fbpx

Elliott A Bờ Cờ: Quản trị rủi ro – Những vấn đề trọng yếu thường bị phất lờ

Làm thế nào để trở thành một nhà giao dịch thành công bền vững, có hai yếu tố mà bạn thường bỏ qua là quản trị rủi ro và tâm lý giao dịch.

Lời khuyên của nhà đầu tư thông minh: Kiểm soát tâm lý giao dịch  và quản trị rủi ro là chìa khóa để trở thành nhà giao dịch thành công bền vững.

Vì chủ đề quản trị rủi ro là cực kỳ quan trọng cho thành công bền vững của mỗi nhà giao dịch, chúng ta hãy thảo luận đôi chút về tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro và quy mô vị thế giao dịch.

Tỷ lệ lợi nhuận/ rủi ro

Tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro (risk/reward ratio) là thước đo đánh giá mức độ rủi ro so với lợi nhuận tiềm năng cho mỗi giao dịch. Nếu bạn mua cổ phiếu XYZ với giá 50 USD và kỳ vọng sẽ tăng lên mức 51 USD, lợi nhuận tiềm năng là 1 USD. Nếu lệnh dừng lỗ cho vị thế mua này đặt tại mức 49 USD tỷ số lợi nhuận/rủi ro là 1:1 – nghĩa là bạn chấp nhận đặt cược rủi ro 1 USD để nhận về lợi nhuận 1 USD.

Nếu lệnh dừng lỗ được đặt tại 49,9 USD thì tỷ số lợi nhuận/rủi ro là 10:1.

Vì thế, trong ví dụ này, rủi ro là 1 và lợi nhuận là 10, và tỷ số này được ghi là 10:1, chứ không phải là 1:10. Trong giao dịch thực tế, tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro ở mức 3:1 là đáng mong ước và khả thi.

Tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro cao là một hàm của xác suất. Giả sử bạn có tỷ lệ giao dịch thành công là 70% và tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro cho mỗi giao dịch là 1:1. Do đó, sau khi kết thúc mười lượt giao dịch, sẽ có bảy giao dịch được chốt với lợi nhuận 1 USD, trong khi có ba giao dịch bị lỗ 1 USD.

Tổng kết, bạn lãi 4 USD. Bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta tăng tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro từ 1:1 lên 3:1 và giảm tỷ lệ giao dịch thành công từ 70% xuống còn 40%?

Với tỷ lệ 3:1, lúc này lợi nhuận cho bốn giao dịch thành công sẽ là 12 USD (mỗi giao dịch thành công lãi 3 USD). Nếu chúng ta trừ 6 USD cho sáu giao dịch thua lỗ (mỗi giao dịch lỗ 1 USD), bạn sẽ có lợi nhuận 6 USD.

Sự khác biệt này cho thấy tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro quan trọng như thế nào khi giảm tỷ lệ giao dịch thành công xuống gần một nửa (từ 70% xuống 40%) trong khi bạn tăng tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro lên sẽ làm tăng lợi nhuận thêm 50%. Điều mà các nhà giao dịch mới vào nghề thường hiểu nhầm là họ phải đúng nhiều lần để kiếm được tiền.

Điều này không hoàn toàn đúng. Như bạn vừa thấy, một nhà giao dịch có thể chỉ cần có tỷ lệ giao dịch thành công 40% vẫn có được lợi nhuận cao. Đó là lý do tại sao các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường tập trung vào tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro hơn là tỷ lệ giao dịch thành công.

Quy mô vị thế

Nhà giao dịch nên thực hiện quy mô vị thế như thế nào cho mỗi giao dịch?

Rủi ro cho mỗi giao dịch không bao giờ được phép vượt quá 1-3% tổng vốn toàn danh mục. Các nhà giao dịch nhỏ lẻ thường vi phạm các tỷ lệ này trong khi các nhà giao dịch chuyên nghiệp thường tuân thủ chúng.
Ví dụ, nếu sử dụng mức rủi ro cho mỗi giao dịch là 1% đối với tài khoản 5.000 USD, tức là anh ta chỉ được phép đặt cược rủi ro 50 USD cho mỗi vị thế. Trong khi đó, một nhà giao dịch khác có tài khoản 10.000 USD có thể thực hiện hai vị thế giao dịch, với mỗi vị thế có rủi ro 50 USD (tổng hai vị thế có rủi ro 100 USD).

Nhiều nhà giao dịch phải rời khỏi cuộc chơi vì họ không có đủ tiền trong tài khoản để thực hiện các vị thế ở quy mô mong muốn (hay nói cách khác, họ thường giao dịch với mức rủi ro vượt quá mức chịu đựng của quy mô tài khoản hiện có). 

Trên con đường trở thành nhà giao dịch thành công bền vững, bạn phải nhận ra mấu chốt là phải sinh tồn lâu dài. Nếu rủi ro cho mỗi vị thế giao dịch là tương đối nhỏ so với quy mô tài khoản của bạn, bạn
có thể chịu đựng được chuỗi thua lỗ kéo dài. Ngược lại, nếu bạn đặt cược rủi ro bằng 25% tổng tài khoản cho mỗi lần giao dịch, thì chỉ cần chuỗi bốn lượt thua lỗ liên tiếp, bạn sẽ bị loại bỏ ra khỏi cuộc chơi.

Trích sách Hướng dẫn giao dịch theo Sóng Elliott 

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn giao dịch theo Sóng Elliott

Hướng dẫn giao dịch sóng Elliott.

ĐỌC THỬ

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề