sở hữu cổ phiếu A để thực hiện quyền cổ đông.

Cổ tức

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, cổ tức là khoản lợi nhuận ròng trả cho mỗi cổ phần, bằng tiền mặt hoặc tài sản khác từ nguồn lợi nhuận được giữ lại của công ty, sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ về tài chính.

Khi công ty kinh doanh có lãi, một phần lợi nhuận này sẽ được tái đầu tư, còn phần lợi nhuận được chia trả cho cổ đông gọi là cổ tức. Có 2 hình thức chi trả cổ tức phổ biến nhất đó là là trả bằng tiền hoặc trả bằng cổ phiếu:

– Trả cổ tức bằng tiền tức là doanh nghiệp sẽ trực tiếp trả tiền mặt vào tài khoản cho cổ đông.

– Với trả cổ tức bằng cổ phiếu, cổ đông sẽ nhận được lượng cổ phiếu theo tỉ lệ quy định của tổ chức phát hành. Việc này khá phổ biến ở doanh nghiệp đang ở giai đoạn tăng trưởng cao, cần giữ lại lợi nhuận để mở rộng kinh doanh.

– Doanh nghiệp có thể trả cổ tức bằng tài sản khác, tức là hàng hóa, thành phẩm, bất động sản hay các sản phẩm tài chính khác

Để nhận được cổ tức, nhà đầu tư cần nắm giữ cổ phiếu trước ngày giao dịch không hưởng quyền. Phần cổ tức thực nhận của nhà đầu tư sẽ phải trừ đi 5% thuế thu nhập cá nhân. Tức là nếu công ty trả cổ tức 1.000 đồng/cp, bạn sẽ chỉ nhận 950 đồng/cp.

Việc chi trả cổ tức thể hiện rằng, công ty hoạt động đang có lãi. Điều này đem lại một nguồn thu nhập ổn định cho nhà đầu tư.

Margin

Giao dịch ký quỹ hay còn gọi là margin là một thuật ngữ thường được sử dụng trong đầu đầu tư chứng khoán. Vay margin tức là nhà đầu tư có thể vay tiền từ CTCK để mua chứng khoán. Đây là một đòn bẩy tài chính giúp nhà đầu tư có thể tối đa hóa cơ hội và tăng lợi nhuận từ lượng vốn sẵn có.

Lãi suất vay margin được quy định tùy vào công ty chứng khoán. Việc sử dụng margin có thể giúp chúng ta có có được mức lợi nhuận cao trong thời gian ngắn, tuy nhiên với những nhà đầu tư F0, rủi ro mất trắng khi vay margin là rất lớn do chưa đủ kinh nghiệm. Vì vậy, những những nhà đầu tư cần cân nhắc kĩ càng trước khi sử dụng sản phẩm này.

FOMO (Fear Of Missing Out)

Thuật ngữ này thường xuyên được sử dụng trong chứng khoán, đặc biệt với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

FOMO hay Fear Of Missing Out là hội chứng sợ hãi về việc sẽ bỏ lỡ một điều gì đó. Trong chứng khoán, FOMO là cảm giác khi một cổ phiếu nào đang trên đà tăng mạnh mẽ, thúc đẩy việc mua cổ phiếu đó ngay lập tức để kiếm lời, vô tình điều này sẽ khiến chúng ta sẽ “đu đỉnh” mà không biết. Đây là lý do các nhà đầu tư cần chuẩn bị một tâm lý và kiến thức vững vàng trước khi đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Đầu tư lướt sóng

Đây là thuật ngữ chỉ hình thức đầu tư trong thời gian ngắn hạn. Những nhà đầu tư theo trường phái này sẽ tận dụng những giai đoạn biến động của thị trường để thu lại lợi nhuận. Lợi nhuận từ việc “lướt sóng” sẽ rất cao và diễn ra nhanh chóng.

Tuy nhiên, việc đầu tư lướt sóng đưa lại những rủi ro “mất trắng” cho những nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán rất nhạy cảm trước những thông tin bất lợi. Nhà đầu tư cần theo dõi dõi liên tục những biến động của thị trường, nắm bắt thông tin, thời gian diễn ra sóng và phải chuẩn bị tâm lý vững vàng. Ngoài ra, ta cần xem xét xu hướng của thị trường để có thể xác định xu hướng của cổ phiếu, nắm chắc các kiến thức về đầu tư và sẵn sàng cắt lỗ khi cần.

Đầu tư giá trị

su-kien-nhan-trong-dau-tu-chung-khoan-happy-live-1
Benjamin Graham – Cha đẻ của đầu tư giá trị

Đầu tư giá trị là thuật ngữ chỉ chiến lược mà các nhà đầu tư tìm kiếm, mua các cổ phiếu ở giá trị thấp hơn giá trị thực của doanh nghiệp, hay còn gọi là đầu tư dài hạn.

Trái ngược với đầu tư lướt sóng, đầu tư giá trị tập trung chú trọng vào giá trị nội tại của doanh nghiệp. Giá trị nội tại phản ánh được tài sản hữu hình, vô hình, những lợi ích kinh tế tương lai của doanh nghiệp đó. Những nhà đầu tư giá trị sẽ tập trung vào vào các giá trị này, tuân thủ việc mua cổ phiếu ở mức giá trị thấp hơn một khoảng an toàn để giảm khá năng rủi ro. Đặc biệt chú ý việc kiên nhẫn và thận trọng, tránh bị FOMO theo đám đông.

Tóm lại, với các nhà đầu tư mới và người bắt đầu tìm hiểu về chứng khoán, việc nắm rõ một số thuật ngữ chuyên ngành sẽ giúp ích không nhỏ trong quá trình theo dõi biến động thị trường.

Happy Live Team

Có thể bạn quan tâm

Bộ Sách Đầu Tư Giá Trị Từ A Đến Z

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề