fbpx

Edward Thorp – bài học đầu tư từ huyền thoại “đánh bại mọi thị trường” (Phần 2)

Người đàn ông đánh bại mọi thị trường” Edward Thorp – Cha đẻ của trường phái đầu tư định lượng là người duy nhất khiến các Casino náo nhiệt nhất tại Las Vegas cho tới thị trường phố Wall phải kính nể. Edward Thorp đã biến các quá trình tưởng chừng ngẫu nhiên thành các sự kiện có thể dự đoán được, biến nghệ thuật suy đoán thành một bộ môn khoa học nhiều thập kỷ trước khi phân tích định lượng trở thành xu hướng chủ đạo của phố Wall.

Dưới đây là một số thương vụ xuất sắc nhất của Edward Thorp:

Edward Thorp và Khủng hoảng năm 1987

Ngày thứ Hai đen tối là một trải nghiệm đau thương của hầu hết các nhà giao dịch… nhưng đối với Edward Thorp thì không. Khủng hoảng bắt đầu tăng tốc lúc Thorp đang dùng bữa trưa với vợ mình là Vivian. Văn phòng gọi đến báo cáo tình hình và Thorp thậm chí còn chẳng nao núng. Edward Thorp đã tính đến tất cả kịch bản thị trường có thể xảy ra, bao gồm cả kịch bản này, do đó không có lý do gì để hoảng sợ. Edward Thorp bình tĩnh dùng xong bữa trưa của mình rồi về nhà để suy nghĩ cách khai thác vị thế.

Edward Thorp và kế hoạch đầu tư huyền thoại

Đây là cách ông lên kế hoạch:

Trằn trọc suy nghĩ thâu đêm, Edward Thorp đi đến kết luận chính vòng bán luân phiên ồ ạt của các công ty bảo hiểm danh mục đầu tư là nguyên nhân gây ra ngày thứ Hai sụp giá. Sáng ngày kế tiếp, hợp đồng tương lai S&P giao dịch quanh điểm 185 đến 190 và giá mua vào tương ứng của bản thân S&P là 220. Chưa từng xuất hiện chênh lệch từ 30 đến 35 trước đây từ khi các nhà giao dịch chênh lệch giá như chúng tôi trung thành với hai mức giá cách nhau một hoặc hai điểm. Tuy nhiên, các tổ chức đẩy ra một lượng lớn hợp đồng tương lai, và bản thân chỉ số không kịp giảm theo bởi các nhà giao dịch chênh lệch giá co rúm sẽ không khai thác khoảng chênh lệch. Thông thường, khi các hợp đồng tương lai giao dịch ở mức điểm thấp hơn so với bản thân chỉ số, các nhà giao dịch chênh lệch giá bán khống giỏ cổ phiếu ăn theo chỉ số và mua một thế bù trừ trong hợp đồng tương lai chỉ số rẻ hơn. Sau khi giá hợp đồng tương lai và giá giỏ cổ phiếu cơ sở hội tụ, đến hồi thỏa thuận hợp đồng tương lai hoàn tất, các nhà giao dịch chênh lệch giá đóng các vị thế phòng hộ và lấy chênh lệch ban đầu làm lợi nhuận. Nhưng vào thứ Ba, ngày 20 tháng10 năm 1987, rất nhiều cổ phiếu khó bán hoặc không thể bán khống. Bởi vướng mắc quy tắc đánh dấu lên uptick.

Quy tắc này nằm trong Đạo luật Giao dịch Chứng khoán năm 1934 (quy tắc 10a-1). Người ta chỉ định rằng, với một số trường hợp ngoại lệ, các giao dịch bán khống chỉ được phép nếu mức giá cao hơn mức giá mới nhất (một “uptick”). Mục đích của quy tắc này nhằm ngăn chặn những tay bán khống cố tình đẩy giá của cổ phiếu đi xuống. Nhìn thấy lợi nhuận khổng lồ tiềm tàng từ nắm bắt chênh lệch hiếm hoi giữa hợp đồng tương lai và chỉ số, Edward Thorp muốn bán khống cổ phiếu và mua hợp đồng tương lai chỉ số để tranh thủ chênh lệch quá độ. Giá bán của rổ chỉ số cao hơn 15%, hay 30 điểm, so với hợp đồng tương lai. Lợi nhuận tiềm năng của một chênh lệch là 15% trong vài ngày. Nhưng trong thế sụp giá, upticks lại khan hiếm. Edward Thorp phải làm gì đây?

Edward Thorp –Từ thiên tài toán học trở thành "ông trùm" phố Wall

Edward Thorp tìm ra một giải pháp. Gọi ngay cho trưởng phòng giao dịch của một công ty, là thành viên hợp danh nhỏ với thù lao lớn từ mức phí của chúng tôi, Edward Thorp giao anh ta đặt lệnh sau: Mua các hợp đồng tương lai chỉ số trị giá năm triệu đô la bất kể giá thị trường hiện tại là bao nhiêu (khoảng 190 điểm), và đặt lệnh bán khống không phải số cổ phiếu trị giá 5 triệu đô la mà là 10 triệu đô, khi rổ chỉ số giao dịch vào khoảng 220 điểm lượng tối ưu để bảo đảm hợp đồng tương lai tốt nhất. Đoán chừng sẽ chỉ thực bán một nửa bởi sự khan hiếm upticks như yêu cầu, tôi chọn gấp đôi lượng cổ phiếu mình muốn, từ đó cho tôi bảo đảm phù hợp hơn. Nếu lượng cổ phiếu bán khống bị hụt hay quá dư (so với dự đoán), việc phòng hộ sẽ không hiệu quả nhưng tấm đệm lợi nhuận 15% cho phép chúng tôi thoải mái trở mình trước thua lỗ.

Cuối cùng chúng tôi đảm bảo gần như tối ưu cho khoảng phân nửa lệnh đặt bán khống. Chúng tôi có khoảng chín triệu đô la hợp đồng tương lai vị thế mua và mười triệu đô la cổ phiếu bán khống, chốt lợi nhuận đạt một triệu đô la. Nếu giao dịch viên của Edward Thorp không lãng phí quá nhiều thì giờ trong ngày hôm đó để phân giải thiệt hơn, chúng tôi có thể thực hiện thêm vài thương vụ và gặt hái hàng triệu đô la nữa.

Cùng HappyLive đọc thêm những bài viết khác về Edward Thorp bằng cách truy cập vào website: happy.live, vào mục tìm kiếm và nhập từ khóa “Edward Thorp” bạn nhé! Bài viết sẽ được cập nhật thêm…

Nguồn: trungvanhoang

Có thể bạn quan tâm

Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường – Edward Thorp

Từ sòng bạc Las Vegas tới phố Wall

Edward Thorp, Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường: từ sòng bạc Las Vegas tới phố Wall, a man for all markets: from las vegas to wall street

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề