fbpx

Điều gì tạo nên những thay đổi kinh tế và nội bộ điều hành của những doanh nghiệp triệu đô?

Không có một hệ thống kinh tế nào có thể liên tục phụ thuộc vào sự khôn ngoan của các nhà lãnh đạo hiện tại. Một nền kinh tế do giá cả điều phối với sự cạnh tranh trên thị trường không nhất thiết phải làm điều này, bởi vì những nhà lãnh đạo đó có thể sẽ phải thay đổi hướng đi – hoặc bị thay thế – cho dù nguyên nhân là do thủ tục hành chính, do sự giận dữ của những chủ sở hữu cổ phiếu, do có sự tham gia và tiếp quản của những nhà đầu tư bên ngoài, hay do phá sản. Trước những áp lực kinh tế như vậy, không ngạc nhiên khi các nền kinh tế nằm dưới sự điều khiển của các vị vua hay các chính ủy hiếm khi đạt được thành tích của các nền kinh tế dựa trên cạnh tranh và giá cả.

Ảnh miễn phí của Cờ vua

Những thay đổi kinh tế không chỉ bao gồm những thay đổi trong nền kinh tế mà còn bao gồm những thay đổi trong cách quản lý của các doanh nghiệp, đặc biệt là khi họ phản ứng với những thay đổi kinh tế bên ngoài. Nhiều điều mà hiện nay chúng ta cho là đương nhiên, ví dụ như những đặc điểm của nền kinh tế hiện đại, từng bị chống đối khi lần đầu tiên được đề xuất, và chúng đã phải đấu tranh rất khó khăn để có thể chứng minh chính mình nhờ vào sức mạnh của thị trường. Thậm chí một thứ được sử dụng rộng rãi ngày nay như thẻ tín dụng ngân hàng ban đầu cũng bị phản đối gắt gao.

Khi BankAmericard và Master Charge (sau này là MasterCard) lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1960, các cửa hàng bách hóa hàng đầu New York như Macy’s và Bloomingdale’s nói rằng họ không muốn chấp nhận thanh toán cho các giao dịch mua hàng trong cửa hàng của họ bằng thẻ tín dụng ngân hàng, mặc dù đã có hàng triệu người sở hữu thẻ ở khu vực thành thị của New York. Chỉ sau khi những chiếc thẻ tín dụng này được các cửa hàng nhỏ hơn sử dụng thành công, các cửa hàng bách hóa lớn mới dịu đi và bắt đầu chấp nhận thẻ tín dụng. Vào năm 2003, lần đầu tiên có nhiều giao dịch mua hàng bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ hơn là bằng tiền mặt. Cùng năm đó, tạp chí Fortune đã đưa tin rằng một số công ty đã kiếm được nhiều tiền từ hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của riêng họ nhờ phí lãi suất hơn là từ việc bán hàng hóa và dịch vụ. Hơn một nửa lợi nhuận của Sears đến từ thẻ tín dụng và toàn bộ lợi nhuận của Circuit City đều đến từ thẻ tín dụng, trong khi khoản lỗ 17 triệu đô la của họ đến từ việc bán hàng điện tử.

Không có cá nhân hoặc công ty nào thành công mãi mãi. Cái chết trong kinh doanh cũng giúp đảm bảo sự luân chuyển về mặt quản lý. Khi xét đến tầm quan trọng của yếu tố con người và sự thay đổi giữa con người – hay thậm chí giữa những giai đoạn khác nhau trong cuộc đời của cùng một người – bạn sẽ chẳng hề ngạc nhiên khi chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ theo thời gian khiến cho vị trí của các doanh nghiệp trên thị trường biến động mạnh. Những thay đổi này đã trở thành quy tắc thông thường. Một số giám đốc điều hành có thể rất thành công trong một thời kỳ phát triển của đất nước, hoặc trong một thời kỳ nào đó trong đời, nhưng lại làm việc rất kém hiệu quả vào thời gian sau đó. Chẳng hạn như trong nhiều năm vào khoảng thế kỷ XX, Sewell Avery từng là một nhà lãnh đạo rất thành công, được ca ngợi rộng rãi của hai công ty US Gypsum và sau này là Montgomery Ward.

Tuy nhiên, trong những năm làm việc cuối cùng, ông phải đối mặt với nhiều lời chỉ trích và tranh cãi của công chúng về cách điều hành Montgomery Ward, một cuộc chiến gay gắt để giành quyền kiểm soát công ty đã buộc tội ông quản lý sai lầm. Khi Avery từ chức Giám đốc điều hành, giá trị cổ phiếu của Montgomery Ward ngay lập tức tăng lên. Dưới sự lãnh đạo của ông, Montgomery Ward đã lãng phí hàng triệu đô la để chống lại sự suy thoái kinh tế, đến mức tạp chí Fortune gọi công ty này là “một ngân hàng có cửa hàng mặt tiền”. Trong khi đó, các đối thủ như Sears lại đang sử dụng tiền để mở rộng sang các thị trường mới.

Điều quan trọng ở đây không phải là sự thành công hay thất bại của các cá nhân hoặc doanh nghiệp cụ thể, mà nằm ở sự thành công của kiến thức và hiểu biết đang phổ biến, bất chấp các chủ doanh nghiệp và nhà quản lý có mù quáng hoặc phản kháng đến mức nào đi chăng nữa. Trong bối cảnh khan hiếm các nguồn lực tinh thần, một nền kinh tế mà trong đó những tri thức và hiểu biết có lợi thế quyết định trong sự cạnh tranh trên thị trường chính là nền kinh tế có lợi thế lớn trong việc tạo ra mức sống cao hơn cho tổng cư dân của nó. Một xã hội mà chỉ những thành viên của tầng lớp quý tộc, của quân đội hoặc đảng chính trị cầm quyền mới có thể đưa ra những quyết định quan trọng là một xã hội làm lãng phí rất nhiều kiến thức, hiểu biết và tài năng của đa số người dân sống trong đó. Một xã hội mà chỉ nam giới mới có thể đưa ra quyết định sẽ vứt bỏ một nửa kiến thức, tài năng và sự hiểu biết của xã hội.

Đối lập với những xã hội như vậy – những xã hội có khả năng ra quyết định vô cùng hạn chế – chính là những xã hội mà trong đó, một cậu bé nông dân đi bộ tám dặm (khoảng 12,87 ki-lô-mét) đến Detroit để tìm việc có thể tạo ra Ford Motor Company và dùng những chiếc ô tô sản xuất hàng loạt làm thay đổi bộ mặt của nước Mỹ, hoặc một xã hội mà trong đó một vài người thợ sửa xe đạp trẻ tuổi có thể phát minh ra máy bay và thay đổi cả thế giới. Việc không có xuất thân xuất sắc, thiếu bằng cấp hay thậm chí là thiếu tiền cũng không thể ngăn cản sự thành công của những ý tưởng vĩ đại, bởi vì tiền đầu tư luôn quay lại và kiếm lời với người chiến thắng. Một xã hội có thể khai thác tất cả các loại tài năng từ mọi thành phần dân cư của nó rõ ràng có lợi thế hơn nhiều so với một xã hội mà số phận của nó được quyết định bằng chỉ một số ít tài năng được chọn trước. 

Không có một hệ thống kinh tế nào có thể liên tục phụ thuộc vào sự khôn ngoan của các nhà lãnh đạo hiện tại. Một nền kinh tế do giá cả điều phối với sự cạnh tranh trên thị trường không nhất thiết phải làm điều này, bởi vì những nhà lãnh đạo đó có thể sẽ phải thay đổi hướng đi – hoặc bị thay thế – cho dù nguyên nhân là do thủ tục hành chính, do sự giận dữ của những chủ sở hữu cổ phiếu, do có sự tham gia và tiếp quản của những nhà đầu tư bên ngoài, hay do phá sản. Trước những áp lực kinh tế như vậy, không ngạc nhiên khi các nền kinh tế nằm dưới sự điều khiển của các vị vua hay các chính ủy hiếm khi đạt được thành tích của các nền kinh tế dựa trên cạnh tranh và giá cả.

Trích từ sách Basic Economics Kinh tế học cơ bản, a bờ cờ, kinh tế học nhập môn cho nhà đầu tư

Happy Live Team

Có thể bạn quan tâm:

Basic Economics Kinh tế học cơ bản, a bờ cờ, kinh tế học nhập môn cho nhà đầu tư

“Cuốn sách giúp thay đổi rất nhiều luận điểm còn đang mơ hồ và những lầm tưởng khi nghĩ về kinh tế học”

Basic Economics

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề