fbpx

Điều quan trọng nhất: Là tìm kiếm những món hời

Điều quan trọng nhất – Những cơ hội tốt nhất thường được tìm thấy ở những nơi ít ai ngờ đến nhất.

dieu-quan-trong-nhat-la-tim-kiem-nhung-mon-hoi-happy-live-1

Quá trình xây dựng một danh mục đầu tư một cách thông minh bao gồm mua những khoản đầu tư tốt nhất, dọn chỗ cho chúng bằng cách bán đi những khoản đầu tư kém sinh lời, và tránh xa những khoản đầu tư xấu. Các bước chính trong quá trình này là: (a) lập danh sách các khoản đầu tư tiềm năng, (b) xác định giá trị thực của chúng, (c) so sánh giá trị thực với giá cả thị trường, và (d) hiểu rõ rủi ro tiềm tàng với từng khoản đầu tư và ảnh hưởng của chúng đối với toàn danh mục đầu tư.

Bước đầu tiên là phải đảm bảo mọi thứ phải được tuân thủ tuyệt đối theo những quy chuẩn đã đặt ra từ trước. Ngay cả những nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng sẽ chẳng bao giờ nói rằng “Tôi sẽ mua bất cứ khoản đầu tư nào nếu nó thật sự rẻ mạt”. Thông thường, họ sẽ tạo ra một danh sách các khoản đầu tư tiềm năng hội đủ những yêu cầu tối thiểu mà họ đã đặt ra, từ đó chọn ra món hời nhất để đầu tư. Đó chính là những gì chương sách này muốn đề cập tới.

Lấy ví dụ, một nhà đầu tư có thể bắt đầu bằng việc viết ra các tình huống có thể xảy ra đối với các khoản đầu tư có rủi ro trong một khoảng có thể chấp nhận được, vì sẽ có những rủi ro vượt quá khả năng chịu đựng của họ. Trường hợp này có thể bao gồm nguy cơ nhanh lỗi thời trong giới công nghệ, và rủi ro mà các sản phẩm mới sẽ mất tính thu hút của chúng, cũng có những lĩnh vực mà nhà đầu tư cho rằng chúng vượt quá tầm hiểu biết của họ. Ngoài ra, có những nhà đầu tư hoàn toàn không chấp nhận đầu tư vào một số công ty bởi vì ngành công nghiệp của các công ty này quá bất ổn và báo cáo tài chính không đủ minh bạch.

Việc tập trung vào những tài sản phù hợp với các yêu cầu rủi ro là hoàn toàn hợp lý. Những cổ phiếu mà thị trường x là cực kỳ an toàn thường cho lãi suất đầu tư không mấy hấp dẫn, trong khi có những cổ phiếu quá rủi ro lại vượt quá sức chịu đựng của nhiều nhà đầu tư. Nói cách khác, có những khoản đầu tư mà nhà đầu tư sẽ không tham gia dù cho chúng có giá nào đi chăng nữa.

Có những rủi ro mà không những nhà đầu tư tổ chức muốn tránh, mà cả khách hàng của họ cũng muốn tránh. Đặc biệt trong giới đầu tư, rất hiếm khi người quản lý danh mục đầu tư nhận được chỉ thị: “Đây, tiền của tôi đây, anh muốn làm gì thì làm. Công việc của các nhà đầu tư tổ chức không dừng lại ở việc tạo ra lợi nhuận mà còn cung cấp cho khách hàng điều họ muốn, vì hầu hết các nhà đầu tư quỹ được thuê để thực hiện những thương vụ khác nhau về khoản đầu tư và phong cách đầu tư. Khi khách hàng đã đến vì một kiểu đầu tư nào đó, sẽ không có lợi ích gì khi cố giới thiệu hướng đầu tư khác cho dù nó có hấp dẫn đến đâu đi nữa. Lấy ví dụ, nếu người quản lý danh mục muốn tài khoản bao gồm những cổ phiếu chất lượng có vốn hóa cao, danh mục sẽ đối mặt với rủi ro chỉ đầu tư vào các start-up công nghệ.

Vì vậy, điểm bắt đầu của quá trình xây dựng danh mục đầu tư thường rất đa dạng. Có những khoản đầu tư rất xứng đáng được đưa vào, nhưng cũng có những khoản không được chú ý đến.

