fbpx

Đừng đa dạng hóa quá mức danh mục đầu tư cổ phiếu

Khi bán một cổ phiếu trong danh mục và tái cơ cấu vào những cổ phiếu khác, không nên dàn trải nguồn vốn quá mỏng để đa dạng hóa. Đây không phải là đa dạng hóa, tôi gọi là “đa dạng hóa quá mức”. không chỉ khó khăn khi phải theo dõi một lượng lớn cổ phiếu, vị thế của bạn ở mỗi cổ phiếu cũng trở nên quá nhỏ, rất khó để đạt được sự tăng trưởng mạnh.

Bạn sẽ không bao giờ có được thành tích giao dịch siêu hạng nếu đa dạng quá mức và dựa vào đa dạng hóa để phòng vệ. Tốt hơn hết là học cách làm thế nào tập trung vào việc mua những cổ phiếu tốt nhất vào đúng thời điểm và sau đó bảo vệ thành quả bằng việc sử dụng lệnh dừng lỗ một cách thông minh.

Ở tình huống trái ngược hoàn toàn, một trong những nguy hiểm lớn nhất chính là việc quá tập trung (chẳng hạn 75% hoặc thậm chí 100% danh mục cho một cổ phiếu) khiến cho nhà giao dịch dễ đối diện với thảm họa khi cổ phiếu sụt giảm. Có thể hiếm khi công ty gặp phải những khó khăn bất ngờ hoặc cổ phiếu mở những khoảng trống giảm giá lớn, chẳng hạn như giảm 50% trong một ngày, nhưng điều này vẫn có thể xảy ra. Khi một cổ phiếu mở khoảng trống giảm giá quá mạnh, mức dừng lỗ 5%- 10% trở nên vô nghĩa, vì cổ phiếu sẽ bị giao dịch ở dưới mức dừng lỗ và bạn sẽ bị loại bỏ khỏi cuộc chơi ở mức giá tốt nhất tiếp theo. Có một khoảng trống chết giữa mức giá đóng cửa ngày hôm trước với mức giá mở cửa buổi sáng phiên giao dịch tiếp theo. Vị thế của bạn sẽ mất ngay lập tức 50% giá trị! Bạn có thể nói, “tôi sẽ chờ đợi cổ phiếu này hồi phục và bán ra”, nhưng không có gì đảm bảo cổ phiếu đó sẽ tăng giá trở lại, nên bạn đang bổ sung thêm rủi ro. Nếu một cổ phiếu đã giảm giá 50% và bạn giải ngân 80% danh mục vào cổ phiếu này, bạn mất ngay lập tức 40% tài khoản. Điều này khiến bạn phải mất rất nhiều thời gian và cả sức lực để quay lại điểm hòa vốn.

Cân bằng rủi ro và lợi nhuận
Cân bằng rủi ro và lợi nhuận

Nếu bạn tuân theo công thức hướng dẫn xác định quy mô vị thế giao dịch và chỉ chấp nhận rủi ro 1.25% – 2.5% tài khoản cho mỗi lần giao dịch, bạn sẽ không bao giờ lo lắng một cổ phiếu nào đó sẽ xóa sạch tài khoản. Thậm chí nếu giải ngân 25% tài khoản cho một cổ phiếu và cổ phiếu này giảm 50%, bạn cũng chỉ lỗ 12.5% tài khoản. Mặc dù đây là một mức tổn thất khá lớn nhưng vẫn có khả năng lấy lại được.

Một lần nữa, tôi cần phải nhắc lại: bí quyết giao dịch thành công là kiếm tiền một cách bền vững, và khi kết hợp lại, sẽ tạo nên tỷ suất sinh lợi lớn. Điều này có được bằng sách lược và tài trí của bạn, không phải là bằng cách đánh bạc với những quy mô vị thế quá lớn và chấp nhận quá nhiều rủi ro, vì chỉ cần gặp phải một khoản lỗ cũng có thể trở nên quá lớn để lấy lại được.

chỉ cần gặp phải một khoản lỗ cũng có thể trở nên quá lớn để lấy lại được.

Đó là lý do tại sao, như tôi từng nói trước đây, điều quan trọng là phải biết được năng lực giao dịch thực sự của bạn từ những con số thống kê: trung bình lỗ, trung bình lãi và tỷ lệ giao dịch chiến thắng. Hãy dẹp bỏ cái tôi khi đối diện với những con số này. Bạn phải đối diện với sự thực, đặc biệt khi bạn dùng nó để xác định quy mô vị thế giao dịch. Lời khuyên của tôi là hãy sử dụng kết quả giao dịch thực tế trong quá khứ để tính toán mức độ rủi ro bạn nên chấp nhận.

Một yếu tố quan trọng trong việc xác định số tiền bạn chấp nhận rủi ro cho mỗi giao dịch là trung bình lỗ. Giả sử trung bình lỗ của bạn (không phải mức thua lỗ nhỏ nhất và lớn nhất, mà là mức trung bình) là khoảng 5%. Ngoài ra, giả sử “tỷ lệ giao dịch chiến thắng” của bạn là 50%, nghĩa là cứ 2 bạn là 10%. Với những thống kê này, việc tính toán quy mô vị thế giao dịch giống như giải một phương trình toán học. Bạn có thể sử dụng “Optimal F” hoặc công thức Kelly để tính toán quy mô vị thế giao dịch.

Giao dịch

Nếu bạn người thông thạo các công thức toán học xác định quy mô vị thế giao dịch, bạn sẽ biết được rằng một nhà giao dịch có tỷ lệ lãi/lỗ là 2:1, sẽ có quy mô vị thế tối ưu ở mỗi cổ phiếu là 25% (chia đều cho 4 cổ phiếu). Kết quả là, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất sẽ có đóng góp đáng kể vào thành quả danh mục. Việc theo dõi 4,5 hoặc 6 công ty dễ dàng hơn theo dõi 15 hoặc 20 công ty. Nếu nắm giữ danh mục có quá nhiều cổ phiếu, bạn sẽ rất khó khăn để huy động nguồn tiền và thoát nhanh khi thị trường chống lại bạn. Thay vì dàn trải quá nhiều cổ phiếu nhằm giảm bớt rủi ro thông qua đa dạng hóa, hãy tập trung vào những cổ phiếu tốt nhất (nghĩa là một nhóm tương đối nhỏ).

Để bạn có nhiều hiểu biết hơn về chủ đề này, tôi chia sẻ thêm rằng, bản thân tôi phần lớn thời gian chỉ có 4 – 5 cổ phiếu trong danh mục. Đây cũng chính là những thời điểm tôi đạt được mức sinh lợi cao nhất. Vâng, có rủi ro, nhưng bạn có thể làm giảm rủi ro bằng cách sử dụng quy mô vị thế giao dịch thích hợp được cân bằng với một mức dừng lỗ đủ rộng. Nếu bạn tuân thủ chặt chẽ các tiêu chí lựa chọn cổ phiếu và chọn ra những cổ phiếu tốt nhất cho danh mục, thường bạn sẽ rất khó để tìm ra quá nhiều cổ phiếu tiềm năng trong danh mục tốt nhất. Nên nhớ, đa dạng hóa không bảo vệ bạn khỏi thua lỗ, và tập trung quá mức sẽ khiến bạn gặp phải rủi ro sụp đổ tài khoản. Xác định quy mô vị thế tối ưu mới là mục tiêu đúng đắn của bạn.

Nguồn: sách Cách Tư Duy Và Giao Dịch Như Một Nhà Vô Địch Đầu Tư Chứng Khoán

CÁCH TƯ DUY VÀ GIAO DỊCH CỦA NHÀ VÔ ĐỊCH ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN: NHỮNG BÍ MẬT & QUY TẮC GIAO DỊCH CỦA PHÙ THỦY CHỨNG KHOÁN

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề