fbpx

Edward Throp chia sẻ gì về sai lầm “mỏ neo” mà ai cũng dễ mắc phải

Bạn có đang là một trong những nạn nhân của “hiệu ứng mỏ neo”? Hãy kiểm tra xem bạn có đang suy nghĩ sai lệch về đầu tư không nha.

Hiệu ứng mỏ neo là gì?

Định nghĩa

Hiệu ứng mỏ neo trong tiếng Anh là Anchoring effect.

Hiệu ứng mỏ neo là một dạng nhận thức sai lệch khiến mọi người tập trung vào phần thông tin có sẵn đầu tiên (mỏ neo) được trao cho họ khi đưa ra quyết định.

Bản chất

Theo hiệu ứng mỏ neo, mọi người thường dựa vào thông tin xuất hiện trước để so sánh cũng như đưa ra quyết định.

Nói đơn giản, nếu có người nói cho bạn biết chi phí để tạo ra quyển sách A là 40 nghìn đồng rồi đố bạn chi phí của quyển sách B, bạn sẽ dựa vào con số đầu tiên này để so sánh và ước tính chi phí sản xuất của B. Kết quả là giá ước tính của bạn sẽ xoay quanh con số 40 nghìn đồng.

Edward Thorp đề cập đến “hiệu ứng mỏ neo” trong quyển của “Người đàn ông đánh bại mọi thị trường” 

Trích chương “Wall Street: Sòng bạc vĩ đại nhất trên thế giới”:

Hiệu ứng mỏ neo (anchoring) là một sự rối trí tinh tế và phổ biến trong tư duy đầu tư. Ví dụ, một người hàng xóm cũ, ông Davis (tên của ông), thấy giá trị thị trường của ngôi nhà ông tăng từ mức giá ông mua khoảng hai triệu đô la vào giữa thập kỉ 1980 lên khoảng 3,5 triệu đô la khi giá nhà cao cấp đạt đỉnh vào năm 1988-1989. Ngay sau đó, ông quyết định muốn bán và neo mình với giá 3,5 triệu đô la. Trong 10 năm tiếp theo, khi giá thị trường nhà ở giảm xuống còn khoảng 2,2 triệu đô la, ông vẫn cố bán với giá “hiện tại” nực cười của mình. Cuối cùng, vào năm 2000, với một thị trường chứng khoán hồi sinh và sự gia tăng giá những căn nhà cao cấp nhờ bong bóng dot com, ông bán ra với giá 3,25 triệu đô la. Trong trường hợp của ông, vốn giống như là chuyện xảy ra “ngày thường ở huyện”, bất chấp giá bán cuối nào ông đạt được, lỗi tư duy neo giữ ắt sẽ khiến ông kiếm một khoản tiền khiêm tốn hơn nhiều nếu ông hành động ngược lại.

Theo phân tích thì ông hàng xóm Davis của Thorp đang mang theo tư tưởng rập khuôn giống một số người thân trong gia đình của chúng tôi. Cụ thể, bác tôi vẫn giữ căn nhà mà ông bà để lại trong khi về mặt tài chính thì bà đang gặp vấn đề.

Bà chỉ suy nghĩ đơn giản rằng chờ đợi cho giá nhà đất nóng đến mức đỉnh rồi sau đó hẳn bán để thu về lợi nhuận cao nhất, nhưng có vẻ hơn 10 năm, giá nhà đất vẫn không khả quan như bà nghĩ.

Người ta sợ hãi khi nghĩ về đầu tư vì họ cứ đinh ninh khái niệm thua lỗ chứ không hề có quan niệm nào về việc đầu tư thông minh để tiền có thể sinh lời đều đặn trong khoảng thời gian dài hạn.

Lời khuyên của Edward Thorp và kết quả đột phá khi thoát ra khỏi “hiệu ứng mỏ neo”

Trích chương “Wall Street: Sòng bạc vĩ đại nhất trên thế giới”:

Nghe theo đề xuất của tôi, ông gia nhập một doanh nghiệp hợp doanh trách nhiệm hữu hạn, hay còn gọi là các qũy phòng hộ (hedge funds) mà chính nó phân bổ tiền vào các doanh nghiệp hợp doanh trách nhiệm hữu hạn với mục tiêu tạo ra những khoản sinh lời ưu việt. Tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng của ông sau khi trừ thuế thu nhập đạt khoảng 10% mỗi năm, với tính ổn định hơn hẳn bất động sản nhà ở hay thị trường chứng khoán. Tôi đã khuyên ông nên bán căn nhà của mình tại giá thị trường bấy giờ ngay sau đỉnh năm 1988-1989. Ông sẽ thu được khoảng 3,3 triệu đô la, và sau đó như kế hoạch đã định của ông là chuyển đến một ngôi nhà trị giá 1 triệu đô la. Sau khi trừ chi phí và thuế, ông sẽ có thêm một khoản tiền 1,6 triệu đô la để đầu tư. Đưa nó vào quỹ phòng hộ mà ông đã tham gia theo đề xuất của tôi, số tiền này sẽ tăng trưởng 10% mỗi năm trong 11 năm, trở thành 4,565 triệu đô la. hêm vào giá trị của ngôi nhà giá một triệu đô la, giá thị trường sẽ giảm rồi lại phục hồi, như vậy ông Davis sẽ có 5,565 triệu đô la vào năm 2000 thay vì 3,25 triệu đô la.

Suy ra, việc đầu tư dĩ nhiên vẫn có rủi ro nhưng nếu chúng ta có kế hoạch kỹ lưỡng và sự tính toán chu toàn trước khi thực hiện thì việc sinh lợi nhuận thực ra khá dễ dàng. Nhờ vào lời khuyên và tư vấn của Thorp, Davis đã có thể kiếm được hơn 1,7 lần số tiền tổng so với số vốn ban đầu sau 11 năm. 

Khi bạn giữ cho mình một khoản tiền kha khá thì có rất nhiều cách để tiền sinh tiền nhưng việc cất chúng trong một xó thì không phải là cách hữu hiệu. Trường hợp ông hàng xóm Davis, ông ấy không có khái niệm phải đầu tư mạnh mẽ với lợi nhuận cao, ông đơn thuần chỉ cần một khoản thu hằng năm ổn định và đáp ứng đủ cho nhu cầu cuộc sống, do vậy phương pháp đầu tư cho ông cũng không mang rủi ro cao và cũng dễ dàng kiểm soát được rủi ro đó.

Nguồn: Happy Live trích từ quyển sách “Người đàn ông đánh bại mọi thị trường” của Edward Thorp

Có thể bạn quan tâm

Người Đàn Ông Đánh Bại Mọi Thị Trường – Edward Thorp

Từ sòng bạc Las Vegas tới phố Wall

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề