Điều quan trọng nhất: Mối liên hệ giữa giá cả và giá trị
Điều quan trọng nhất là – Đầu tư thành công không đến từ việc “mua được những thứ tốt” mà từ “mua được giá tốt”.
Đối với nhà đầu tư giá trị, giá cả phải là điểm khởi đầu. Thực tế đã chứng minh lần này qua lần khác là không có bất cứ tài sản nào tốt đến mức àm mua ở giá nào cũng tốt. Có một số khác thì tệ đến mức mà mua giá rẻ đến đâu thì nó vẫn là một khoản đầu tư tồi tệ.
Khi mọi người nói thẳng là “Chúng tôi chỉ mua A” hoặc “A mới là một loại tài sản vượt trội”, điều đó có vẻ như là “Chúng tôi sẽ mua A bằng mọi giá và chúng tôi sẽ chỉ mua nó trước B,C hoặc D với bất cứ giá nào”. Đó là sai lầm. Không có bất cứ loại tài sản hay khoản đầu tư nào sinh ra đã có quyền có lợi nhuận cao. Nó chỉ hấp dẫn nếu được định giá đúng.
Tôi hy vọng rằng nếu tôi đề nghị bán chiếc xe của tôi cho ban, bạn sẽ hỏi giá trước khi trả lời mua hay không. Quyết định đầu tư mà không suy xét giá cả cẩn trọng thì thật sự rất ngớ ngẩn. Tuy nhiên, mọi người thường quyết định mà không tính đến việc đánh giá một cách kỷ luật rằng họ muốn sở hữu cái gì, như cách họ làm với cổ phiếu công nghệ vào những năm cuối của thập niên 90, hoặc đơn giản là họ chẳng muốn sở hữu loại tài sản như trái phiếu rác trong những năm 70 đến 80. Đơn giản là những gì đó họ đang làm.
Điểm mấu chốt: Nếu không để tâm đến giá trị, thì chẳng có ý tưởng nào là tốt hay xấu cả.
Tiền đề của giả thuyết thị trường hiệu quả là nếu bạn mua môt thứ gì đó với giá hợp lý, bạn có thể mong đợi lợi nhuận hợp lý cho rủi ro của nó. Nhưng những nhà đầu tư chủ động không chỉ muốn chừng đó lợi nhuận, họ mong muốn nhiều hơn thế. (Nếu bạn hài lòng với lợi nhuận phù hợp với rủi ro, tại sao không đầu tư vào một quỹ đầu tư chỉ số cho đỡ rắc rối?). Vậy mua một thứ gì đó với giá bằng giá trị nội tại thì chẳng có gì hay ho cả. Và việc trả nhiều hơn giá trị xứng đáng thì càng sai lầm, phải cần rất nhiều công sức và may mắn để biết thứ gì đó có giá quá cao thành một khoản đầu tư thành công.
Bạn còn nhớ về thương vụ đầu tư Nifty Fifty mà tôi đề cập trong chương trước không? Ở thời kỳ đỉnh cao, nhiều công ty tầm cơ có tỷ lệ giá/thu nhập (P/E – tỷ lệ giữa giá cổ phiếu trên thu nhập của mỗi cổ phiếu) khoảng 80 đến 90 lần. (Để so sánh, tỷ lệ P/E trung bình của cổ phiếu thời kỳ sau chiến tranh thường ở khoảng 15 lần). Không ai trong số họ tỏ vẻ lo lắng về việc định giá quá cao.
Sau đó, chỉ trong vài năm, mọi thứ đã thay đổi. Vào những năm 70, thì trường chứng khoán hạ nhiệt, các yếu tố ngoại lai như cấm vận dầu mỏ, gia tăng lạm phát đã làm lu mờ đi hình ảnh của cổ phiếu Nifty Fifty và chúng đã sụp đổ. Chỉ trong vài năm, tỷ lệ P/E từ mức 80-90 lần đã rớt xuống chỉ cón 8-9 lần, nghĩa là các nhà đầu tư đã mất 90% số tiền của họ vào những công ty tốt nhất của nước Mỹ. Họ có thể đã mua được cổ phiếu của những công ty tuyệt vời, chỉ là với một cái giá quá sai.
Tại Oaktree chúng tôi thường nói, “Mua được giá tốt là một nửa thành công”. Điều này có nghĩa là chúng tôi không dành nhiều thời gian để nghĩ về việc bán với giá bao nhiêu, khi nào thì bán, hay bán cho ai, hay bán bằng cách nào. Nếu bạn mua với giá rẻ thì những câu hỏi đó sẽ tự khắc trả lời.
Nếu ước tính của bạn về giá trị nội tại là đúng thì theo thời gian, giá của thời sản đó sẽ tiệm cận với giá trị của nó.
Các công ty đó giá trị bao nhiêu? Sau cùng thì đó mới là vấn đề. Mua cổ phiếu với ý tưởng tốt hay thậm chí của một doanh nghiệp tốt là không đủ. Bạn phải mua nó với giá hợp lý (hoặc hy vọng có giá hời).
Tất cả những điều này đặt ra một câu hỏi, điều gì tác động đến giá?
Một người mua tiềm năng nên nhìn vào đau để chắn chắn rằng giá nào là phù hợp? Tất nhiên là những giá trị cơ bản, nhưng phần lớn thời gian giá cổ phiếu và biến động ngắn hạn của nó sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều bởi 2 yếu tố: Tâm lý và kỹ thuật.
Hầu hết các nhà đầu tư, và chắc chắn hầu hết các nhà đầu tư như nghiệp dư, biết rất ít về kỹ thuật. Đây không phải là yếu tố cơ bản, nghĩa là không liên quan đến giá trị, mà ảnh hưởng đến cung – cầu của chứng khoán.
Lấy hai ví dụ sau: Việc buộc phải bán khi thị trường sụp đổ khiến nhà đầu tư đã dùng đòn bẩy phải đối mặt với cuộc gọi ký quỹ và bị đóng sạch vị thế và dòng tiền vào các quỹ mở đòi hỏi các nhà quản lý quỹ phải mua vào. Trong cả hai trường hợp, nhà đầu tư buộc phải giao dịch chứng khoán mà không được xem xét đến giá cả.
Tin tôi đi, không có cơ hội nào tốt hơn là mua từ những người buộc bán với bất cứ giá nào khi thị trường sụp đổ. Rất nhiều thương vụ tốt nhất của tôi đều từ những cơ hội như vậy. Tuy nhiên, chúng tôi có một vài nhận xét như sau:
Bạn không thể tạo nên sự nghiệp từ việc mua cổ phiếu từ những người buộc phải bán (forced sellers) và bán cổ phiếu cho những người buộc phải mua (foced buyers). Không phải lúc nào cơ hội như vậy cũng xuất hiện, chúng chỉ xuất hiện những lần hiếm hoi lúc đỉnh điểm của khủng hoảng và bong bóng đầu tư.
Vì thế, mua từ những người buộc phải bán là điều tốt nhất, rơi vào tình thế buộc phải bán chính là điều tồi tệ nhất. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải thu xếp sao cho bạn có đủ khả năng đám trụ vào thị trường – không phải bán – vào thời điểm tồi tệ nhất. Điều này đòi hỏi nguồn vốn dài hơi và cả tâm lý vững chắc nữa.
Điều này đem lại cho tôi yếu tố thứ hai mà có ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá cả: tâm lý. Cường điệu hóa tầm quan trọng của tâm lý là một điều gần như không thể. Thực tế, nó quan trọng đến mức tôi phải dành nhiều hơn một chương trong cuốn sách Điều quan trọng nhất chỉ để thảo luận về tâm lý của nhà đầu tư và cách đối phó với những biểu hiện tâm lý đó.
Nếu chìa khóa để xác định giá trị là kỹ năng phân tích tài chính lành nghề, thì chìa khóa để hiểu được mối liên hệ giữa giá cả, giá trị và triển vọng của nó nằm chủ yếu ở trong tâm trí của các nhà đầu tư.
Tâm lý nhà đầu tư có thể khiến giá của một cổ phiếu biến động không lường trước được trong ngắn hạn, bất kể đặc tính của nó.
Ngành học quan trọng nhất không phải là kế toán hay kinh tế, mà là tâm lý học.
Mấu chốt là bây giờ ai thích đầu tư và ai không thích. Sự thay đổi của giá trong tương lai sẽ phụ thuộc vào việc có nhiều người thích nó hay không trong tương lai. Đầu tư là một cuộc thi của sự ưu thích, và điều nguye hiểm nhất chính là mua một thứ gì đó ở đỉnh điểm của sự nổi tiếng đó. Tại đỉnh, mọi yếu tích cực được đưa vào giá và không còn ai khác muốn mua nó nữa. Điều an toàn và có tiềm năng mang lai lợi nhuận tốt nhất là mua thứ gì đó khi không ai thích nó cả. Theo thời gian sự phổ biến và theo đó là giá của nó chỉ có một con đường duy nhất để đi đó là: Đi lên
Happy Live team biên soạn/ Điều quan trọng nhất