Khi đã vạch ra “danh sách tiềm năng”, bước tiếp theo là lựa chọn đầu tư từ danh sách đó bằng cách tìm ra khoản đầu tư có chỉ số lợi nhuận trên rủi ro tốt nhất, hoặc đem lại giá trị cao nhất cho số tiền được đầu tư. Đây chính là thứ mà Sid Cottle, nhà biên soạn của cuốn sách “Phân tích chứng khoán” của Graham và Dodd, đã nhắc đến khi ông ấy nói với chuyện với tôi, “đầu tư là môn học của sự lựa chọn tương đối”. Góc nhìn đó đọng lại trong tâm trí tôi suốt 35 năm sau đó.

Một câu nói đơn giản đó của Sid bao hàm hai thông điệp quan trọng. Thứ nhất, quá trình đầu tư phải thật sự nghiêm tính kỷ luật cao. Thứ hai, nó cần phải mang đối. Giá cổ phiếu dù có thấp hay cao, lợi nhuận mong tương muốn vì thế mà cao hay thấp, chúng ta cần phải tìm ra khoản đầu tư tốt nhất. Chúng ta không thể thay đổi thị trường, vì vậy nếu chúng ta muốn tham gia, lựa chọn duy nhất chính là tìm ra phương án đầu tư tốt nhất trong thị trường. Đây chính là lựa chọn tương đối.

Yếu tố nào biến cơ hội thành khoản đầu tư thật sự tiềm năng? Như tôi đã nhắc đến ở chương 4, đó chủ yếu là giá cả. Mục tiêu của chúng ta không phải tìm những tài sản tốt, mà là những thương vụ tốt. Nói cách khác, nó không phải là thứ mà chúng ta mua, mà chính là cái giá chúng ta bỏ ra để mua nó. Một tài sản chất lượng cao có thể tạo thành một thương vụ tốt hoặc xấu, và một tài sản chất lượng thấp cũng có thể thể tạo thành một thương vụ tốt hoặc xấu. Việc nhầm lẫn giá trị của từng cơ hội đầu tư và thất bại trong việc phân biệt tài sản tốt hay xấu là nguyên nhân dẫn đến rắc rối cho nhà đầu tư.

Chính vì tìm kiếm những thương vụ đầu tư tốt, mục tiêu chính của tôi trong chương sách này là giải thích điều làm cho một thương vụ đầu tư thật sự tốt. Nhìn chung, đó là giá cả của nó thấp hơn so với giá trị thật, và lợi nhuận tiềm năng cao hơn so với rủi ro kèm theo. Vậy bằng cách nào để tìm ra món hời đó?

Ở chương 10, tôi đã dùng cơn sốt của các cổ phiếu công nghệ làm ví dụ cho một quá trình mà qua đó một ý tưởng tốt có thể biến thành một bong bóng đầu tư. Chúng đều bắt đầu với một cổ phiếu khá hấp dẫn. Khi mọi người bắt đầu chú ý đến nó hơn, họ càng muốn sở hữu nó. Điều này khiến cho tiền đầu tư đổ vào nó, làm cho giá tăng lên. Khi giá tăng, mọi người sẽ cho rằng đó là một khoản đầu tư chất lượng, họ sẽ tiếp tục mua nó. Những người khác bắt đầu nghe về khoản đầu tư này và nhảy vào, và như thế chu kỳ tăng giá càng tiếp tục được đẩy mạnh không ngừng. Đây như là một cuộc thi và cổ phiếu này chính là kẻ chiến thắng. Nếu họ tiếp tục mua vào đủ lâu và đủ mạnh, khoản đầu tư này sẽ biến thành bong bóng. Và bong bóng khiến những nhà đầu tư gạo cội có rất nhiều cơ hội để bán và bán khống.

Quá trình mà một cổ phiếu giá hời được tạo ra thì lại hoàn toàn trái ngược. Vì thế để tìm thấy chúng, điều tiên quyết nhất là chúng ta phải hiểu được nguyên nhân tại sao cổ phiếu đó lại mất đi tính hấp dẫn của nó. Tuy nhiên, đây không hẳn phải là kết quả từ những phân tích chuyên sâu. Thực tế, phần lớn quá  trình này lại trái ngược lại với phân tích thông thường, mà là tìm hiểu những chuyển biến tâm lý thị trường và những thay đổi khiến cho nó mất đi tính hấp dẫn vốn có.

Vậy điều gì khiến cho giá cả thấp hơn so với giá trị thật, và lợi nhuận cao hơn so với rủi ro? Nói cách khác, nguyên nhân nào khiến khoản đầu tư rẻ hơn bình thường?

– Khác với những cổ phiếu gây sốt, những cổ phiếu có giá hời thường có hình hài của một sản phẩm lỗi. Có thể nhóm tài sản đó có nhiều điểm yếu, có thể công ty khá tụt hậu so với các công ty cùng ngành, có thể bảng cân đối kế toán có quá nhiều nợ, hoặc có thể cổ phiếu trình đó làm tăng cao mức độ rủi ro của danh mục đầu tư nếu nắm giữ nó.

– Trong một thị trường hiệu quả, để định giá đúng cần sự tham gia của những chuyên gia phân tích thị trường Tin công tâm, tuy nhiên những món hời thường tìm thấy từ những những điều không hợp lý hay hiểu biết sai lầm. Vì thế, món hời thường được tạo ra khi nhà đầu tư định giá sai cổ phiếu, hay không hiểu rõ nguyên nhân của sự việc, hay không vượt qua những truyền thống đầu tư, định kiến hay những chỉ trích.

Không như những cổ phiếu “con cưng” của thị trường, cổ phiếu “con ghẻ” bị lờ đi, khinh rẻ hoặc chế giễu trên tin các phương tiện truyền thông hay trong các bữa tiệc in cocktail giữa các nhà đầu tư.
Thông thường thì giá của các cổ phiếu này đang trên đà giảm, khiến cho những người tư duy cấp độ một tự hỏi, “Ai mà thèm mua chúng chứ?” (Cần nhắc lại hầu hết các nhà đầu tư suy từ dữ liệu quá khứ và mong chờ sự tiếp diễn của xu thế hơn là dựa vào phương pháp đáng tin cậy hơn, đó là quy luật hồi quy về trung bình. Những người tư duy cấp độ một có xu hướng xem giá quá khứ thấp là điều đáng lo ngại, hơn là cổ phiếu đã thật sự rẻ đi).

Chính vì thế, cổ phiếu hời là cổ phiếu mà không ai người muốn sở hữu. Các quỹ đầu tư tránh xa hay tháo chạy nh khỏi chúng, và không ai có lý do gì để giữ chúng cả.

Sau đây là một ví dụ mà món hời có thể được tạo ra khi toàn bộ phân nhóm tài sản trở nên lỗi thời.

Câu chuyện của trái phiếu trong suốt El năm trước là hình ảnh đối lập của sự tăng trưởng của cổ phiếu. Trái phiếu bắt đầu mất đi sự hấp dẫn khi cổ phiếu độc quyền chiếm lấy sân khấu trong những năm 5 và Ell, và đến cuối năm 1969, tuần bán của First National City Bank kết luận cái chết của trái phiếu với dòng chủ đề “Phát Hành Cuối Cùng” được đáng trong khung đen. Trái phiếu đã bị triệt hạ trong môi trường độ lãi suất cao của những năm 70, và dù cho lãi suất có giảm dần vàn những năm 80 và 9l, trái phiếu cũng không có một lần lần vực dậy để đối đầu với sự tăng trưởng chóng mặt cầu của cổ phiếu.

Đến nửa sau những năm 90, bất cứ khoản đầu tư nào vào trái phiếu thay vì cổ phiếu đều bị xem như là một cái nen kiềm hãm lợi nhuận. Tôi đã điều hành ủy ban đầu tư của một tổ chức từ thiện và chứng kiến một tổ chức từ thiện thân cận ở thành phố khác – với tỉ lệ danh mục BD:2D trái phiếu/ cổ phiếu – chuyển đổi tỷ lệ danh mục sang 0:100. Tôi đồ rằng một nhà đầu tư tổ chức thông thường sẽ nói rằng:
“Chúng ta có một phần danh mục đặt vào lợi nhuận cố định. Tôi không thể núi cho anh biết tại sau. Đó là một sai lầm trong quá khứ. Những người đi trước tôi đã tạo ra nó, nhưng lý do tại sao thì không ai nhớ được nữa. Bây giờ thì chúng ta đang xem xét để giảm đi tỷ trọng của nó”.

Mặc dù sự hấp dẫn của việc mua thêm cổ phiếu vẫn còn thấp trung thập kỷ hiện tại, vẫn còn rất ít dùng tiền chảy vào những trái phiếu cấp cao. Sự hấp dẫn của trái phiếu tiếp tục đi xuống một phần là do Chủ tịch Greenspan của Fed tiếp tục giữ lãi suất ở mức thấp để kích thích nền kinh tế và chống lại những cú sốc từ bên ngoài (như sự kiện YZK). Với việc Trái phiếu Kho bạc và Trái phiếu Cấp cao đem về lợi nhuận 3-4%, chúng không đủ hấp dẫn cho các nhà đầu tư tổ chức muốn nhắm đến 8%.

Sau khi quá trình trên đã diễn ra đủ lâu, và tỷ lệ nắm giữ trái phiếu đã giảm đủ thấp, trái phiếu đã được nhắm đến như là một công cụ đầu tư với hiệu suất cao. Tất cả đến từ một thay đổi trong môi trường đầu tư mà ở đó nhu cầu đảm bảo an toàn cho tài sản cao hơn so với tiềm năng tăng trưởng. Thường thì sau một đợt tăng giá của cổ phiếu, các nhà đầu tư bỗng nhận thấy sự hấp dẫn của trái phiếu và nhận ra rằng họ không nắm giữ đủ chúng. Đây là một hình mẫu đầu tư thường hay đem lại lợi nhuận cho ai sớm nhận ra nó.

Những tài sản được định giá đúng với giá trị chưa bao giờ là mục tiêu của chúng ta, bởi vì chúng sẽ chỉ đem lại lợi nhuận đúng với rủi ro đi kèm. Và tất nhiên là tài sản được định giá cao hơn giá trị chẳng đem lại lợi ích gì cả. Mục tiêu của chúng ta là đi tìm những tài sản được định giá thấp hơn giá trị của chúng. Vậy chúng ta nên tìm chúng ở đâu? Một nơi tốt để bắt đầu là:

– Ít được biết đến hoặc chưa bị nhìn thấu,

– Sơ lược qua bề mặt thì còn nhiều nghi vấn, Gây tranh cãi, không thích đáng, hay đáng lo

– Bị xem như không phù hợp trong một danh mục “tốt”

– Bị xem như không phù hợp trong một danh mục “tốt”, Không được đánh giá cao, không được ưa thích hoặc bị ghét,

– Lợi nhuận các giai đoạn gần nhất rất tệ, Bị loại khỏi các danh mục đầu tư.

– Bị loại khỏi các danh mục đầu tư

Để tóm gọn lại trong một câu, tôi cho rằng điều kiện cần thiết cho một món đầu tư hời là cách nhìn nhận của thị trường đối với khoản đầu tư đó phải thật sự tệ hơn thực tế. Có nghĩa là cơ hội đầu tư tốt nhất thường nằm ở những điều mà những người khác không đụng đến. Tóm lại, nếu mọi người đều thích một thứ gì đó và sẵn sàng nhảy vào, nó sẽ không còn được bán với giá tốt nữa.

Khi tôi chuyển từ nghiên cứu thị trường sang quản lý danh ở Citibank vào năm 1978, tôi đã rất may mắn khi được sắp xếp làm việc với các danh mục tài sản có các điều kiện như trên. Nhiệm vụ đầu tiên của tôi là cổ phiếu chuyển đổi. Đây là loại tài sản còn bị thị trường đánh giá thấp hơn hiện nay rất nhiều. Vì chúng cho nhà đầu tư lợi ích của cả trái phiếu và cổ phiếu, chúng chỉ được phát hành như là biện pháp sau cùng của những công ty yếu kém không còn lựa chọn nào khác, như các tập đoàn, đường sắt và hàng không. Những nhà đầu tư chính thống cho rằng chúng đem lại những phức tạp không cần thiết: nếu bạn muốn cả tính chất của trái phiếu và cổ phiếu, tại sao không mua trái phiếu và cổ phiếu riêng biệt? Và nếu như bạn thích công ty đó, tại sao không mua cổ phiếu và thu lấy toàn bộ lợi nhuận, thay vì đầu tư vào một công cụ phòng thủ nửa vời như vậy? Tuy nhiên, khi mà “tất cả mọi người” cho rằng một thứ không có lợi ích gì cả, chúng ta có thể xem nó là thứ bị ghét, không ai quan tâm, và chính vì thế mà nó rẻ hơn giá trị thật. Đó là lý do tại sao tờ BusinessWeek 1984 có một bài viết về tôi với dòng tít “Đàn ông thật sự không mua cổ phiếu chuyển đổi, nhờ vậy mà tôi mua được chúng với giá rẻ mạt”.

Sau đó vào năm 1978, tôi được yêu cầu thành lập một quỹ đầu tư vào trái phiếu có lợi nhuận cao. Những cổ phiếu cấp thấp, cùng với những trái phiếu bị đóng đấu trái phiếu rác, không vượt qua những yêu cầu tối thiểu của hầu hết tổ chức đầu tư với yêu cầu phải từ hạng A trở lên. Trái phiếu rác có thể không được trả nợ, do dó làm sao họ có thể nắm giữ chúng trong các danh mục nghỉ hưu hay bảo hiểm xã hội được? Nếu một tổ chức đầu tư mua trái phiếu của những công ty cấp thấp và họ bị phá sản, làm sao những người điều hành có thể thoát khỏi sự xấu hổ và trách nhiệm mà họ đã biết trước khi mua những trái phiếu đó. Manh mối rõ ràng để tìm ra các cổ phiếu tiềm năng này có thể được tìm thấy trong một đánh giá của các tổ chức xếp hạng cho trái phiếu hạng B như “thiếu đặc tính của một khoản đầu tư hấp dẫn. Đến lúc này thì có lẽ bạn nên hỏi ngay khi ai đó vơ đũa cả nắm khi loại bỏ cả một nhóm tài sản đầu tư tiềm năng mà không quan tâm đến giá của chúng. Những gì xảy ra sau đó trong lịch sử của giao dịch trái phiếu cho thấy rằng: (a) nếu không ai sở hữu khoản đầu tư nào đó,

nhu cầu của khoản đầu tư đó chỉ có thể tăng (kể cả giá của nó) và (b) sự dịch chuyển từ một khoản đầu tư bỏ đi sang miễn cưỡng chấp nhận được cũng có thể thúc đẩy lợi nhuận tốt cho khoản đầu tư đó.

Vào năm 1987, các cộng sự của tôi là Bruce Karsh và Sheldon Stone đã đem đến cho tôi một ý tưởng tuyệt vời là thành lập một quỹ chuyên đầu tư vào các món nợ xấu. Điều gì có thể kỳ lạ và tồi tệ hơn là việc đầu tư vào trái phiếu của các doanh nghiệp bị phá sản hoặc gần như sắp phá sản? Ai lại đầu tư vào những công ty không có đủ tiền để vận hành và có hệ thống quản lý yếu kém chứ? Sao lại có người đầu tư một cách nghiêm túc vào một công ty đang rơi tự do? Tất nhiên, với cách mà các nhà đầu 

tư vận hành, bất cứ tài sản nào được cho là tệ nhất vào một thời điểm nào đó sẽ có thể là tài sản rẻ nhất. Khoản đầu tư có giá hời không cần thiết phải có chất lượng cao. Thật ra, chúng thường rẻ hơn vì mọi người đều tránh xa những thứ có chất lượng kém, Mỗi nhóm tài sản này đều thỏa mãn phần lớn hoặc tất cả những điều kiện đã đặt ra từ đầu chương này. Ít ai biết đến chúng, ít ai hiểu và coi trọng chúng. Không có bất cứ ai nói tốt về chúng. Mỗi tài sản này đều là ví dụ cho sự kỳ lạ và không thận trọng trong đầu tư mà David Swensen đã nhắc đến ở Chương 11 và bởi vì thế khiến cho chúng trở thành khoản đầu tư tuyệt vời cho 20 hay 30 năm tới. Tôi hi vọng những ví dụ này đem lại cho bạn một số ý tưởng để tìm ra món hời trong đầu tư.
***
Các món hời trong đầu tư đem lại giá trị với giá trị vô cùng rẻ, đồng nghĩa với tỷ lệ sinh lời cao đến vô lý, chúng chính là Chén Thánh (Holy Grail) cho các nhà đầu tư. Những thương vụ như vậy đáng lẽ ra không nên tồn tại trong lý thuyết trường hiệu quả vì những lý do đã nêu ở Chương 2. Tuy nhiên, kinh nghiệm của tôi cho thấy rằng dù cho những món hời này không nên tồn tại, những thế lực có nhiệm vụ triệt tiêu chúng thường không thể hoàn thành nhiệm vụ xóa bỏ chúng khỏi thị trường.

Chúng ta là những nhà đầu tư chủ động bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có thể đánh bại thị trường bằng cách tìm ra những cơ hội sinh lợi tuyệt vời. Mặt khác, phần lớn các “thương vụ đặc biệt” mà chúng ta tìm được đều quá tốt để trở thành sự thật (Too good to be true), và tránh xa chúng là yếu tố quan trọng để đầu tư thành công. Vì thế, sự lạc quan thúc đẩy một nhà đầu tư chủ động và thái độ hoài nghi đối với sự hiệu quả của thị trường phải được cân bằng.

Rõ ràng là các nhà đầu tư có thể bị cuốn vào những sai lầm bởi tinh thần không vững vàng, sai lầm khi phân tích hoặc lựa chọn sai ở một tình huống nào đó. Những sai lầm đó tạo ra cơ hội để các nhà đầu tư với tư duy cấp độ hai tìm ra các món hời từ chúng.

Happy Live team biên tập/Điều quan trọng nhất

Có thể bạn quan tâm cuốn sách:

Điều Quan Trọng Nhất – Howard Marks

Điều Quan Trọng Nhất, The Most Important Thing, Howard Marks

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề